Vấn đề tồn nghi về văn bản Quốc âm thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập

Một phần của tài liệu Sự vận động tư tưởng Nhàn từ thơ nôm Nguyễn Trãi đến thơ nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trang 43 - 45)

7. Kết cấu của đề tài

1.3. Vấn đề tồn nghi về văn bản Quốc âm thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập

Khi thực hiện đề tài, chúng tôi gặp khó khăn về vấn đề văn bản của hai tập thơ Quốc âm thi tậpBạch Vân quốc ngữ thi tập. Đó là hiện tượng trùng lặp một số bài thơ giữa hai tập thơ. Kế thừa kết quả khảo sát của các nhà nghiên cứu

đi trước, đối chiếu vào hai văn bản Nguyễn Trãi, Quốc âm thi tập (Phạm Luận

phiên âm và chú giải, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2012) và Thơ văn Nguyễn Bỉnh

Khiêm (Đinh Gia Khánh chủ biên, nxb Văn Học, 1983), chúng tôi xác định được 29 bài thơ trùng lặp giữa hai văn bản (phụ lục 1). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng vì không thuộc đối tượng nghiên cứu, chúng tôi tạm thời không nhắc đến. Để phân định những bài thơ trùng lặp trên là một việc hết sức khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự hợp tác của khoa học liên nghành. Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu cố gắng xác định những bài thơ trên, bài nào của Nguyễn Trãi, bài nào của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Tài Cẩn đã sử dụng phương pháp so sánh ngôn ngữ để “Thử phân định thơ Nôm Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm”. Lã Nhâm Thìn sử dụng phương pháp thi pháp học, dựa vào số câu thơ sáu chữ, nhịp thơ, nội dung biểu đạt của những câu thơ sáu chữ để phân định… Tuy nhiên để đảm bảo tính khách quan cho việc thực hiện đề tài, chúng tôi sẽ tạm để các bài thơ trùng lặp đó ngoài phạm vi nghiên cứu.

Tiểu kết

Tư tưởng “nhàn” là một phương diện nổi bật trong sáng tác của các nhà Nho. Đó là biểu hiện của một phương thức ứng xử trước hiện thực xã hội. Tư

tưởng này có nguồn gốc sâu xa từ bản chất của các hệ tư tưởng Nho – Đạo – Phật, kết hợp với những đặc điểm xã hội, thời đại, cuộc đời của mỗi tác giả đã tạo những biểu hiện khác nhau. Do đó tư tưởng “nhàn” của các tác giả ở các giai đoạn khác nhau sẽ có sự kế thừa, vận động nhất định.

Cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV là một thời kì khá phức tạp trong lịch sử Việt Nam. Đất nước trải qua những cuộc biến thiên lớn giữa hai đối cực chiến tranh - hòa bình, suy thoái - phát triển. Sống trong thời đại ấy, Nguyễn Trãi đã đã gặp phải biết bao biến cố, thăng trầm, biết bao những bi kịch đau đớn, tuyệt vọng. Điều đó là nguyên nhân dẫn dắt ông đã tìm về với tư tưởng “nhàn dật” như một giải pháp “minh triết bảo thân”, một quan niệm sống để an ủi trái tim cô đơn.

Bước sang thế kỉ XVI, xã hội phong kiến Việt Nam rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Chiến tranh, cát cứ khiến đời sống nhân dân cực khổ, lầm than. Tiền bạc, danh lợi làm cho đạo đức phong kiến suy đồi. Thực trạng bi thương ấy cũng đã khiến Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm đến tư tưởng “nhàn dật” như một triết lý sống trong thời đại loạn lạc.

Chương 2

“NHÀN” TRONG QUỐC ÂM THI TẬP – QUAN NIỆM SỐNG CỦA CÁI TÔI CÔ ĐƠN

Một phần của tài liệu Sự vận động tư tưởng Nhàn từ thơ nôm Nguyễn Trãi đến thơ nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)