Các phƣơng pháp bơm mẫu trong điện di mao quản

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy trình phân tích hợp phần as iii trong nước ngầm bằng phương pháp điện di mao quản sử dụng detector độ dẫn không tiếp xúc (Trang 30 - 32)

1.2.3.1. Phương pháp bơm mẫu điện động học

Phƣơng pháp này đƣợc tiến hành bằng cách áp một thế có giá trị tuyệt đối khoảng 3÷6 kV vào hai điện cực trơ, một điện cực nhúng trong dung dịch mẫu và một điện cực nhúng trong dung dịch đệm điện di. Khi áp thế, các chất phân tích trong dung dịch mẫu sẽ chuyển vào trong mao quản dƣới tác dụng của điện trƣờng [33].

Trong đó:

V: lƣợng mẫu bơm vào C= nồng độ mẫu t= thời gian bơm mẫu

Ƣu điểm:Dƣới tác dụng của lực điện trƣờng, lƣợng mẫu bơm vào mao quản lớn nên phƣơng pháp bơm mẫu bằng điện động học còn đƣợc coi là một phƣơng pháp làm giàu mẫu. Ngoài ra, do lƣợng mẫu bơm vào lớn nên cƣờng độ pic thu đƣợc lớn.

Nhƣợc điểm: Do lực điện trƣờng tác dụng lên các ion có điện tích khác nhau sẽ khác nhau nên khi tiến hành bơm mẫu bằng điện các ion có điện tích lớn, kích thƣớc nhỏ sẽ di chuyển nhanh hơn các ion khác. Vì vậy, các ion khác nhau sẽ có lƣợng thể tích kéo vào mao quản khác nhau, làm cho nồng độ của mẫu xác định đƣợc sẽ sai khác so với nồng độ trong mẫu thực tế. Thêm vào đó, cƣờng độ tín hiệu thu đƣợc có độ lặp lại kém.

1.2.3.2. Phương pháp bơm mẫu thủy động học

Phƣơng pháp này dùng một áp suất khoảng 50÷300mBar để đẩy hoặc hút một lƣợng mẫu chất phân tích vào mao quản. Lƣợng mẫu đƣợc bơm vào mao quản phụ thuộc vào áp suất, thời gian bơm mẫu, độ nhớt của mẫu, đƣờng kính và chiều dài mao quản. Thể tích mẫu bơm vào mao quản đƣợc tính theo công thức sau [24]:

19 Trong đó:

∆p: độ chênh lệch áp xuất giữa hai đầu mao quản η: độ nhớt của dung dịch

t: thời gian nạp mẫu L: chiều dài mao quản

Ƣu điểm: Các ion trong mẫu đều chịu cùng một áp suất giống nhau nên thành phần, tỉ lệ các chất bơm vào mao quản sẽ không khác biệt so với trong mẫu thực.

Nhƣợc điểm: Sử dụng áp suất để bơm mẫu vào mao quản có khả năng dẫn đến kiểu dòng chảy hình p.a.rabol gây ra hiện tƣỡng giãn rộng pic.

1.2.3.3. Phương pháp bơm mẫu xiphong

Khi đặt hai đầu mao quản chênh nhau về độ cao một khoảng h, sự chênh lệch về áp suất và trọng lực của khối chất lỏng trong mẫu sẽ kéo dung dịch mẫu vào trong mao quản.

Thể tích mẫu đƣợc nạp vào theo công thức này đƣợc xác định theo công thức [18]:

Trong đó: ρ: tỉ khối của dung dịch mẫu g: gia tốc trọng trƣờng ∆h: chênh lệch chiều cao của dung dịch ở hai đầu mao quản

Ƣu điểm: Cách tiến hành đơn giản không cần các thiết bị phức tạp, độ lặp

lại của các tín hiệu tốt.

Nhƣợc điểm: Lƣợng mẫu bơm vào mao quản nhỏ nên sẽ làm giảm độ nhạy

20

Hình 1.7. Các phƣơng pháp bơm mẫu trong điện di mao quản [24].

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy trình phân tích hợp phần as iii trong nước ngầm bằng phương pháp điện di mao quản sử dụng detector độ dẫn không tiếp xúc (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)