Ảnh hưởng của vị trí địa hình

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của thảm thực vật sau nương rẫy tại xã ký phú - huyện đại từ - tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 52)

Chúng tôi điều tra để xác định mối quan hệ giữa các vị trí địa hình từ chân núi, sườn núi, đỉnh núi với các chỉ tiêu nghiên cứu (số loài/ OTC; tổng số loài; mật độ cây và tổ thành loài). Kết quả tổng hợp của 9 OTC theo 3 vị trí địa hình: chân núi, sườn núi, đỉnh núi được trình bày tại bảng 4.1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của vị trí địa hình đến tái sinh thảm cây gỗ

Chỉ tiêu nghiên cứu Vị trí địa hình

Chân núi Sườn núi Đỉnh núi

N (số OTC) 9 9 9

Số loài/OTC 50 ± 3 45 ± 3 37 ± 2

Tổng số loài 60 56 50

Mật độ (cây/ha) 5012 ± 100 4825 ± 90 3216 ± 120 Độ che phủ cây bụi,

thảm tươi 63% 50% 40%

TT Tổ thành loài cây (%)

Chân núi Sườn núi Đỉnh núi

Tên loài Tỷ lệ Tên loài Tỷ lệ Tên loài Tỷ lệ 1 Thàu táu 25,6 Thàu táu 32,5 Thàu táu 36,9 2 Ba chạc 18,1 Trọng đũa 15,1 Trọng đũa 22,4

3 Trọng đũa 7,8 Me rừng 7,2 Me rừng 11,2

4 Lấu 6,9 Lấu 4,8 Sim 4,5

5 Mua 5,6 Mua 4,1 Thành ngạnh 5,6

6 Sim 4,8 Sim 4.3 Mua 4,1

7 Me rừng 2,3 Ba chạc 6,5 Chẹo 3,4 8 Hu đay 2,5 Thành ngạnh 4,2 Các loài khác 11,9 9 Bùm bụp 2,2 Trám trắng 2,5 10 Muối 2,2 Chẹo 1,1 11 Thành ngạnh 1,9 Các loài khác 17,7 12 Các loài khác 20,1 Cộng 100,0 100,0 100,0

Chất lƣợng cây tái sinh (%)

Tốt 72,1 65,4 58,2

Trung bình 15,3 20,6 24,6

Xấu 12,6 14,0 17,2

Cộng 100,0 100,0 100,0

Các kết quả trong bảng 4.1 cho thấy:

- Về số lượng loài tổng số: Ở đỉnh núi có 50 loài, ở sườn núi có 56 loài, ở chân núi có 60 loài. Như vậy số lượng loài ở chân núi nhiều hơn số lượng loài ở đỉnh núi là 10 loài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Về mật độ cây tái sinh giảm dần từ chân núi (5012 ± 100 cây/ha), lên sườn núi (4825 ± 90 cây/ha), đỉnh núi (3216 ± 120 cây/ha). Tổ hợp loài cây ưu thế ở đỉnh núi ít hơn hẳn so với sườn núi và chân núi (ở đỉnh núi chỉ có 7 loài, còn sườn núi có 10 loài và chân núi có 11 loài ).

- Hệ số tổ thành loài ở các vị trí địa hình cũng có sự khác nhau: ở chân núi có 12 loài; sườn núi có 11 loài; đỉnh núi có 7 loài. Như vậy, các số liệu cho thấy thảm thực vật tái sinh có tính đa dạng loài tương đối cao.

- Chất lượng cây tái sinh ở ba vị trí khác nhau: tỷ lệ cây tái sinh tốt ở chân núi là cao nhất (72,1%), thấp nhất ở đỉnh núi (58,2%). Chất lượng cây tái sinh trung bình và cây xấu có tỷ lệ ngược lại ở đỉnh núi là cao nhất.

- Thành phần và độ che phủ của cây bụi, thảm tươi ở các vị trí địa hình cũng khác nhau: Ở đỉnh chủ yếu là những loài cây có khả năng chịu hạn như Thành ngạnh (Cratoxylon polyanthum ), Thàu táu (Aporosa dioica), Me rừng (Phyllanthus emblica). Ở chân núi chủ yếu là Cỏ, Dương xỉ, cây bụi ưa ẩm. Độ che phủ ở chân núi gấp hơn 1,5 lần đỉnh núi.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Trọng Cúc, Phạm Hồng Ban (1996) [10] về tái sinh sau nương rẫy ở Con Cuông, Nghệ An, của Lê Đồng Tấn (1999) [35] về tái sinh thảm thực vật sau nương rẫy ở Chiềng Sinh, Sơn La, của Ma Thị Ngọc Mai (2007) [26] về diễn thế đi lên của thảm thực vật sau nương rẫy và sau khai thác kiệt tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc và vùng phụ cận. Điểm khác nhau là loài cây ưu thế và hệ số tổ thành loài cây là do đặc điểm khu hệ thực vật từng vùng khác nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chúng tôi có nhận xét: Có sự khác nhau như trên chủ yếu do độ sâu của tầng đất, tính chất lý – hóa học và độ ẩm của đất ở các vị trí địa hình khác nhau. Càng lên cao các yếu tố về môi trường đất càng ít thuận lợi cho sự nẩy mầm của hạt giống và sự sinh trưởng phát triển của thực vật vì càng lên cao đất thường mỏng hơn do bị xói mòn, còn ở nơi thấp tầng đất dày hơn và độ phì cũng cao hơn, do vậy thực vật cũng phát triển tốt hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của thảm thực vật sau nương rẫy tại xã ký phú - huyện đại từ - tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 52)