NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu cải tiến hoạt động phân tích tài chính ở doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa trên địa bàn hà nội (Trang 26 - 32)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.4. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Phân tích hoạt động tài chính bao hàn nhiều nội dung khác nhau tùy thuộc vào nội dung phân tích. Tuy nhiên, về cơ bản khi phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp, các nhà phân tích thường chú trọng đến các nội dung chủ yếu sau:

- Đánh giá khái quát tình hình tài chính:

Đánh giá khái quát tình hình tài chính nhằm xác định thực trạng tài chính doanh nghiệp, biết được mức độ độc lập cũng như những khó khăn về tài chính mà doanh nghiệp đang phải đối mặt. Qua đánh giá này và đánh giá các chỉ tiêu chi tiết khác, nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định cần thiết để sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính trong hợp tác, đầu tư, kinh doanh... của doanh nghiệp.

Cơ sở dữ liệu để dùng để phân tích đánh giá khái quát tình hình tài chính là số liệu quá khứ và hiện tại của tài chính doanh nghiệp để tính toán và xác định. Từ đó, giúp ích cho các nhà quản lý nhìn nhận đúng đắn về tình hình tài chính một cách tổng quát nhất của doanh nghiệp nhằm đưa ra các quyết định tài chính phù hợp và hiệu quả, để đáp ứng với yêu cầu cho thông tin ra quyết định thì đánh giá khái quát tình hình tài chính phải chính xác và toàn diện. Có như vậy mới giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định hiệu quả, phù hợp với tình trạng hiện tại của doanh nghiệp và định hướng phát triển trong tương lai, mặt khác còn giúp các nhà quản lý có những chính sách, chiến lược thích hợp để nâng cao năng lực tài chính, năng lực kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

20

- Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn - nguồn vốn:

Cơ cấu tài sản và nguồn vốn là tỷ trọng của từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn trong tổng số. Thông qua tỷ trọng của tùng nguồn vốn chẳng những đánh giá được chính sách tài chính của doanh nghiệp, mức độ mạo hiểm tài chính thông quan chính sách đó mà còn cho phép thấy được khả năng tự chủ hay phụ thuộc về tài chính của doanh nghiệp. Nếu tỷ trọng nguồn vốn của chủ sở hữu càng nhỏ chứng tỏ sự độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại.

Mỗi loại nguồn vốn của doanh nghiệp lại gồm nhiều bộ phận khách nhau.

Những bộ phận đó có ảnh hưởng không giống nhau đến mức độ độc lập hay phụ thuộc và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với từng nguồn vốn ấy cũng không giống nhau. Chẳng hạn, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các khoản vay ngắn hạn khác với các khoản vay dài hạn, nguồn vốn kinh doanh khác các quỹ...

Việc tổ chức huy động vốn trong kỳ của doanh nghiệp như thế nào, có đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh hay không được phản ánh thông qua sự biến động của nguồn vốn và chính sự biến động khác nhau giữa các loại nguồn vốn cũng sẽ làm cơ cấu nguồn vốn thay đổi.

Tổng tài sản của doanh nghiệp, bao gồm 2 loại: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Trong từng loại tài sản đó lại bao gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại có tác động không giống nhau đến quá trình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Một cách chung nhất, tài sản doang nghiệp đang quản lý và sử dụng thế hiện tổng số vốn của doanh nghiệp và việc phân bố vốn để hình thành nên tài sản như thế nào.

Vốn nhiều hay ít, tăng hay giảm, phân bố cho từng khâu, từng giai đoạn hợp lý hay không sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phân tích sự biến động và tình hình phân bổ vốn là để đánh giá tình hình tăng, giảm vốn, phân bố như thế nào từ đó đánh giá việc

sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không.

Như vậy, phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản và nguồn vốn gồm những nội dung như: Phân tích cơ cấu của tài sản, phân tích sự biến động của tài sản, phân tích cơ cấu nguồn vốn, phân tích sự biến động của nguồn vốn, phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.

- Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán:

Bằng việc phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà phân tích có thể đánh giá được chất lượng hoạt động tài chính, nắm được việc chấp hành kỷ luật thanh toán đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại, tương lai cũng như dự đoán được tiềm lực trong thanh toán và an ninh tài chính của doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy, một doanh nghiệp có hoạt động tài chính tốt và lành mạnh, sẽ không phát sinh tình trang dây dưa nợ nần, chiếm dụng vốn lẫn nhau, khả năng thanh toán dồi dào. Ngược lại, khi một doanh nghiệp phát sinh tình trạng nợ nần dây dưa, kéo dài thì chắc chắn, chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp không cao (trong đó có quản lý nợ), thực trạng tài chính không mấy sáng sủa, khả năng thanh toán thấp. Vì thế, có thể nói, qua phân tích tình hình khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà quản lý có thể đánh giá được chất lượng và hiệu quả hoạt động tài chính. Đó cũng chính là mục đích của phân tích tình hình và khả năng thanh toán.

Tình hình thanh toán của doanh nghiệp thể hiện qua việc thu hồi các khoản nợ phải thu và việc chi trả các khoản nợ phải trả của doạnh nghiệp. Do các khoản nợ phải thu và nợ phải trả trong doanh nghiệp chủ yếu là các khoản nợ đối với người mua, người bán nên khi phân tích, các nhà phân tích chủ yếu đi sâu xem xét các khoản nợ phải thu người mua, khoản nợ phải trả người bán. Đối với các doanh nghiệp thường xuyên phát sinh các khoản nợ với Ngân sách, với đơn vị nội bộ, khi phân tích cũng cần xem xét các mối quan hệ thanh toán này.

22

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho biết năng lực tài chính trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao, năng lực tài chính càng lớn, an ninh tài chính càng vững chắc và ngược lại, khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng thấp, năng lực tài chính càng nhỏ và an ninh tài chính sẽ kém bền vững.

- Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ:

Phân tích mức độ tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin cho người sử dụng cách đánh giá về sự thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra luồng tiền trong quá trình hoạt động. Phân tích lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ được ảnh hưởng của các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng một giao dịch và hiện tượng, đó là sự trở về “kế toán tiền mặt” từ “kế toán theo thực tế phát sinh”.

Phân tích mức độ tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ là phân tích dòng lưu chuyển lượng tiền của doanh nghiệp thông qua các nghiệ vụ thu chi, thanh toán khi tiến hành hoạt SXKD, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính trong một kỳ nhất định. Việc phân tích xuất phát từ cân đối về thu chi tiền tệ thể hiện vòng lưu chuyển tiền tệ trong doanh nghiệp

Sơ đồ 1-1: Khái quát vòng lưu chuyển tiền tệ

Tiền

Các khoản phải thu

Hàng tồn kho Tài sản cố định Thu trực tiếp bằng tiền Bán chịu Đầu tư Khấu hao Tiêu thụ

Phân tích mức độ tạo tiền và khả năng lưu chuyển tiền cho phép trả lời tóm tắt câu hỏi “tiền từ đâu mạng lại và tiền được chi ra cho mục đích gì” đồng thời cũng cho phép lý giải : Tại sao doanh nghiệp đang làm ăn có lãi mà vẫn phải đi vay tiền để nộp thuế, vẫn có thể bị phá sản vì không có tiền để trả nợ. Điều đó tạo điều kiện cho dự báo về khả năng tài chính và sự phát triển tài chính của doanh nghiệp.

Đối với những người ngoài doanh nghiệp, phân tích lưu chuyển tiền tệ là công việc đầu tiên nếu muốn đánh giá khả năng chi trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, nên xem xét mối liên hệ của các thông tin về lưu chuyển tiền tệ với bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Xem xét trong hệ thống báo cáo liên tục, không nên chỉ dừng lại ở một báo cáo.Việc nghiên cứu lưu chuyển tiền tệ trong một số năm liên tiếp sẽ tạo ra cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn:

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thể hiện năng lực tạo ra giá trị sản xuất, doanh thu và khả năng sinh lợi của vốn. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn là đánh giá trình độ năng lực quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp, thấy được những nguyên nhân và nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn. Trên cơ sở đó đề ra các quyết định phù hợp.

