Tăng cường sự hợp tác trực tiếp giữa các công ty với người nông dân trồng cao su là một giải pháp quan trọng nhất để rút ngắn chuỗi cung.
Trong thực tế hiện nay, cao su TTH chủ yếu là cao su tiểu điền, khối lượng cao su thu hoạch trong ngày là rất nhỏ lẻ và phân tán vì vậy để thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa các công ty và người nông dân trồng cao su là rất khó, đặc biệt là các công ty chế biến và xuất khẩu cao su ở ngoài tỉnh. Nguyên
nhân chủ yếu là các công ty không có đủ điều kiện về lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, hơn nữa tổ chức theo hướng này chi phí rất cao. Vì thế, hình thức hợp tác thích hợp nhất trong giai đoạn này phải trãi qua 2 giai đoạn:
Thứ nhất, các công ty chế biến và xuất khẩu ở ngoài tỉnh hợp tác với
các nhà thu gom lớn ở trong tỉnh trong việc bao tiêu sản phẩm thông qua các hợp đồng cụ thể. Trong các hợp đồng này ghi rõ số lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm; giá cả cao su biến động theo cung cầu thị trường Thế giới vì vậy các công ty phải có trách nhiệm thông báo giá đúng cho các nhà thu gom và cam kết mua đúng với giá đã thông báo, trường hợp giá cả biến động quá nhanh khiến các nhà thu gom không theo kịp thì công ty phải có chính sách cụ thể để hỗ trợ nhà thu gom. Đối với các công ty trong tỉnh thì cần áp dụng các giải pháp như đã nêu ở trên.
Thứ hai, trên cơ sở đó các nhà thu gom lớn sẽ hợp tác trực tiếp với các
hộ nông dân trong việc cung ứng vật tư và bao tiêu sản phẩm.
Để có thể làm ăn lâu dài với nhau, các chủ thể trên cần hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng gian lận trong kinh doanh như: độn dăm cạo, đất đá vào mủ cao su; dùng phèn chua để đánh đông; sử dụng thiết bị cân không đạt chuẩn .v.v