Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng nghiệp vụ thị trường mở giai đoạn 2007 đến nay (Trang 31 - 35)

Thứ nhất, thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Hiệu quả của chính sách tiền tệ cần dựa trên cơ sở có sự phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa. Mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế phụ thuộc vào việc xây dựng và điều hành các chính sách của quốc gia. Việc bội chi ngân sách có xu hướng gia tăng qua các năm đã tác động làm hiệu quả của chính sách tiền tệ bị sụt giảm.

Thứ hai, GTCG tham gia thị trường mở chưa đa dạng. Theo Quyết định số 11/QĐ-NHNN ngày 06/01/2010 đã có sự thay đổi quy định tỷ lệ chênh lệch giữa GTCG tại thời điểm định giá và thanh toán trong giao dịch mua bán có kỳ hạn giữa NHNN và các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, trong Quyết định này, danh mục GTCG tham gia thị trường mở chưa được mở rộng. Việc quy định thứ tự ưu tiên GTCG trong xét thầu nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng đầu tư dự trữ thanh khoản vào các GTCG có tính thanh khoản cao đã gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng nhỏ nắm không nhiều trái phiếu Chính phủ.

Thứ ba, cơ chế điều hành lãi suất có những hạn chế nhất định. Tháng 6/2001, NHNN cho phép tự do hóa lãi suất tín dụng ngoại tệ; tháng 6/2002, tự do hóa lãi suất nội tệ. Tuy nhiên, NHNN vẫn điều hành theo cơ chế kiểm soát trực tiếp, ban hành nhiều loại lãi suất khác nhau như lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu... mang nặng tính hình thức. Mặt khác, trong giao dịch trên thị trường mở, số

lượng thành viên tham gia giao dịch còn hạn chế nên lãi suất thị trường mở chưa phản ánh đúng quan hệ cung – cầu vốn trên thị trường.

Thứ tư, thu thập và xử lý thông tin còn nhiều khó khăn. Với tần suất giao dịch bình quân 1 – 2 phiên/ngày đòi hỏi thông tin về nhu cầu vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, nhu cầu vay vốn, mặt bằng lãi suất phải được cập nhật liên tục hàng ngày, hàng giờ tới ban điều hành thị trường. Tuy nhiên, NHNN vẫn chưa có hệ thống theo dõi kịp thời và đầy đủ các hoạt động trên thị trường tiền tệ. Việc theo dõi, dự báo vốn khả dụng còn có những khó khăn nhất định nên độ chính xác chưa cao. Điều này xuất phát chủ yếu từ thị trường tiền tệ liên ngân hàng vẫn chưa phát triển. Chính vì vậy cho đến nay, NHNN vẫn chưa xây dựng được cơ chế truyền tải của chính sách tiền tệ và chưa lượng hoá được mức độ tác động của các công cụ chính sách tiền tệ đến M2 và các chỉ tiêu vĩ mô khác của nền kinh tế. Đây là một trong những nhược điểm lớn trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.

2.3. Một số đề xuất để hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam

Trong thời gian sắp tới, để công cụ nghiệp vụ thị trường mở phát huy hiệu lực cao hơn, thiết nghĩ nên triển khai một số biện pháp cơ bản, trước mắt sau:

- NHNN nên đa dạng loại hàng hoá giao dịch trên thị trường. Thực tế cho thấy hàng hóa của thị trường mở hiện còn khá nghèo nàn, chủ yếu là tín phiếu ngân hàng. Các phương tiện giao dịch như các loại trái phiếu thời hạn ngắn, chứng khoán do bản thân các ngân hàng phát hành... vẫn chưa giao dịch trên thị trường này. Thêm vào đó, khối lượng tín phiếu ngân hàng còn quá nhỏ so với quy mô vốn của ngân hàng. Như vậy, nghiệp vụ thị trường mở chưa thực sự có tác động lớn đến cung cầu vốn trên thị trường. Việc tăng khối lượng hàng hóa giao dịch cũng là hấp lực để thu hút nhiều tổ chức tín dụng tham gia thị trường mở.

- NHNN cần tiếp tục hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường thứ cấp về GTCG. Hệ thống công nghệ thông tin cần được không ngừng nâng cấp nhằm hỗ trợ NHNN nắm bắt kịp thời các thông tin thị trường (nhu cầu vốn của nền kinh tế, khả năng thanh khoản của các NHTM,...) để đưa ra các quyết định sát thực và chính xác. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng nâng cao độ an toàn, chuẩn xác trong các hoạt động giao dịch tiền tệ, tăng hiệu quả hoạt động (nhờ rút ngắn thời gian giao dịch), cũng như cải tiến các chương trình phần mềm ứng dụng về lưu ký GTCG tại Sở Giao dịch

NHNN nhằm theo dõi và thanh toán giấy tờ có giá của NHNN và của các tổ chức tín dụng.

- Song song với cải tiến, nâng cấp công nghệ ngân hàng, NHNN cần không ngừng bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện các quy trình liên quan đến nghiệp vụ thị trường mở, như đặt thầu, xét thầu; các thủ tục về đăng ký, lưu ký GTCG; thủ tục về lập hợp đồng, quy trình giao dịch qua mạng,... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng khi tham gia giao dịch, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí giao dịch.

