IV. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2. Khảo sát và phân tích các yếu tố “đầu ra”:
+ Đối thủ cạnh tranh chính của công ty chính là các công ty may thêu khác ở việt nam có thể kể ra ở đây: Công ty TNHH may thêu Minh Phương; công ty may thêu Sơn Hà,công ty TNHH Ngọc Đỉnh, công ty may Đức Giang…
+ Khách hàng chủ yếu của công ty là thị trường Nhật Bản bên cạnh công ty còn xuất khẩu sang một số nước khác như: Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Mỹ, Nga …Đây là những thị trường rất khó tính và đòi hỏi rất cao chất lượng của sản phâm. Phòng kế hoạch XNK chịu trách nhiệm tìm kiếm thị trường, khách hàng và tiếp nhận các đơn hàng của đối tác. Qua quá trình xử lý đơn hàng, phòng kế hoạch sẽ xem xét tới khả năng có thể hoàn thành được đơn hàng và kí tiếp nhận đơn hàng.
+ Doanh thu theo thị trường
Đơn vị : nghìn đồng Năm Tổng Doanh thu Doanh thu trong nước Doanh thu xuất khẩu
2005 8.535.625 3.319.345,55 5.216.279,45
2006 9.902.500 3.212.947,65 6.689.552,35
2007 12.919.060 4.349.525,03 8.569.534,97
2008 24.230.007 8.784.801,81 15.445.205,19
2009 35.550.901 10.500.550,77 25.050.350,23
Để có được con số doanh thu như trên doanh nghiệp đã nỗ lực mở rộng thị trường đồng thời cũng mở rộng mặt hàng tiêu thụ
Công ty TNHH May Long Thành cốt lõi là công ty sản xuất gia công là chủ yếu. Số ít các trường hợp công ty phải tiêu thụ hàng hoá là do đối tác huỷ đơn hàng hoặc do hàng hoá có sai hỏng dẫn tới đối tác trả lại.Doanh thu xuất khẩu vẫn là nguồn thu chủ yếu của doanh nghiệp: năm 2005,chiếm 61,11%; năm 2006 là 67,55%; năm 2007 là 66,33% ; năm 2008 là 63,74% ; năm 2009 là 70,46% tổng doanh thu,còn lại là doanh thu trong nước.vì sản phẩm của công ty khá phong phú về chủng loại cũng như chất liệu,kiểu dáng nên doanh thu trong nước cũng tương đối cao.
Các hoạt động marketting, xúc tiến bán hàng quảng cáo hầu như rất ít hoặc không có.
Điểm mấu chốt trong tiêu thụ sản phẩm của công ty. Đảm bảo hàng hoá xuất đi không bị trả lại, công ty phải đáp ứng nghiêm ngặt các yêu cầu từ phía đối tác về sản xuất sản phẩm. Sản phẩm của công ty chủ yếu là do đối tác tiêu thụ ở nước ngoài (chủ yếu ở Nhật Bản).
Phần IV. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 1. Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp là nơi mà doanh nghiệp phải bắt đầu tìm kiếm những cơ hội và những mối đe dọa có thể xuất hiện, nó bao gồm tất cả các nhân tố và lực lượng có ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả thực hiện của Doanh nghiệp.
