“Nhàn” trong xu thế đối lập công danh, phú quý

Một phần của tài liệu Sự vận động tư tưởng Nhàn từ thơ nôm Nguyễn Trãi đến thơ nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trang 83 - 85)

7. Kết cấu của đề tài

3.1.2. “Nhàn” trong xu thế đối lập công danh, phú quý

Khẳng định, ngợi ca cuộc sống “nhàn dật”, xem thường công danh phú quý, từ lâu đã trở thành phương diện quan trọng trong mô hình tư duy của nhà nho. Họ xem đó như một phương cách để khẳng định khí tiết thanh cao của người quân tử. Tiếp nối hành trình của thơ ca “nhàn dật”, Nguyễn Bỉnh Khiêm một lần nữa khẳng định sự đối lập đó.

Trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập, chúng tôi thống kê được 16 bài thơ

thể hiện sự đối lập giữa “nhàn dật” và công danh, phú quý (phụ lục 7). Điều đó thể hiện rõ ràng nhân sinh quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm về vấn đề lợi danh, phú quý. Đúc kết những trải nghiệm trong cuộc đời ẩn dật, cũng như thời gian ở chốn quan trường, ông nhận thức sâu sắc sự ảo hóa của danh lợi, phú quý.

Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, “phú quý tựa chiêm bao”, công danh phù du như áng mây mỏng manh. Khi nói về công danh, ông đã hơn một lần dùng từ các từ “áng công danh”:

“Thuở áng công danh, nhiều phải lụy,

Trong nơi ẩn dật có cơ mầu”. (Bài 9)

“Lòng vô sự trăng in nước,

Của thảng lai gió thổi hoa” (Bài 31)

Cũng giống như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đặt “nhàn dật” và công danh, phú quý trong thế đối lập nhau, biểu trưng cho sự đối lập giữa thanh cao và phàm tục. Hai thế giới đối lập ấy được ngăn cách bởi một bức tường vô hình. Đó là khí tiết của nhà nho. Nguyễn Bỉnh Khiêm khẳng định, việc chạy

theo công danh phú quý sẽ khiến con người trở nên phàm tục, phải “lụy”, phải

thấp nhiều bề”... Còn trong nơi ẩn dật, con người có được “cơ mầu”, có được sự thanh cao.

“Vì danh cho phải danh làm lụy,

Được đạo thì hay đạo có mùi”. (Bài 18)

“Khách ở vườn đào cao mấy trượng,

Người đeo thói tục thấp nhiều bề”. (Bài 61)

Nhận thức sâu sắc sự đối lập công danh, phú quý và cuộc sống “nhàn dật”, học tập cách ứng xử của các bậc tiền nhân, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lựa chọn cuộc sống “nhàn” như một phương thức, một giải pháp đúng đắn để thực hiện vấn đề “minh triết bảo thân”, xa lánh thói tục, đạt đến sự thanh cao của tâm hồn.

“Một am phong nguyệt, tớ vui tớ,

Tóm lại, trong cuộc hành trình chạy tiếp sức của mình, thơ “nhàn” Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kế thừa đầy đủ các biểu hiện của thơ ca “nhàn dật” trước đó. Trở về với thiên nhiên, ngợi ca cuộc sống an bần lạc đạo, đối lập với công danh là những nội dung không thể thiếu trong thơ ca “nhàn dật”. Vấn đề đặt ra, đây không đơn thuần chỉ là sự tương đồng trong quan niệm về “nhàn dật” giữa hai tác giả Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm mà là điểm chung của tất cả những sáng tác thơ ca theo khuynh hướng này, không chỉ ở Việt Nam mà ở cả các nước đồng văn khác. Điều này có nguyên nhân sâu xa từ cội nguồn văn hóa, xã hội của tư tưởng “nhàn dật”, cũng như bản chất của các hệ tư tưởng đã chi phối nhà nho như đã trình bày ở chương 1 của luận văn. Cùng trong một hệ quy chiếu của tư tưởng Á Đông, sự tương đồng trong nhân sinh quan của các nhà nho là tất yếu. Tìm hiểu, chỉ ra những yếu tố mang tính kế thừa thơ

“nhàn” trung đại trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập là cơ sở quan trọng để tìm

hiểu những yếu tố vận động của tư tưởng này.

Một phần của tài liệu Sự vận động tư tưởng Nhàn từ thơ nôm Nguyễn Trãi đến thơ nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)