- NHNN nên nghiên cứu tăng thêm số phiên giao dịch. Hiện số phiên giao dịch mỗi ngày là 2, với kỳ hạn giao dịch 14 ngày và 28 ngày. Tăng phiên giao dịch đồng nghĩa với việc tăng thời gian tiếp xúc của các tổ chức tín dụng với NHNN. Nhờ đó, sự hỗ trợ của NHNN với tư cách là người cho vay cuối cùng sẽ tốt hơn.

- Một vấn đề quan trọng nữa đó là cần tìm giải pháp thiết thực để gia tăng hơn nữa số lượng thành viên (tổ chức tín dụng) tham gia thị trường mở. Thực tế cho thấy, thành viên tham gia thị trường mở thời gian qua đã có sự gia tăng về số lượng và đa dạng về loại hình. Nếu như trước đây, thị trường mở hầu như chỉ có các NHTM nhà nước tham gia, các khối ngân hàng khác còn đứng ngoài cuộc, thì hiện nay thị trường mở Việt Nam đã có sự góp mặt của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng liên doanh, NHTM cổ phần,… Tuy nhiên, còn một bộ phận không ít các NHTM cổ phần nhỏ chưa tham gia thị trường mở, do quy mô vốn bé, trình độ nghiệp vụ chưa đáp ứng cũng như chưa quen nên chưa tham gia hoặc còn lúng túng trong việc tham gia đấu thầu tại thị trường tiền tệ thứ cấp này. Hiện mỗi phiên giao dịch chỉ nhận được sự tham gia đặt thầu của khoảng 10 - 15 tổ chức tín dụng. Đây là con số khá khiêm tốn so với lực lượng tổ chức tín dụng đông đảo hiện đang hoạt động tại Việt Nam. Gia tăng số lượng thành viên cũng góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của nghiệp vụ thị trường mở trong việc điều hành lượng tiền trong lưu thông của NHNN, nhờ đó tăng được độ sâu và độ rộng (lan toả) của chính sách tiền tệ.

Ngoài ra, theo ông Phạm Hồng Hải, Phó tổng giám đốc, Giám đốc khối Ngân hàng toàn cầu, kinh doanh tiền tệ và thị trường vốn Ngân hàng HSBC Việt Nam cho rằng, khi tham gia thị trường OMO, NHTM cần lưu ý những điểm sau:

• Điểm lưu ý đầu tiên là, để tham gia nghiệp vụ thị trường mở, các NHTM phải là thành viên OMO và có nguồn giấy tờ có giá theo Quy chế của nghiệp vụ thị trường mở. • Điểm thứ hai là, với mục đích cung cấp vốn ngắn hạn cho các NHTM, do đó các

NHTM không nên dựa dẫm quá nhiều vào kênh này mà cần có kế hoạch huy động phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của bản thân mỗi ngân hàng mình. Tuy nhiên, với tổng lượng giao dịch qua kênh này chỉ vào khoảng 700 tỷ đồng/ngày thì có thể kết luận là các NHTM vẫn đang chủ động được việc cân đối nguồn vốn và quản lý thanh khoản.

KẾT LUẬN

፠፠፠፠፠፠

Nghiệp vụ thị trường mở là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ quan trọng được Ngân hàng Trung ương các quốc gia sử dụng. Nền kinh tế của nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức của nhu cầu mở cửa và hội nhập, để đáp ứng đòi hỏi của thị trường mang tính toàn cầu hóa, tính cạnh tranh giữa các ngân hàng trong và ngoài nước tăng lên, NHNN cũng đang chuyển từ sử dụng các công cụ trực tiếp sang công cụ gián tiếp với điều hành chính sách tiền tệ, điển hình là công cụ nghiệp vụ thị trường mở. Công cụ OMO có thể được xem là một trong những kênh quan trọng nhất trong hoạt động điều hành thị trường vốn của NHNN, đảm bảo khả năng thanh khoản của các NHTM.

Nghiệp vụ thị trường mở đang dần trở thành kênh chủ đạo để NHNN bơm tiền ra nền kinh tế và thu tiền về từ lưu thông, góp phần quan trọng điều hoà vốn khả dụng của các NHTM. Việc điều hành chính sách tiền tệ như trên đòi hỏi tiền đề là thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán Chính phủ và thị trường hối đoái phải phát triển ở mức khá hoàn thiện; trình độ quản lý vốn khả dụng của NHTW ở mức khá cao; trang bị kỹ thuật hiện đại trong hoạt động giao dịch trên thị trường phải có cơ sở một nền tài chính và tiền tệ khá ổn định, vững chắc; hệ thống ngân hàng phát triển càng cao, mạng lưới thanh toán và bù trừ đáng tin cậy. Tất cả những điều kiện đó sẽ là cơ sở giúp cho nghiệp vụ thị trường mở Việt Nam có thể phát huy hiệu quả tối đa của nó. Vì vậy, trong những năm tới, NHNN cần thực hiện các giải pháp cơ bản trên để công cụ nghiệp vụ thị trường mở trở thành công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ và phát huy được tối đa hiệu quả của nó.

Do kiến thức còn hạn hẹp, nhất là về NHTW và chính sách tiền tệ, nên đề án môn học không thể tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế. Rất mong được sự quan tâm, góp ý của các thầy cô giáo để đề án môn học tài chính tiền tệ này được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo đã giúp đỡ em hoàn thành đề án môn học này.

Một phần của tài liệu Thực trạng nghiệp vụ thị trường mở giai đoạn 2007 đến nay (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w