Các đối tượng tuỳ thuộc mục tiêu quan tâm có thể chú ý đến hiệu quả sử dụng vốn ở những khía cạnh khác nhau nhưng không xa rời cách đánh giá hiệu quả chung.

Để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay và các khoản vốn chiếm dụng trong thanh toán khác. Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ

24

chức, huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh; đồng thời tiền hành phân phối, quản lý và sử dụng số vốn hiện có một cách hợp lý, có hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ, chính sách quản lý kinh tế - tài chính và kỷ luật thanh toán của Nhà nước. Yêu cầu đặt ra cho các nhà quản lý là với số vốn đã huy động được, doanh nghiệp phải sử dụng sao cho có hiệu quả nhất, tức là đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Điều đó cho thấy, hiệu quả hoạt động tài chính (xét trên góc độ huy động và sử dụng vốn) gắn chặt với hiệu quả sử dụng vốn, có nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mới nâng cao được hiệu quả hoạt động tài chính, mới thúc đẩy được hoạt động tài chính phát triển. Trên một khía cạnh khác, hiệu quả sử dụng vốn lại phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại, hiệu quả sử dụng vốn càng thấp thì hiệu quả kinh doanh càng thấp.

Bằng việc xem xét hiệu quả sử dụng vốn, các nhà quản lý có thể đánh giá chính xác khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do những người sử dụng thông tin theo đuổi các mục tiêu khác nhau nên việc xem xét hiệu quả sử dụng vốn cũng được tiến hành theo nhiều cách khác nhau. Điều đó vừa tạo ra lợi ích vừa tạo ra sự phức tạp của việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về kết quả hoạt động tài chính hiện hành với quá khứ mà qua đó, người sử dụng thông tin có thể đánh giá thực trạng tài chính, tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai, và triển vọng của doanh nghiệp. Qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn, các nhà quản lý đánh giá được hiệu quả kinh doanh, khả năng sinh lợi và tính ổn định và bền vững về tài chính của doanh nghiệp cũng như các nhân tố, các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lợi.

Rủi ro tài chính tình trạng không mong muốn của tài chính doanh nghiệp, tuy có thể đo lường được nhưng diễn biến bất thường khó dự đoán, ngoài những yếu tố vận động nội tại của hoạt động tài chính doanh nghiệp, rủi ro tài chính còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài như môi trường chính trị xã hội, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thực tế kinh doanh thì mạo hiểm là trạng thái quyết định táo bạo nhiều khi doanh nghiệp phải tiến hành, vì thế ở trạng thái đó luôn luôn tồn tại một mức độ rủi ro tài chính, tuy nhiên có thể nhận định một số trạng thái rủi ro tài chính phổ biến là khi tỷ suất nợ quá cao, hệ số khả năng thanh toán quá thấp, ở tình trạng này khi quyết định đầu tư cần phải xem xét đến các yếu tố như đòn cân nợ, đòn bẩy tài chính, và tổng hợp các chỉ tiêu hệ số thanh toán, nhằm mục đích xem xét tình trạng không ổn định tài chính, từ đó xây dựng kế hoạch tài chính cân đối vốn và kịp thời huy động các nguồn lực tài chính hỗ trợ, dự phòng diễn biến bất trắc của rủi ro.

Dự báo tài chính là một phần của bản kế hoạch tài chính tương lai, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dự báo tài chính thông thường dựa trên dự đoán về quy mô tăng trưởng của doanh nghiệp, kết hợp với số liệu quá khứ và nhạy cảm về sự biến động của các yếu tố kinh doanh trong doanh nghiệp, dự báo tài chính tốt là cơ sở làm giảm thiểu các rủi ro tài chính, từ đó có kế hoạch huy động vốn, hoặc cấu trúc lại nguồn lực tài chính đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh và trang trải nghĩa vụ của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu cải tiến hoạt động phân tích tài chính ở doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa trên địa bàn hà nội (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)