- W2 T3: Nâng cao chất lượng đội ngũ lao
3. Lựa chọn phương án chiến lược
3.3.2. Về phía nhà nước.
Trước đây trong lĩnh vực sản xuất đã có giai đoạn bảo hộ các doanh nghiệp trong nước đủ sức mạnh so với các nước trong khu vực, sau đó mới thực hiện mở cửa . Thực tế hiện nay bước đường hình thành các tập đoàn bán lẻ của các doanh nghiệp thương mại trong nước thời gian qua còn rất nhiều khó khăn, Thời hạn mở cửa hoàn toàn sắp đến trong khi đó tiềm lực của các doanh nghiệp còn yếu. Mặt khác các doanh nghiệp nội địa thì họ đang bị đối xử “kém ưu tiên hơn” so với các doanh nghiệp nước ngoài. Hơn lúc nào hết , các doanh nghiệp trong nước đang cần sự hỗ trợ một cách có hiệu quả với các chính sách hợp lý nhằm cân đối về áp lực cạnh tranh trên thị trường phân phối giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các biện pháp hỗ trợ từ phía nhà nước cần tập trung ở những vấn đề sau:
Thứ nhất là việc hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến phân phối để tránh tình trạng bán phá giá, khuyến mãi mạnh, sẵn sang chịu lỗ để giành giật khách hàng của các tập đoàn nước ngoài. Bởi các tập đoàn nước ngoài có kinh nghiệm, nguồn vốn phong phú, đồng thời họ còn hưởng nhiều chính sách ưu đãi như về thuế, giá đất…Trong khi đó các doanh nghiệp bán lẻ trong nước còn mới manh nha phát triển, nguồn vốn còn hạn hẹp, kinh nghiệm quản lý thiếu và yếu. Trong khi đó các doanh nghiệp bán lẻ của chúng ta luôn bị “đau đầu” trong các
cuộc cạnh tranh về giá. Các nhà bán lẻ nước ngoài có thể chịu lỗ đến 10 năm để hạ giá thành sản phẩm một cách tối đa để chiếm lĩnh thị trường và tạo thương hiệu. Hay đơn cử như chí phí cho quảng cáo, các doanh nghiệp trong nước bị khống chế với mức 10% trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài lại được thoải mái. Bên cạnh đó là vấn để về thủ tuc trong linh doanh bán lẻ, hiện nay một dự án đầu tư cho ngành bán lẻ liên quan đến rất nhiều sở, ngành chức năng, điều này cũng đồng nghĩa để có một dự án thì các doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian trong việc lập dự án. Như vậy nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiện nay trong điều kiện mở cửa thị trường, ngành bán lẻ trong nứơc đang phải đối đầu với rất nhiều thách thức thì vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến phân phối lại càng trở lên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Thứ hai là nhà nước cần có những chính sách ưu đãi,khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư đổi mới và mở rộng hệ thống phân phối bằng các nguồn vốn ưu đãi trong các chương trình phát triển.. Bởi chúng ta thấy khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp trong tình hình hiện nay là khó khăn về vốn, trong khi đó xuất phát điểm của các doanh nghiệp trong nước là yếu ,trong khi đó để x ây dựng một trung tâm thương mại lớn đủ sức hấp dẫn như mô hình mà doanh nghiệp nước ngoài thành công ở Việt Nam thì vốn đầu tư lên đến hàng trăm tỷ đồng. Chính điều này sẽ tạo ra động lực lớn thúc đẩy các doanh nghiệp bán lẻ trong nước phát triển.
