7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
1.5. NGHĨA CỦA CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Chỉ tiêu tài chính là một bộ phận của chỉ tiêu kinh tế dùng để đo lường và phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, chỉ tiêu phân tích tài chính được xây dựng dựa trên các mối quan hệ tài chính phát sinh phổ biến trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xuất phát từ những nhu cầu phản ánh mọi khía cạnh của sự vận động dịch chuyển luồng giá trị và những
26
tác động của nó tới hoạt động kinh tế, do vậy đã hình thành nên một hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính.
Thứ nhất: Chỉ tiêu phân tích tình hình và sự biến động của vốn trong quá trình tạo lập, điều tiết phân bổ, sử dụng vốn và phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn cho mọi hoạt động của doanh nhiệp, tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp thể hiện qua cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn là tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số, thông qua tỷ trọng này doanh nghiệp xác định được chính sách tài chính của doanh nghiệp, mức độ mạo hiểm của doanh nghiệp thông qua chính sách tài chính đó, cho thấy khả năng tự chủ hay phụ thuộc về tài chính của doanh nghiệp. Có thể thấy tỷ trọng vốn chủ sở hữu càng nhỏ thì khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng thấp.
Mỗi loại nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm nhiều bộ phận khác nhau những bộ phận đó có sự ảnh hưởng không giống nhau đến sự động lập hay phụ thuộc và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với từng nguồn vốn ấy cũng khác nhau.
Thông qua sự biến động của nguồn vốn và sự biến động khác nhau giữa các loại nguồn vốn cho thấy doanh nghiệp huy động vốn như thế nào có đáp ứng được cho nhu cầu sản xuất hay không.
Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn để khái quát đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp, xác định mức độ độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác nguồn vốn, thông thường các nhà phân tích thường sử dụng phương pháp so sánh từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu kỳ cả về số tương đối và tuyệt đối, so sánh giữa cuối kỳ và đầu kỳ về tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng thể để xác định sự chênh lệch về số tiền, tỷ lệ và tỷ trọng.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải có tài sản bao gồm TSLĐ và TSCĐ, để hình thành lên 2 loại tài sản này phải có các nguồn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn
Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng trong khoảng thời gian dưới 1 năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, nợ quá hạn, nợ nhà cung cấp và nợ phải trả ngắn hạn khác
Nguồn vốn dài hạn là là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay nợ trung và dài hạn.
Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành lên TSCĐ phần dư của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư để hình thành lên TSLĐ, chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với TSCĐ hay giữa TSLĐ với nguồn vốn ngắn hạn được gọi là vốn lưu động thường xuyên.
Vốn lưu động thường xuyên = Ngồn vốn dài hạn - TSCĐ và đầu tư dài hạn
Sơ đồ 1-2: Khái quát nguồn vốn đảm bảo cho HĐSXKD
Tổng tài sản TSCĐ - TSCĐ hữu hình - TSCĐ vô hình - TSCĐ thuê mua
- Đầu tư dài hạn
- Vv... Vốn chủ sở hữu Thường xuyên Nguồn tài trợ
- Vay dài hạn, trung hạn - Nợ dài hạn, trung hạn TSLĐ - Tiền - Nợ phải thu - Đầu tư ngắn hạn - Hàng tồn kho - Vv... - Vay ngắn hạn - Nợ ngắn hạn - Chiếm dụng bất hợp pháp Tạm thời
Phân tích sự biến động và cơ cấu phân bổ vốn. Tổng vốn của doanh nghiệp bao gồm 2 loại: Vốn cố định và vốn lưu động. Vốn nhiều hay ít, tăng hay giảm, phân bổ cho từng khâu, từng giai đoạn hợp lý sẽ không ảnh lớn hưởng tới kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phân
28
tích tình hình phân bổ vốn là để đánh giá tình hình tăng giảm vốn, từ đó đánh giá việc sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý không. Phân tích tiến hành theo các bước sau.
Xem xét sự biến động của tổng tài sản (vốn) cũng như từng loại tài sản thông qua việc so sánh giữa cuối kỳ với đầu kỳ cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối của tổng tài sản cũng như chi tiết từng tài sản. Qua đó thấy được quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.
Khi xem xét vấn đề này, cần quan tâm để ý đến tác động của từng loại tài sản đối với quá trình kinh doanh và chính sách tài chính của doanh nghiệp trong việc tổ chức huy động vốn, cụ thể là:
- Sự biến động của tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn sẽ ảnh hưởng đến khả năng ứng phó đối với các khoản nợ đến hạn.
- Sự biến động hàng tồn kho chịu ảnh hưởng lớn bởi quá trình SXKD từ khâu dự trữ sản xuất đến khâu bán hàng.
- Sự biến động của các khoản thu chịu ảnh hưởng của công việc thanh toán và chính sách tín dụng của doanh nghiệp đối với các khách hàng. Điều đó ảnh hưởng lớn đến việc quản lý và sử dụng vốn.