- Môi trường kinh tế: Năm 2009,nhu cầu tiêu dùng giảm sút do ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu,công ty cũng đã áp dụng chính sách kích câu của nhà nước nhằm ổn định tình hình kinh tế của doanh nghiệp. Theo nhận định của Hiệp hội dệt may Việt Nam, thì năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của ngành có thể đạt 10,5 tỷ USD, cao hơn năm 2009 1,3 tỷ USD và đang phấn đấu lọt vào top 5 những nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Năm 2009, ngành may mặc vượt qua khó khăn một cách ngoạn mục, là một trong những ngành dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu cả nước. Bước sang năm 2010, các doanh nghiệp may mặc đều nhận định "cánh cửa" đã rộng mở. Đầu năm 2009 không thấy ai đặt hàng, bức tranh xuất khẩu xám xịt, Ban giám đốc công ty phải họp liên tục để điều chỉnh phương án sản xuất. Lợi nhuận của công ty TNHH May Long Thành lúc đó được đẩy xuống hàng thấp nhất, ưu tiên số một là duy trì được việc làm cho công nhân. Đầu năm 2010, tình hình khác hẳn, công ty đã ký được hàng loạt những đơn hàng lớn. Thị trường Mỹ năm ngoái bị sụt giảm nhiều, công ty phải nhận những đơn hàng lẻ để làm nên rất vất vả trong việc tìm kiếm hợp đồng. Năm nay thị trường này phục hồi và kinh tế thế giới đã có cải thiện hơn, vì vậy công ty không còn cảnh khan hiếm đơn hàng để sản xuất nữa. Hiện nay công ty đã có quyền được lựa chọn khách hàng.công ty cũng đã chủ động chuẩn bị nguyên phụ liệu khá ổn để đảm bảo cho sản xuất. Công nhân của công ty năm nay không lo thiếu
việc làm.Thủ tướng chinh phủ phê duyệt Chiến lược phát triển và một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt - may Việt Nam đến năm 2010: Phát triển ngành dệt - may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.
- Môi Trường công nghệ: Để tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh..., ứng dụng CNTT là giải pháp cần thiết đối với ngành dệt may. ở Việt Nam, kinh nghiệm từ một số doanh nghiệp tiên phong tiếp cận công nghệ thông tin cho thấy còn có khả năng tăng năng suất lao động cao hơn. Công ty TNHH May Long Thành sau một năm ứng dụng công cụ quản lý này vào quy trình sản xuất và điều hành đã đạt được kết quả ngoài mong đợi. Số nhân công của đơn vị giảm đi nhưng giá trị sản phẩm xuất khẩu lại tăng tới 30%. phòng Kỹ thuật Công nghệ của công ty cho biết : “Năng suất ở tất cả các công đoạn của quy trình may đều tăng và hầu như không công đoạn nào tăng dưới 40%”. Công ty còn sử dụng đồng bộ các loại máy công nghệ cao phục vụ trong ngành may mặc,may công nghệ:
Ví dụ: Những máy căn bản: - Máy cắt, khắc laser - Máy dán đường may - Máy ép nhiệt, ép điểm - Máy cao tần
- Môi trường tự nhiên: Công ty TNHH May Long Thành luôn chú trọng đến việc tiết kiệm chi phí năng lượng vì đó không chỉ là chính sách của quốc gia mà nó còn giảm chi phí cho công ty. Theo kết quả kiểm toán năng lượng của Bộ Công Thương và các chuyên viên thuộc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TPHCM, tiềm năng tiết kiệm của các ngành công nghiệp và sản xuất ở Việt Nam là rất lớn cụ thể ngành dệt, may mặc 30%. Về mặt quản lý, công ty có kế hoạch sản xuất hợp lý và sản xuất dự phòng, tránh dừng máy đột ngột để đổi sản phẩm theo đơn hàng. Mỗi lần khởi động lại, máy phải gia nhiệt từ số 0 và tiêu hao nhiên liệu gấp 1,5 lần so với
chạy liên tục. Một yếu tố quan trọng trong các giải pháp tiết kiệm năng lượng chính là yếu tố con người, từ ban lãnh đạo, bộ phận gián tiếp đến công nhân trực tiếp sản xuất. Kinh nghiệm ở công ty TNHH May Long Thành là hàng tháng, phòng kế toán đều có thống kê chi tiết chi phí cho từng chủng loại sản phẩm, để có mức thưởng - phạt chính xác. Từ 1/1/2010, ngành Dệt may Việt Nam sẽ phải đối mặt với rào cản kỹ thuật của thị trường Mỹ - thị trường xuất khẩu (XK) hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam: Đó là đạo luật bảo vệ môi trường cho người tiêu dùng Mỹ. Đây là thách thức lớn, đòi hỏi ngành dệt may gấp rút chạy đua với thời gian để kịp đáp ứng. Theo đạo luật này, các lô hàng XK vào Mỹ phải có giấy kiểm nghiệm của bên thứ 3 xác nhận sản phẩm sử dụng nguyên liệu đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng. Nhà sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại nào gây ra cho người tiêu dùng. p lực này khiến ngành Dệt may phải xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn sản phẩm dệt may phù hợp và hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời đầu tư nâng cấp các trung tâm giám định, kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quản lý chất lượng và khắc phục các rào cản kỹ thuật.về vấn đề này co lẽ công ty TNHH May Long Thành cần phải có kế hoạch để đáp ứng được nhu cầu này.
