0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Tăng cường quá trình pha loãng nước sông

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ NGUỒN THẢI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG NHUỆ ĐOẠN CHẢY QUA HÀ NỘI (Trang 63 -65 )

Trên sông Nhuệ, đoạn từ Cầu Diễn trở về hạ lưu các chỉ tiêu về chất lượng nước đều vượt quá tiêu chuẩn nước mặt loại B1. Những đoạn tiếp theo, do khả năng tự làm sạch của dòng sông nên chất lượng nước được cải thiện hơn, nhưng vẫn cao hơn tiêu chuẩn nước mặt loại B1. Mức độ giảm các chất ô nhiễm phụ thuộc vào lưu lượng, vận tốc để tăng khả năng tự làm sạch của sông. Vì vậy, đối với những nguồn

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 55 Cao học môi trường K18

nước bị ô nhiễm như sông, suối, kênh dẫn nước thì ứng dụng biện pháp pha loãng để xử lý ô nhiễm là thích hợp.

Hệ số pha loãng là chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật quan trọng để xác định nhu cầu nước cho mục đích tưới và xử lý ô nhiễm. Trên cơ sở thí nghiệm, xác định được hệ số pha loãng Kp=1,15  1,2. Thông qua chỉ tiêu này, có thể xác định qui mô công trình cần nâng cấp hoặc xây dựng mới có nhu cầu về xử lý ô nhiễm nước. Đặc biệt đối với các hệ thống gần các khu công nghiệp, thành phố và những khu dân cư tập trung.

Giữa tỷ lệ pha loãng và tỷ lệ giảm nồng độ các chất trong phạm vi giới hạn nhất định có sự tương quan chặt chẽ theo hồi qui tuyến tính. Đối với các chất BOD5, COD khi pha loãng với tỷ lệ từ 5  20% thì tỷ lệ nồng độ các chất giảm là 4  16%. Chương trình mô phỏng chất lượng nước WASP5 được ứng dụng để tính toán thủy lực và lan truyền chất trên sông Nhuệ của Tiến sỹ Bùi Quang Trung cho kết quả tính toán tương đối phù hợp với tài liệu thực đo. Trong đó, các chỉ tiêu thuỷ lực sai lệch từ 2  2,5%; mực nước sai lệch 1,2  3%; BOD5 từ 4 13%; DO từ 9 

17% so với thực đo là nằm trong phạm vi cho phép.

Với phương án điều hành cống Liên Mạc được chọn, tăng thêm lưu lượng lấy qua cống Liên Mạc khoảng từ 15  20% so với lưu lượng tưới hiện tại, thì khả năng cấp và chuyển nước qua cống Liên Mạc vẫn thoả mãn được. Lưu lượng tính toán cho mục đích tưới và xử lý ô nhiễm của các tháng đều nhỏ hơn khả năng lấy nước của cống, trừ tháng có lưu lượng yêu cầu lớn hơn khả năng của cống là 1,3 m3/s. Khả năng chuyển tải nước cảu sông Nhuệ cũng thoả mãn được phương án điều hành trên vì cao trình mực nước tại các vị trí như cống Liên Mạc. cầu Hà Đồng, cống Đồng Quan đều thấp hơn cao trình mực nước thiết kế từ 7  10cm. Vì vậy, thực hiện phương án điều hành cống Liên Mạc để tưới và xử lý ô nhiễm nước sông Nhuệ, hiện tại chưa đòi hỏi phải nâng cấp hệ thống tưới.

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 56 Cao học môi trường K18

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ NGUỒN THẢI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG NHUỆ ĐOẠN CHẢY QUA HÀ NỘI (Trang 63 -65 )

×