- Sự biến động của TSCĐ cho thấy quy mô và năng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp luôn thay đổi tỷ trọng các loại vốn theo xu hướng hợp lý (kết cấu tối ưu). Nhưng kết cấu này luôn bị phá vỡ do tình hình đầu tư. Bên cạnh đó, các nhà quản lý doanh nghiệp không muốn gặp rủi ro hoặc giảm thiểu tác động xấu tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình, nghiên cứu tính cân đối vốn (đòn cân nợ) sẽ góp phần giải quyết vấn đề này. Cân đối vốn là chỉ tiêu dùng để đo lường phần vốn góp của chủ doanh nghiệp so với số nợ vay. Nếu chủ doanh nghiệp chỉ góp một phần nhỏ trên tổng số vốn thì phân rủi ro trong kinh doanh chủ yếu do chủ nợ gánh chịu. Nhóm tỷ số này
phản ánh chính sách tài chính của doanh nghiệp và có vị trí quan trọng trong việc điều hành các khoản nợ vay (ngắn hạn, dài hạn) để khuyếch đại lợi nhuận. Vì vậy, nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản, khả năng cân đối vốn sẽ cung cấp cho nhà quản trị tài chính, quản lý doanh nghiệp một cái nhìn tổng quát về sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Thứ hai: Chỉ tiêu phân tích tình hình và khả năng thanh toán, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được xem như thước đo sức khoẻ của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp hoạt động tài chính tốt thì doanh nghiệp ít công nợ và ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm dụng vốn và ngược lại.
Để phân tích tình hình thanh toán ta tiến hành so sánh kỳ gốc và kỳ phân tích các chỉ tiêu sau:
- Tỷ lệ các khoản phải thu so với nợ phải trả.
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng so với các khoản đi chiếm dụng là bao nhiêu (%).
- Tỷ lệ các khoản nợ phải trả so với các khoản nợ phải thu.
Chỉ tiêu này phản ánh doanh nghiệp đi chiếm dụng so với các khoản bị chiến dụng là bao nhiêu (%).
Ngoài việc phân tích các chỉ tiêu nêu trên khi phân tích tình hình thanh toán còn phải phân tích tình hình thánh toán các khoản phải thu, các khoản phải trả. Nếu tình hình tài chính doanh nghiệp tốt và lành mạnh thì doanh nghiệp thanh toán kịp thời các khoản nợ phải cũng như thu kịp thời các khoản phải thu tránh được tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau cũng như tình trạng nợ dây dưa kéo dài, tình trạng tranh chấp, mất khả năng thanh toán.
Phân tích khả năng thanh toán, xét về mặt thời gian thì doanh nghiệp có khoản nợ ngắn hạn, trung và dài hạn. Vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư, các chủ nợ là liệu họ bỏ ra vốn đầu tư có thu hồi lại được không, mức độ rủi ro là bao nhiêu.
30
Thứ ba: Chỉ tiêu phân tích hiệu quả vốn và khả năng sinh lợi của vốn kinh doanh.
Việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, hợp lý tiết kiệm có hiệu quả vừa là yêu cầu vừa là mục tiêu của nhà quản lý doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề được hầu hết các đối tượng có lợi ích liên quan đến doanh nghiệp quan tâm. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của các đối tượng có liên quan. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thể hiện qua năng lực tạo giá trị sản xuất, doanh thu và khả năng sinh lợi của vốn.
Khả năng sinh lời vốn kinh doanh là một trong những tiêu thức để đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định do đó phân tích khả năng sinh lợi của vốn kinh doanh luôn là một yêu cầu đặt ra khi phân tích tài chính doanh nghiệp.
Tóm lại, các chỉ tiêu tài chính trên đã được các nước tiên tiến trên thế giới sử dụng nhiều trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, nếu có được hệ thống kế toán chuẩn mực, công nghệ tin học được áp dụng rộng rãi vào công tác kế toán và dữ liệu thông tin chuẩn xác, đủ tin cậy thì việc đưa các chỉ tiêu tài chính nay vào nội dung phân tích tài chính của doanh nghiệp là khả thi và phát huy hiệu quả.
Kết luân chương 1:
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về công ty cổ phần và hoạt động tài chính của Công ty cổ phần cho thấy:
Công ty cổ phần là Công ty có cơ cấu sở hữu vốn hỗn hợp, là một bộ phận kinh tế quan trọng trong nền kinh tế nước ta trong đó có các doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần thông qua cổ phần hoá, sự phát triển của những doanh nghiệp này có ý nghĩa kinh tế chính trị to lớn trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường, Tuy nhiên cho thấy không phải bất kỳ doanh nghiệp nào sau khi chuyển đổi từ cơ mô hình DNNN sang công ty cố phần đã đáp ứng ngay được những yêu
cầu về mặt quản lý quản trị doanh nghiệp phù hợp với mô hình doanh nghiệp cổ phần, ở Việt Nam cổ phần hoá mới diễn ra được hơn 15 năm do vậy nó được coi là mới so với thế giới do vậy những mặt hạn chế trong quản trị tài chính trong đó có nội dung phân tích hoạt động tài chính chưa được hoàn thiện là có tính tất yếu khách quan, bán sát vấn đề này luận văn nghiên cứu cách cải tiến hoạt động phân tích tài chính ở các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá trên địa bàn Hà Nội, với mục đích đưa ra những vấn đề có tính khoa học của hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp, hệ thống hoá các chỉ số phân tích tài chính, nhìn nhận nó từ cơ sở lý luận đến vấn đề thực tiễn, góp phần đẩy nhanh công tác phân tích ở các doanh nghiệp đạt hiệu quả hơn.
