Một số thành tựu nghiên cứu về phân loại học phân tử

Một phần của tài liệu xác định tên một số loài thuộc chi tre (bambusa schreb.) do biến đổi hình thái ở việt nam bằng kỹ thuật phân tích and (Trang 25 - 27)

Ngoài nƣớc

Trong những năm gần đây, kỹ thuật sinh học phân tử đang được áp dụng rộng rãi, có hiệu quả trong nghiên cứu tiến hóa, phân loại và đa dạng di truyền quần thể sinh vật. Phương pháp chủ yếu dựa trên kỹ thuật phân tích ADN. Hiện nay cơ sở dữ liệu gen ( Genbank, 2011) đã lưu giữ trên 80 triệu trình tự ADN với khoảng hơn 90 tỷ nucleotide. Đây là nguồn dữ liệu có giá trị trong sinh học bảo tồn vì bốn lý do chính là (1) số liệu về trình tự các nucleotide rất có giá trị trong việc xác định các đơn vị bảo tồn giúp cho việc đánh giá, sắp xếp phân loại, nhất là bậc loài và dưới loài; (2) số liệu trình tự nucleotide đảm bảo độ chính xác cao nên tạo cơ sở khoa học tốt nhất cho bảo tồn đa dạng di truyền trong nghiên cứu di truyền quần thể, vì nó bộc lộ rõ các biến đổi di truyền ở trong và giữa các quần thể, giữa các cá thể, giữa cha mẹ và con cái… (3) kết quả phân tích ADN cho phép xác định chính xác loài, quần thể cho đến tận cá thể từ các mẫu vật không còn nguyên vẹn mà vẫn xác định thấy hiện tượng tạp lai giữa các loài, các quần thể địa lý…;(4) kết quả nghiên cứu ADN không bị ảnh hưởng vào bất cứ yếu tố khách quan do con người hay môi trường gây ra.

Tre trúc là loại cây được trồng phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam … có nhiều công dụng phục vụ cho đời sống con người nên rất được quan tâm nghiên cứu. Vì thế cho đến nay trong cơ sở dữ liệu gen (Genbank, 2012) đã lưu giữ khoảng 16.542 trình tự nucleotide cho phân loại Họ phụ tre (Bambusoideae), trong đó có khoảng 607 trình tự nucleotide cho chi Bambusa, trong số này rất nhiều loài cũng có ở Việt Nam. Đối với thực vật hai nhóm gen chính thường được sử dụng là gen nhân và hệ gen lục lạp (cpADN). Chẳng hạn, Sun và cộng sự (2005) [61] đã sử dụng trình tự nucleotide ADN vùng ITS nhân để nghiên cứu 21 loài tre thuộc các chi Bambusa, Dendrocalamopsis, Dendrocalamus, Guadua, LelebaLingnania

và đã giải quyết được mối quan hệ di truyền của một số loài thuộc chi Bambusa (B. subaequalis, B. multiplex, B. emeiensis, B. chungii, B. contracta, B. hainanensis, B. flexuosa, B. sinospinosa, B. tuldoides, B. surrecta, B. intermediaB. valida). Tương tự, Yang và cộng sự (2008) [67] cũng đã sử dụng trình tự ADN vùng ITS và vùng trnL-F để nghiên cứu nguồn gốc phát sinh chủng loại của 53 loài thuộc phân họ Bambusoideae. Kết quả nhận được đã làm sáng tỏ mối quan hệ di truyền của một số chi khác với chi Bambusa. Năm 2010 W.L. Goh và cộng sự [37] đã xác định trình tự nucleotide vùng gen nhân GBSSI và bốn vùng gen lục lạp: rps16-trnQ; trnC-rpoB; trnH-psbA; trnD-T để nghiên cứu mối quan hệ di truyền giữa các loài tre (climbing bamboos) ở Đông Nam Á với các loài trong chi Bambusa. Cũng trong năm 2010, Zhou và cộng sự [68] đã sử dụng trình tự ADN của PIF để làm rõ mối quan hệ di truyền các loài thuộc phân họ Bambusoideae. Năm 2009, Wu và cộng sự [66] đã công bố trình tự genome lục lạp đầy đủ của hai loài tre là Dendrocalamus latiflorusBambusa oldhamii, với kích thước tương ứng là 139.350bp và 139.365bp.

Đây là nguồn dữ liệu có giá trị để chúng ta có thể khai thác ứng dụng cho nghiên cứu chi này của Việt Nam.

Trong nƣớc

Các nghiên cứu về đa dạng di truyền phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học và tái tạo nguồn gen đã được thế giới quan tâm và phát triển. Theo hướng này, các nhà nghiên cứu trong nước cũng đã từng bước tiếp cận.

Gần đây, việc ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử trong nghiên cứu đa dạng di truyền, phân loại và nhận dạng mẫu sinh vật ở Việt Nam cũng đã đạt được nhiều kết quả có giá trị. Đối với một số loài động, thực vật là nhóm nghiên cứu của Nông Văn Hải [25] đã dùng gen ty thể (18S rRNA) để nghiên cứu phả hệ và giám định ADN một số loài lan Hài, cây Bình vôi, gà Lôi, cá Bạc má, cá Chim trắng, cá Hố, cá Nục sò, cá Sòng gió và đã phát hiện ra mức độ tiến hóa của chúng. Hay nhóm tác giả của Đặng Tất Thế (2003 -2006) cũng sử dụng các nhóm gen này để phân tích sự tiến hóa phân tử và phát sinh chủng loại của một số loài thú, bò sát quý hiếm của Việt Nam [26]. Nhóm tác giả Vũ Thị Thu Hiền (2009) [12] đã sử dụng vùng gen tRNA-leu để phân loại cho hai loài gỗ quý thuộc chi Dalbergia….Tuy nhiên, đối với các loài tre, Việt Nam mới chỉ có tác giả Nguyễn Minh Tâm (2006) [21] sử dụng một số chỉ thị isozyme để nhận dạng cho hai loài tre của Việt Nam, mặc dù các kết quả thu nhận chưa nhiều nhưng cũng là cơ sở cho công tác bảo tồn đa dạng di truyền, còn các công trình nghiên cứu khác của các tác giả Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn (2007), Vũ Văn Dũng, (2000), Phạm Hoàng Hộ (2000), Nguyễn Khắc Khôi (2007), Lê Nguyên (1971), Nguyễn Hoàng Nghĩa (2006) [2, 4, 11, 15, 16, 51] thì chủ yếu dựa trên cơ sở đặc điểm hình thái để nhận dạng và phân loại nên vẫn còn những nghi ngờ về vị trí phân loại, tên khoa học…vì vậy cần có kết quả phân tích ADN để làm sáng tỏ. Đến nay chưa có một công trình công bố nào đề cập đến việc ứng dụng kỹ thuật phân tích ADN để hỗ trợ cho phân loại chi tre Bambusa Schreb. ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu xác định tên một số loài thuộc chi tre (bambusa schreb.) do biến đổi hình thái ở việt nam bằng kỹ thuật phân tích and (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)