HCL là nguồn phát xạ cộng hƣởng chỉ phát ra tia phát xạ nhạy của nguyên tố kim loại đƣợc dùng làm catot. Mỗi đèn đều có dòng điện giới hạn cực đại của nó. Lí thuyết và thực nghiệm đều khuyến cáo chỉ nên sử dụng cƣờng độ dòng trong khoảng 60 – 85% dòng giới hạn cực đại của đèn để đảm bảo độ lặp lại và độ nhạy của phép đo cũng nhƣ tuổi thọ của đèn. Mặt khác, cƣờng độ dòng làm việc của HCL và cƣờng độ vạch phổ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, chúng tôi đã khảo sát tìm cƣờng độ dòng đèn làm việc phù hợp sao cho có thể đạt đƣợc độ nhạy và độ ổn định tốt nhất. Các thí nghiệm đƣợc tiến hành với dung dịch Sb (III) 10ppb, mỗi mẫu đo ba lần rồi lấy kết quả trung bình. Kết quả độ hấp thụ quang thu đƣợc sau khi trừ tín hiệu mẫu trắng thu đƣợc ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của cường độ dòng HCL đến độ hấp thụ quang của Sb (Imax=8mA) I (mA) 7 8 9 10 11 12 13 14 Abs 1 0,5270 0,5161 0,5096 0,5058 0,4941 0,4721 0,5004 0,4273 2 0,5191 0,5605 0,5330 0,5138 0,4667 0,4937 0,4501 0,4503 3 0,5230 0,5383 0,5213 0,5098 0,4804 0,4830 0,4752 0,4388 TB 0,5230 0,5383 0,5213 0,5098 0,4904 0,4830 0,4652 0,4388 RSD (%) 1,07 5,83 3,17 1,11 4,03 3,12 7,48 3,71
Vũ Thị Thảo Thực nghiệm
Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của cường độ dòng đèn HCL đến độ hấp thụ quang của Sb (III)
Từ các kết quả trên cho thấy chọn cƣờng độ dòng đèn có ảnh hƣởng đến độ hấp thụ quang của Sb (III) và ứng với cƣờng độ dòng đèn là 8mA sẽ cho kết quả đo có độ nhạy và độ lặp lại tốt, nếu tăng cƣờng độ dòng đèn tới gần giá trị cực đại thì đèn làm việc không ổn định dẫn đến độ lặp lại và độ nhạy kém. Kết quả khảo sát cũng phù hợp với hƣớng dẫn sử dụng của đèn này. Vì vậy, chọn cƣờng độ dòng làm việc của đèn HCL là 8mA cho các thí nghiệm sau.