IV. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2. Môi trường ngành:
- Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay,nước ta có ngày càng nhiều công ty gia công,may mặc được thành lập nên số lượng đối thủ cạnh tranh là rất lớn. Đối thủ cạnh tranh của công ty TNHH May Long Thành có thể kể đến là công ty TNHH Ngọc Đỉnh,công ty may thêu Minh Phương,…
- Cạnh tranh tiềm ẩn: do ảnh hưởng suy thoái kinh tế, người tiêu dùng Nhật chuyển từ hàng tiêu dùng cao cấp sang hàng sản phẩm thấp cấp hơn, vì vậy các sản phẩm giá thấp, chất lượng đang có lợi thế tại thị trường Nhật. Đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp dệt may trong nước nói chung,công ty TNHH May Long Thành nói riêng tăng xuất khẩu đối với mặt hàng dệt may sang Nhật. Hiện Nhật Bản chiếm 10% trong tổng thị phần hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam.
- Áp lực của nhà cung ứng: Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Hiện nay, nhu cầu về nguyên liệu nhập khẩu để bảo đảm sản xuất cần đến 95% xơ bông, 70% sợi tổng hợp, 40% sợi xơ ngắn, 40% vải dệt kim và 60% vải dệt thoi. Qua đó, có thể thấy rằng cả một ngành công nghiệp dệt may gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài. Vì vậy để sản xuất ổn định, hầu như các công ty ngành dệt may đều phải chấp nhận gia công cho đối tác nước ngoài, dù lợi nhuận thấp. Bởi khi gia công, đối tác sẽ cung ứng kịp thời, đầy đủ nguyên phụ liệu. Còn sản xuất theo dạng FOB (mua đứt, bán đoạn), lợi nhuận cao hơn, nhưng bù lại phải chịu khó tự tìm nguồn nguyên phụ liệu bằng cách nhập khẩu. 70% nguyên phụ liệu dệt may VN phải nhập khẩu. Giá trị thu về từ xuất khẩu dệt may là rất thấp, bởi dệt may VN chủ yếu là gia công cho nhà nhập khẩu nước ngoài. Theo Phó Chủ tịch Hội Dệt may-Thêu đan, thì ngành dệt may Việt Nam chỉ có thể đáp ứng 30% nhu cầu nguyên phụ liệu và điều này không có nghĩa là năng lực của ngành kém, không đủ sức sản xuất. Về cơ bản, phụ liệu nội địa có thể đáp ứng đủ và nguyên liệu nội địa có thể đáp ứng đến 70% nhu cầu sản xuất; nhưng do yêu cầu về thành phẩm của đối tác nước ngoài cao, nguyên phụ liệu Việt Nam chưa đáp ứng
được, tất phải nhập từ nước ngoài.Việt Nam hiện chưa có đội ngũ thiết kế kiểu dáng nguyên liệu (vải) chuyên nghiệp.
- Áp lực của khách hàng: Với dệt may, các đơn hàng xuất khẩu đã giảm tới 30 - 50% và giá bán sản phẩm cũng đã giảm 20% - 30%. Mức tiêu dùng hàng dệt may cao cấp suy giảm mạnh nhất trong khi, đây lại là phân khúc thị trường có tỷ trọng cao trong xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Các thị trường xuất khẩu chủ lực của dệt may Việt Nam như Mỹ, EU sụt giảm mạnh, trong đó thị trường Mỹ giảm nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam trên 15%. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt hơn với các nhà xuất khẩu lớn như Trung Quốc, ấn Độ, Bangladesh, Indonesia . Việc quay trở lại thị trường nội địa của các doanh nghiệp cũng gian nan không kém. Các doanh nghiệp dệt may lớn sẽ phải chịu sự cạnh tranh với các cơ sở tư nhân. Lợi thế so sánh sẽ không bằng với các cơ sở này do may công nghiệp chi phí sẽ cao hơn so với may đơn lẻ.
- Sản phẩm thay thế:khi trên thị trường có một xu hướng thời trang mới hay một trong những sản phẩm hiện tại không đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng thì cũng là lúc công ty nên có sản phẩm thay thế.Đối với công ty TNHH May Long Thành thì đó chính là sự thay thế sản phẩm quần sooc với sản phẩm đồ da.
Thu hoạch của sinh viên qua giai đoạn thực tập tổng quan
Qua quá trình được thực tập tổng quan tại công ty TNHH May Long Thành, em nhận thức được rất nhiều kiến thức thực tế bổ ích so với quá trình học. Từ việc hiểu rõ hơn hoạt động của một công ty gia công may mặc từ nguyên tắc,bộ máy lãnh đạo,tổ chức sản xuất, kết cấu sản xuất;những yếu tố bên ngoài công ty tác động đến công ty như môi trường vĩ mô,môi trường ngành,…đến những kiến thức liên quan đến chuyên ngành kế toán của em như là:đặc điểm,chức năng,nhiệm vụ của bộ phận kế toán trong bộ máy công ty;sơ lược quy trình hạch toán kế toán các nghiệp vụ nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng mà trên lí thuyết em chỉ lĩnh hội một cách máy móc.
- Ưu điểm khi công ty TNHH May Long Thành sử dụng cơ cấu quản lý trực tuyến: phù hợp với việc sản xuất liên tục;tạo thuận lợi cho việc thực hiện chế độ một thủ trưởng,người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả công việc của người dưới quyền.
- Nhược điểm: cơ cấu tổ chức trực tuyến đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện, tổng hợp; hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ cao về từng mặt quản trị; khi cần phối hợp,hợp tác công việc giữa hai đơn vị,hoặc cá nhân ngang quyền thuộc các tuyến khác nhau thì việc báo cáo,thông tin,…thì phải đi đường vòng theo kênh liên hệ đã quy định.
Tài liệu tham khảo
- Tài liệu ở công ty TNHH May Long Thành.
- Giáo trình “Quản trị kinh doanh” của Viện ĐH Mở Hà Nội - Giáo trình “Pháp luật kinh tế”,NXB Ha Nội 2008
- Các tạp chí Tài chính,tạp chí Kinh tế phát triển,tạp chí Kế toán