Đa dạng về thành phần dạng sống

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của thảm thực vật sau nương rẫy tại xã ký phú - huyện đại từ - tỉnh thái nguyên (Trang 69 - 106)

Dạng sống phản ánh bản chất sinh thái của hệ thực vật cũng như của hệ sinh thái. Dạng sống được thể hiện trên từng cá thể loài và các loài đó tập hợp nên quần xã riêng biệt phản ánh môi trường sống của nơi đó. Thành phần dạng sống là một trong những dấu hiệu đặc trưng nhất cho mỗi hệ thực vật, cũng như mỗi quần xã thực vật. Như vậy, dạng sống là một đặc tính biểu hiện sự thích nghi của thực vật với điều kiện môi trường sống. Nghiên cứu dạng sống cho thấy mối quan hệ chặt chẽ của thực vật với điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự tác động của các điều kiện sinh thái đến từng loài thực vật.

Để phân loại dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi dựa theo bảng phân loại dạng sống của Raunkiaer

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(1943). Theo thang phân loại của Raunkiaer, kết quả phân tích thành phần dạng sống của hệ thực vật sau nương rẫy tại khu vực nghiên cứu với 408 loài thực vật được xếp vào 5 nhóm dạng sống cơ bản và được thể hiện trong bảng 4.9 và hình 4.6. Bảng 4.9. Kết quả phân tích thành phần dạng sống ở KVNC. Dạng sống Giai đoạn I (1-3 năm) Giai đoạn II (4-6 năm)

Giai đoạn III (7-9 năm) Giai đoạn IV (10-12 năm) Giai đoạn V (13-15 năm) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Cây chồi trên

mặt đất (Ph) 84 43,30 115 60,00 128 60,95 132 67,69 132 75,86

Cây chồi sát

mặt đất (Ch) 24 12,37 28 12,84 23 10,95 21 10,77 13 7,47

Cây chồi nửa

ẩn (He) 34 17,53 28 12,84 24 11,43 21 10,77 14 8,05 Cây chồi ẩn (Cr) 15 7,73 22 10,09 17 8,10 13 6,67 12 6,90 Cây sống một năm (Th) 37 19,07 25 11,47 18 8,57 8 4,10 3 1,72 Tổng số 194 100,0 218 100,0 210 100,0 195 100,0 174 100,0

Thành phần dạng sống của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu là:

SB = 59,64 Ph + 11,00 Ch + 12,21 He + 7,97 Cr + 9,18 Th 59.64% 11.00% 12.21% 7.97% 9.18% Ph Ch He Cr Th

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhận xét:

- Trong các giai đoạn phục hồi rừng tại KVNC có 5 nhóm dạng sống cơ bản là: cây chồi trên mặt đất (Ph); cây chồi sát mặt đất (Ch); cây chồi nửa ẩn (He); cây chồi ẩn (Cr) và cây sống một năm (Th).

- Trong các các giai đoạn phục hồi rừng thì nhóm cây chồi trên mặt đất (Ph) chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm dạng sống, các nhóm còn lại giảm dần có tỷ lệ thấp hơn nhiều. Nhóm cây chồi trên mặt đất (Ph) có số loài phong phú nhất (chiếm tỷ lệ 59,64%); Nhóm cây chồi sát mặt đất (Ch) có tỷ lệ 11,00%; Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) có tỷ lệ 12,21% ; Nhóm cây chồi ẩn (Cr) có tỷ lệ 7,97%; Nhóm cây sống một năm (Th) có tỷ lệ 9,18 %.

- Theo quá trình phát triển của thảm thực vật qua các giai đoạn thì các nhóm dạng sống thay đổi một cách rõ ràng: Tỷ lệ nhóm cây chồi trên mặt đất tăng dần (giai đoạn I chiếm 43,30%; giai đoạn II chiếm 60,00%; giai đoạn III chiếm 60,95%; giai đoạn IV chiếm 67,69%; giai đoạn V chiếm 75,86%), còn nhóm khác giảm dần; đặc biệt nhóm cây có đời sống một năm giảm nhanh từ giai đoạn I có 37 loài (chiếm 19,07%) đến giai đoạn V khi rừng phục hồi được 13 – 15 năm chỉ còn 3 loài (chiếm 1,72%). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [39] hệ thực vật hay hệ sinh thái riêng biệt mang tính chất càng tối ưu và nguyên sinh thì các nhóm cây chồi trên mặt đất chiếm tỷ lệ càng cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận:

Từ các kết quả nghiên cứu trên đây, chúng tôi rút ra được một số kết luận như sau:

1.1. Trong khu vực nghiên cứu có 4 lớp quần hệ: Lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thưa, lớp quần hệ thảm cây bụi và lớp quần hệ thảm cỏ. Trong mỗi lớp quần hệ này có các kiểu thảm thực vật tương ứng.