32
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Ở CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SAU CỔ PHẦN HOÁ
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2.1. Đặc điểm của các công ty cổ phần được hình thành từ các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn Hà Nội
Quá trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam được triển khai thí điểm vào năm 1992 dưới nhiều hình thức như sát nhập, hợp nhất, giải thể phá sản, giao bán, khoán, cho thuê và cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Đầu năm 1992 cả nước có vào khoảng 12.000 doanh nghiệp nhà nước, nhưng đến cuối năm 2000 chỉ còn 5.655 doanh nghiệp và cho đến cuối năm 2003 còn 4.296 và 18 tổng công ty 91, 74 tổng công ty 90. Riêng trong năm 2003-2004 cả nước đã cổ phần hoá được 1.285 doanh nghiệp, như vậy tiến trình cổ phần hoá đã đạt được về cơ bản so với mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra.
Hà Nội với vai trò là trung tâm kinh tế văn hoá, chính trị xã hội của cả nước nên Hà Nội cũng là nơi tập trung nhiều các DNNN hoạt động, cùng với cả nước Hà Nội đang khẩn trương đẩy mạnh công tác sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp và coi đây là yếu tố trọng tâm mang tính sống còn đối với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, phát huy nội lực, khơi dậy tiềm năng, tăng cường sức sáng tạo thu hút các nguồn vốn trong nhân dân để phát triển.
Các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội có đủ các loại hình, trong đó có tới 70% doanh nghiệp là các tổng công ty lớn, các doanh nghiệp độc lập trực thuộc các bộ ngành chiến 93% vốn chủ sở hữu; 94% giá trị tài sản, 78% lao động, 89% doanh thu và 96% số nộp ngân sách là của doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn. Như vậy số doanh nghiệp nhà nước trên đại bàn chiếm một tỷ trọng khá lớn, quyết định chủ yếu đến kinh tế của địa phương, bên cạnh
những thành tịu đạt được thì các doanh nghiệp này bộc lộ khá nhiều tồn tại yếu kém của nó.
- Quy mô các doanh nghiệp nhà trên đại bàn còn dàn trải, phần lớn là quy mô vủa và nhỏ, có tới 63,5% doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng.
- Tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp nhà nước chưa cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với đầu tư của nhà nước như: tài sản, đất đai, tài nguyên, vị trí thuận lợi, nguồn nhân lực được đào tạo, vv...
- Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp địa phương còn thấp so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Phần lớn, thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp thiếu đồng bộ và lạc hậu, nhiều doanh nghiệp không đủ tiền lực để đầu tư thiết bị công nghệ mới.
- Lao động thiếu việc làm và dư dôi trong các doanh nghiệp nhà nước chiếm khoản 5 đến 10% và chủ yếu là lao động không qua đào tạo.
- Trong những năm đầu thực hiện chủ trương CPH của nhà nước, cụ thế tính đến cuối năm 1997, Hà nội có 328 DNNN hoạt động trong 14 ngành kinh tế kỹ thuật chủ yếu thu hút 75.250 lao động, với tổng vốn kinh doanh là 2.972,8 tỷ đồng (trong đó vốn ngân sách có 1.473 tỷ, vốn tự bổ xung là 396 tỷ đồng).
Về quy mô doanh nghiệp phân loại theo vốn nhà nước như sau: Quy mô vốn dưới 1 tỷ đồng; có 87 doanh nghiệp bằng 26,5% Quy mô từ 1 đến 3 tỷ đồng; có 97 doanh nghiệp bằng 29,6% Quy mô từ 3 đến 5 tỷ đồng; có 53 doanh nghiệp bằng 16,2% Quy mô từ 5 đến 10 tỷ đồng; có 38 doanh nghiệp bằng 11,5%.
Như vậy có tới 72,3% doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (quy mô vốn dưới 5 tỷ đồng), trong 328 doanh nghiệp thì có 219 hoạt động ổn định, số doanh nghiệp cong lại làm ăn thua lỗ kéo dài 2-3 năm, tình hình doanh thu
34
tăng chậm hàng năm nhưng lợi nhuận doanh nghiệp và mức nộp ngân sách có xu hướng giảm.
Trước những đặc điểm chung của các doanh nghiệp nhà nước trong địa bàn như vậy, Hà nội đã chủ động xây dựng đề án CPH doanh nghiệp nhà