- Môi trường văn hóa xã hội: Trong sự hội nhập toàn cầu hóa thì sự giao thoa văn hóa diễn ra thường xuyên hơn.Ví như xu hướng thời trang,thẩm mỹ của giới trẻ hay trung niên ở nước ta có sự ảnh hưởng từ Hàn Quốc rất nhiều.Chính vì vậy,các công ty,doanh nghiệp may mặc nói chung,công ty TNHH May Long Thanh nói riêng phải chu ý đến xu hướng giao thoa văn hóa này.Ngoài ra, cũng phải chú ý tới đặc điểm xã hội:thu nhập trung bình,các quản điểm thẩm mỹ, tâm lý sống,…thì mới ngày càng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
- Môi trường quốc tế: Khi thế giới diễn ra xu hướng toàn cầu hóa thì đó cũng là sức ép canh tranh đối với ngành may mặc.Điều này đòi hỏi công ty,doanh nghiệp may mặc nói chung ,công ty TNHH May Long Thành nói riêng phải có sự điều chỉnh với các lợi thế so sánh,phân công lao động. Ngày càng có nhiều hội chợ triển lãm quốc tế về máy móc công nghiệp dệt may và nguyên phụ liệu, phụ kiện ngành dệt
may,xu hướng thời trang sẽ tạo điều kiện cho các công ty may mặc trong nước phát triển theo kịp với các nước trên thế giới.
2. Môi trường ngành:
- Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay,nước ta có ngày càng nhiều công ty gia công,may mặc được thành lập nên số lượng đối thủ cạnh tranh là rất lớn. Đối thủ cạnh tranh của công ty TNHH May Long Thành có thể kể đến là công ty TNHH Ngọc Đỉnh,công ty may thêu Minh Phương,…
- Cạnh tranh tiềm ẩn: do ảnh hưởng suy thoái kinh tế, người tiêu dùng Nhật chuyển từ hàng tiêu dùng cao cấp sang hàng sản phẩm thấp cấp hơn, vì vậy các sản phẩm giá thấp, chất lượng đang có lợi thế tại thị trường Nhật. Đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp dệt may trong nước nói chung,công ty TNHH May Long Thành nói riêng tăng xuất khẩu đối với mặt hàng dệt may sang Nhật. Hiện Nhật Bản chiếm 10% trong tổng thị phần hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam.
- Áp lực của nhà cung ứng: Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Hiện nay, nhu cầu về nguyên liệu nhập khẩu để bảo đảm sản xuất cần đến 95% xơ bông, 70% sợi tổng hợp, 40% sợi xơ ngắn, 40% vải dệt kim và 60% vải dệt thoi. Qua đó, có thể thấy rằng cả một ngành công nghiệp dệt may gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài. Vì vậy để sản xuất ổn định, hầu như các công ty ngành dệt may đều phải chấp nhận gia công cho đối tác nước ngoài, dù lợi nhuận thấp. Bởi khi gia công, đối tác sẽ cung ứng kịp thời, đầy đủ nguyên phụ liệu. Còn sản xuất theo dạng FOB (mua đứt, bán đoạn), lợi nhuận cao hơn, nhưng bù lại phải chịu khó tự tìm nguồn nguyên phụ liệu bằng cách nhập khẩu. 70% nguyên phụ liệu dệt may VN phải nhập khẩu. Giá trị thu về từ xuất khẩu dệt may là rất thấp, bởi dệt may VN chủ yếu là gia công cho nhà nhập khẩu nước ngoài. Theo Phó Chủ tịch Hội Dệt may-Thêu đan, thì ngành dệt may Việt Nam chỉ có thể đáp ứng 30% nhu cầu nguyên phụ liệu và điều này không có nghĩa là năng lực của ngành kém, không đủ sức sản xuất. Về cơ bản, phụ liệu nội địa có thể đáp ứng đủ và nguyên liệu nội địa có thể đáp ứng đến 70% nhu cầu sản xuất; nhưng do yêu cầu về thành phẩm của đối tác nước ngoài cao, nguyên phụ liệu Việt Nam chưa đáp ứng
được, tất phải nhập từ nước ngoài.Việt Nam hiện chưa có đội ngũ thiết kế kiểu dáng nguyên liệu (vải) chuyên nghiệp.