1.2. Quá trình tái sinh phục hồi rừng sau nương rẫy chịu tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái: vị trí địa hình, độ dốc, mức độ thoái hoá đất…

Về vị trí địa hình: Số lượng loài ở chân núi nhiều hơn số lượng loài ở đỉnh núi là 10 loài. Mật độ cây tái sinh giảm dần từ chân núi lên sườn núi và đỉnh núi. Tỷ lệ cây tái sinh tốt ở chân núi là cao nhất (72,1%), thấp nhất ở đỉnh núi (58,2%). Chất lượng cây tái sinh trung bình và cây xấu có tỷ lệ ngược lại, ở đỉnh là cao nhất.

Mật độ cây tái sinh, chất lượng cây tái sinh giảm dần theo các cấp độ dốc: Mật độ cây tái sinh ở cấp độ dốc I cao nhất, tiếp đó là các cấp độ dốc II và cấp độ dốc III. Tỷ lệ phần trăm cây tái sinh đạt chất lượng tốt ở cấp độ dốc I là cao nhất (70,9%), cấp độ dốc III là thấp nhất (63,4%).

Mức độ thoái hoá đất: Trên đất thoái hoá nhẹ số loài, mật độ, tỷ lệ cây tái sinh loại tốt cao nhất (tổng số loài là 69, mật độ 4829 ± 100 cây/ha, cây tốt chiếm 68,8%), trên đất thoái hoá nặng là thấp nhất (tổng số loài là 66, mật độ 3990 ± 120 cây/ha, cây tốt chiếm 45,6%).

1.3. Phân bố số cây gỗ tái sinh theo cấp chiều cao và cấp đường kính sự thay đổi khác nhau trong mỗi giai đoạn phục hồi rừng.

Đồ thị phân bố cây gỗ tái sinh theo cấp chiều cao có dạng phân bố 1 đỉnh lệch phải. Thời gian phục hồi rừng tăng mật độ cây gỗ tái sinh có chiều cao  3,0 m càng thấp. Bắt đầu từ giai đoạn II mật độ cây gỗ tái sinh có chiều cao > 3 m tăng dần từ 60% đến 83% ở giai đoạn thứ III, thứ IV và thứ V.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đồ thị phân bố cây gỗ tái sinh theo cấp đường kính có dạng phân bố 1 đỉnh lệch trái. Sự sinh trưởng về đường kính của cây qua mỗi giai đoạn có số cây tập trung cao nhất nằm ở cấp đường kính tiếp theo. Thời gian phục hồi rừng càng lâu thì càng có nhiều cấp đường kính và sự phân hóa đường kính càng rõ.

1.4. Phân bố cây gỗ tái sinh chuyển dần từ dạng phân bố cụm (ở giai đoạn I và giai đoạn II) sang phân bố ngẫu nhiên (ở giai đoạn III, IV và V).

1.5. Mật độ cây tái sinh giảm dần theo thời gian phục hồi rừng: Thời gian rừng phục hồi từ 1-3 năm có mật độ cây tái sinh nhiều nhất (trung bình là 5822 cây/ha); Thời gian rừng phục hồi 13 – 15 năm có mật độ cây tái sinh ít nhất (trung bình là 4159 cây/ha). Trong các giai đoạn phục hồi rừng, cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm tỷ lệ cao (từ 85,1% đến 90,1%). Cây tái sinh có chất lượng tốt chiếm tỷ lệ cao nhất (từ 59,4% đến 63,8%); cây trung bình từ 21,8% đến 24,6%; cây xấu từ 11,7% đến 18,0%. Như vậy trong KVNC phần lớn cây tái sinh có chất lượng tốt và trung bình, đây là đặc điểm thuận lợi cho quá trình phục hồi rừng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.6. Tính đa dạng sinh học của thảm thực vật tái sinh khá cao. Trong các giai đoạn phục hồi rừng tại KVNC có 5 nhóm dạng sống cơ bản là: cây chồi trên mặt đất (Ph); cây chồi sát mặt đất(Ch); cây chồi nửa ẩn (He); cây chồi ẩn (Cr) và cây sống một năm (Th). Trong đó nhóm cây chồi trên mặt đất (Ph) chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm dạng sống, các nhóm còn lại giảm dần và có tỷ lệ thấp hơn nhiều. Thành phần dạng sống của hệ thực vật tại KVNC là:

SB = 59,64 Ph + 11,00 Ch + 12,21 He + 7,97 Cr + 9,18 Th 2. Kiến nghị

Cần tiếp tục triển khai nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên ở những trạng thái thảm thực vật có nguồn gốc khác nhau, ở những vùng khác nhau…trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để từ đó đưa ra các biện pháp kỹ thuật và chính sách hợp lý nhằm bảo vệ, khai thác, phục hồi và sử dụng thảm thực vật một cách hiệu quả nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Phạm Hồng Ban (2000), Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái sau nương rẫy ở vùng Tây Nam Nghệ An, Luận án tiến sĩ sinh học, Đại học sư phạm Vinh, Nghệ An.

2. Baur. G. N. (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, (Vương Tấn Nhị dịch), Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1998), Quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh QPN 21- 98), Nxb Nông nghiệp,Hà Nội.

4. Catinot. R. (1965), Lâm sinh học trong rừng rậm Châu Phi (Vương Tấn Nhị dịch), Tài liệu khoa học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp, Hà Nội, tr2-6.

5. Hoàng Chung (2005), Quần xã học thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Nguyễn Duy Chuyên (1995), “Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên lá rộng thường xanh hỗn loại vùng Quì Châu, Nghệ An”, Công trình khoa học kỹ thuật điều tra quy hoạch rừng (1991 – 1995). Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 55 – 58.

8. Trần Văn Con (1992), “ Ứng dụng mô hình toán học trong nghiên cứu động thái rừng tự nhiên”, Thông tin khoa học lâm nghiệp, ( 4).

9. Lê Ngọc Công (2004), Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên, Luận án tiến sỹ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

10. Lê Trọng Cúc, Phạm Hồng Ban (1996), “Động thái thảm thực vật sau nương rẫy ở Con Cuông, Nghệ An”, Tạp chí Lâm nghiệp, (7).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

11. Đinh Quang Diệp (1993), Góp phần nghiên cứu tiến trình tái sinh tự nhiên ở rừng khộp Easup, Đắc Lắc, Luận án phó tiến sỹ Nông nghiệp, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

12. Ngô Tiến Dũng (2004), “Đa dạng thực vật VQG Yok Don”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ( 5).

13. Hạt kiểm lâm huyện Đại Từ, Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2020, Thái Nguyên.

14. Đồng Sỹ Hiền (1974), Lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng cho rừng Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

15. Vũ tiến Hinh (1991), “Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên”, Tạp chí Lâm nghiệp, (2), tr. 3-4.

16. Phạm Hoàng Hộ (1991- 1993), Cây cỏ Việt Nam, Tập 1 – 3, Nxb Montéal. 17. Nguyễn Thế Hưng (2003), Nghiên cứu đặc điểm và xu hướng phục hồi

rừng của thảm thực vật cây bụi ở huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh), Luận án tiến sỹ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

18. IUCN, UNDP, WWF (1993), Cứu lấy trái đất- chiến lược cho cuộc sống bền vững, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

19. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học, Tập 1.Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 20. Vũ Biệt Linh (1984), “ Vấn đề phân chia rừng theo hệ thống phân loại kinh

doanh”, Tạp chí lâm nghiệp ( 11).

21. Phan Kế Lộc (1985),“Thử vận dụng bảng phân loại UNESCO để xây dựng khung phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam”, Tạp chí Sinh học, (12), tr.27-29

22. Nguyễn Ngọc Lung, Phó Đức Đỉnh, Đào Công Khanh, Trịnh Khắc Mười (1993), “Qui luật tái sinh phục hồi rừng sau nương rẫy trong phát triển kinh tế môi trường bền vững vùng núi cao”, Tài liệu hội thảo Khoa học mô hình phát triển Kinh tế - Môi trường, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

23. Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư (1995), “Phục hồi rừng Bằng khoanh nuôi ở Việt Nam”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 93- 98.

24. Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư, Hà Văn Tuế, Lê Đồng Tấn (1995), Nghiên cứu xác định diện tích và hệ thống biện pháp kỹ thuật cho việc khoanh nuôi phục hồi rừng, Báo đề tài KN 03- 11, Hà Nội.

25. Trần Đình Lý (1998), Sinh thái thảm thực vật, Giáo trình cao học, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

26. Ma Thị Ngọc Mai (2007), Nghiên cứu diễn thế đi lên của thảm thực vật sau nương rẫy tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh- Vĩnh Phúc và vùng phụ

cận, Luận án tiến sỹ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

27. Phân Viện điều tra qui hoạch rừng Đông Bắc Bộ (2010), Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2020, Thái Nguyên. 28. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng Miền Bắc Việt Nam,

Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

29. Trần Ngũ Phương (2000), Một số vấn đề về rừng nhiệt đới Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

30. Vũ Đình Phương (1986), “Phương pháp phân chia loại hình rừng”, Thông tin khoa học kỹ thuật lâm nghiệp – Viện lâm nghiệp ( 1).

31. Vũ Đình Phương, Đào Công Khanh (1988), “Nghiên cứu cấu trúc quần thể rừng phù hợp cho từng đối tượng và mục tiêu điều chế”, Báo cáo khoa học của đề tài cấu rừng trong chương trình điều chế rừng, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

32. Richards P. W (1964, 1967, 1968), Rừng mưa nhiệt đới, tập I, II, III, (Vương Tấn Nhị dịch), Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

33. Schmithusen. J. (1978), Địa lý thảm thực vật, (Đinh Ngọc Trụ dịch), Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

34. Phạm Đình Tam (1987), “Khả năng tái sinh tự nhiên dưới tán các dạng rừng thứ sinh vùng Hương Sơn, Nghệ Tĩnh”, Thông tin Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, Hà Nội, tr. 23 – 26.

35. Lê Đồng Tấn (1999), Nghiên cứu một số quá trình phục hồi tự nhiên một số quần xã thực vật sau nương rẫy tại Sơn La phục vụ cho việc khoanh nuôi. Luận án tiến sĩ sinh học, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hà Nội. 36. Nguyễn Văn Thêm (1992), Nghiên cứu quá trình tái sinh của Dầu song

nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre) trong rừng kín ẩm thường xanh và nửa rụng lá nhiệt đới ẩm ở Đồng Nai nhằm đề xuất biện pháp khai thác – tái sinh và nuôi dưỡng rừng, Luận án phó tiến sỹ Nông nghiệp, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

37. Trần Xuân Thiệp (1995), Nghiên cứu quy luật phân bố chiều cao tái sinh trong rừng chặt chọn tại lâm trường Hương Sơn, Hà Tĩnh, Công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật, viện điều tra quy hoạch rừng 1991- 1995, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

38. Trần Xuân Thiệp (1996), Đánh giá hiệu quả của phương thức khai thác chọn tại lâm trường Hương Sơn, Hà Tĩnh, Luận án PTS, Hà Nội.

39. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

40. Nguyễn Nghĩa Thìn (2000), Tên cây rừng Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

41. Đỗ Hữu Thư, Trần Đình Lý, Lê Đồng Tấn ( 1995), “Nghiên cứu năng lực tái sinh tự nhiên thảm thực vật rừng trong các trạng thái thực bì khác nhau ở Việt Nam", Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 141- 146.

42. Nguyễn Vạn Thường (1991), “Bước đầu tìm hiểu tình hình tái sinh tự nhiên một số khu rừng Miền Bắc Việt Nam”, Một số công trình 30 năm điều tra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quy hoạch rừng 1961 – 1991 (tóm tắt), Viện điều tra quy hoạch rừng, Hà Nội, tr. 49 – 54.

43. Phạm Ngọc Thường (2003), Nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh tự nhiên và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau nương rẫy ở hai tỉnh Thái Nguyên- Bắc Kạn, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội.

44. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – trung tâm Khoa học tự nhiên và

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của thảm thực vật sau nương rẫy tại xã ký phú - huyện đại từ - tỉnh thái nguyên (Trang 69 - 106)