Thứ ba là nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ về mặt bằng kinh doanh và cho thuê đất dài hạn đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Trước hết ta thấy việc thuê bằng kinh doanh hiện nay có nhiều bất cập, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước muốn thuê mặt bằng kinh doanh thì gặp rất nhiều khó khăn, trong khi với các doanh nghiệp nước ngoài mạnh về tài chính thì vấn đề này lại được các cơ quan quản lý tạo điều kiện dễ dàng. Điều đó gây ra nhiều bất bình cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Do đó để tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước thì cần có sự hỗ trợ mạnh hơn từ phía chính sách nhà nước. Trong các khu đô thị mới nên dành diện tích phù hợp cho các doanh nghiệp thuê, hợp tác sử dụng mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng phân phối bán lẻ. Thậm chí sử dụng mặt bằng các cơ sở xây dựng , sản xuất bị di dời cho mục đích xây dựng các siêu thị, trung tâm thương mại. Bên cạnh đó phải khéo léo trong việc cấp phép sử dụng mặt bằng cho các doanh nghiệp nước ngoài để các doanh nghiệp trong nước có thời
gian để gấp rút phát triển tạo ra được đối trọng tương ứng trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Thư tư là những chính sách hỗ trợ của nhà nước trong đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ. cụ thể tại các trường đào tạo cần phải có những chuyên ngành về bán lẻ, trong đó giáo trình phải theo sát thực tế, sớm loại bỏ cách đào tạo nửa vời.
Thứ năm là chính sách hỗ trợ về tạo môi trường liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Trong tình hình các doanh nghiệp bán lẻ trong nước hiện nay thì vấn đề liên kết còn thiếu sự thống nhất. Chính vì thế vai trò của nhà nước trong vấn đề liên kết các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cần được chú trọng.Nhà nước cần phải đóng vai trò là một nhạc trưởng thì mới có thể giúp các doanh nghiệp liên kết tạo sức mạnh tổng hoà mà vẫn đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia. Nhà nước cần có một chính sách đúng, tháo gỡ những vướng mắc kịp thời và cần một bản đồ quy hoạch chi tiết cho ngành bán lẻ.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu khá miệt mài, cuối cùng đề tài “Định hướng phát triển cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện nay” cũng được hoàn thành. Về
cơ bản đề tài đã đưa ra được những lý luận chung nhất về bán lẻ, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đồng thời với việc áp dụng công cụ phân tích chiến lược SWOT, chúng tôi cũng mạnh dạn đề xuất phương án chiến lược chung nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Đề tài này về cơ bản đã đạt được những mục tiêu mà chúng tôi đặt ra đó là:
- Đưa ra cái nhìn sâu sắc hơn về thực trạng ngành và các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện nay
- Đưa ra được định hướng mang tính chiến lược cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
Tuy nhiên chúng tôi cũng rất lấy làm tiếc vì chưa thể đưa ra một cái nhìn sâu sắc hơn nữa về ngành và các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, chưa đưa ra được một giải pháp chiến lược tối ưu hơn cho các doanh nghiệp do hạn chế về mặt thông tin và công cụ phân tích mà chúng tôi được biết. Chính vì vậy chúng tôi sẽ cố gắng tiếp tục tìm hiểu về đề tài này để đề tài có thể hoàn thiện hơn. Chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng toàn thể những ai quan tâm đến đề tài này
“ Liệu các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có thể tồn tại được hay không trước những thách thức của thời kỳ mở cửa mới?” Câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ, nó chờ đợi tất cả chúng ta giải đáp, chờ đợi sự giải đáp từ chính các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình chiến lược kinh doanh - Khoa Kế hoạch và phát triển- ĐH KTQD
2. Giáo trình chiến lược kinh doanh – Khoa Quản trị doanh nghiệp – ĐHKTQD
3. Giáo trình chiến lược kinh doanh - Đại học quản lý và kinh doanh
4. Tập bài giảng Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp- Trung tâm đào tạo quản trị kinh doanh tổng hợp - Đại học kinh tế quốc dân
5. Bài giảng chiến lược kinh doanh - Đại học giao thông HN
6. Giáo trình Marketing – Khoa Marketing - Đại học Kinh tế quốc dân 7. Niên giám thống kê 2006- Nhà xuất bản thống kê.
8. Các tạp chí:
- Tạp chí thương mại - Tạp chí tiếp thị
- Tạp chí phát triển kinh tế… 9. Các báo :
- Báo diễn đàn doanh nghiệp - Báo tuổi trẻ
- Thời báo kinh tế - Kinh tế đầu tư….
10.Các báo, tạp chí điện tử: - vnn.vn.com - dddn.com - vnexpress.com - dantri.com…. 36