- Áp lực của khách hàng: Với dệt may, các đơn hàng xuất khẩu đã giảm tới 30 - 50% và giá bán sản phẩm cũng đã giảm 20% - 30%. Mức tiêu dùng hàng dệt may cao cấp suy giảm mạnh nhất trong khi, đây lại là phân khúc thị trường có tỷ trọng cao trong xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Các thị trường xuất khẩu chủ lực của dệt may Việt Nam như Mỹ, EU sụt giảm mạnh, trong đó thị trường Mỹ giảm nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam trên 15%. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt hơn với các nhà xuất khẩu lớn như Trung Quốc, ấn Độ, Bangladesh, Indonesia . Việc quay trở lại thị trường nội địa của các doanh nghiệp cũng gian nan không kém. Các doanh nghiệp dệt may lớn sẽ phải chịu sự cạnh tranh với các cơ sở tư nhân. Lợi thế so sánh sẽ không bằng với các cơ sở này do may công nghiệp chi phí sẽ cao hơn so với may đơn lẻ.
- Sản phẩm thay thế:khi trên thị trường có một xu hướng thời trang mới hay một trong những sản phẩm hiện tại không đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng thì cũng là lúc công ty nên có sản phẩm thay thế.Đối với công ty TNHH May Long Thành thì đó chính là sự thay thế sản phẩm quần sooc với sản phẩm đồ da.
Thu hoạch của sinh viên qua giai đoạn thực tập tổng quan
Qua quá trình được thực tập tổng quan tại công ty TNHH May Long Thành, em nhận thức được rất nhiều kiến thức thực tế bổ ích so với quá trình học. Từ việc hiểu rõ hơn hoạt động của một công ty gia công may mặc từ nguyên tắc,bộ máy lãnh đạo,tổ chức sản xuất, kết cấu sản xuất;những yếu tố bên ngoài công ty tác động đến công ty như môi trường vĩ mô,môi trường ngành,…đến những kiến thức liên quan đến chuyên ngành kế toán của em như là:đặc điểm,chức năng,nhiệm vụ của bộ phận kế toán trong bộ máy công ty;sơ lược quy trình hạch toán kế toán các nghiệp vụ nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng mà trên lí thuyết em chỉ lĩnh hội một cách máy móc.
- Ưu điểm khi công ty TNHH May Long Thành sử dụng cơ cấu quản lý trực tuyến: phù hợp với việc sản xuất liên tục;tạo thuận lợi cho việc thực hiện chế độ một thủ trưởng,người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả công việc của người dưới quyền.
- Nhược điểm: cơ cấu tổ chức trực tuyến đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện, tổng hợp; hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ cao về từng mặt quản trị; khi cần phối hợp,hợp tác công việc giữa hai đơn vị,hoặc cá nhân ngang quyền thuộc các tuyến khác nhau thì việc báo cáo,thông tin,…thì phải đi đường vòng theo kênh liên hệ đã quy định.
Tài liệu tham khảo
- Tài liệu ở công ty TNHH May Long Thành.
- Giáo trình “Quản trị kinh doanh” của Viện ĐH Mở Hà Nội - Giáo trình “Pháp luật kinh tế”,NXB Ha Nội 2008
- Các tạp chí Tài chính,tạp chí Kinh tế phát triển,tạp chí Kế toán