Xem xét môi trường đối với quy hoạch phát triển công nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến sự biến động đất nông nghiệp huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 74 - 75)

Thứ nhất, việc xây dựng quy hoạch phải đi trước một bước so với yêu cầu thực tiễn. Để thực hiện điều này, công tác xây dựng quy hoạch một mặt cần được hoạch định cho những thời kỳ đủ dài để có những dự tính mang tính chất chiến lược. Bên cạnh đó, có chính sách theo dõi, đánh giá chặt chẽ việc thực hiện các quan điểm quy hoạch phát triển KCN như: kiểm soát tỷ lệ sử dụng đất công nghiệp trong các KCN, xử lý nghiêm minh các KCN cố tình làm trái các quy định quy hoạch KCN của nhà nước, đặc biệt là quy định về tỷ lệ lấp đầy KCN hiện có khi mở rộng và bổ sung quy hoạch KCN mới của các địa phương theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ. Từ đó có căn cứ và lộ trình điều chỉnh quy hoạch KCN cho phù hợp với yêu cầu phát triển của từng thời kỳ.

Thứ hai, quy hoạch cần dự tính vị trí đặt KCN đảm bảo tính bền vững. Việc bố trí các KCN gần các đô thị lớn và các khu dân cư tập trung thời gian qua đã thể hiện nhiều điểm bất cập (ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông,…). Do vậy, trong công tác quy hoạch phát triển KCN cần xác định rõ những vị trí có thể xây dựng các KCN cũng như những ngành nghề cụ thể được phép đầu tư vào những vị trí này. Cụ thể là vị trí đặt KCN không được ảnh hưởng tới hành lang phát triển các đô thị trong tương lai. Các KCN không nên bố trí quá gần các tuyến giao thông huyết mạch và phải đảm bảo không ảnh hưởng tiêu cực tới sự tồn tại bền vững của các nguồn tài nguyên thiên nhiên (nguồn nước, nguồn tài nguyên rừng, cảnh quan thiên nhiên,...).

68

Thứ ba, cần quy định về quy mô tối thiểu cho từng loại KCN. Việc phát triển các KCN có quy mô quá lớn hoặc nhỏ sẽ khó đảm bảo tính chất bền vững của chính KCN. Với KCN có diện tích quá lớn sẽ khó lấp đầy, gây lãng phí nguồn tài nguyên đất; còn KCN quá nhỏ thì việc đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống quản lý môi trường và các dịch vụ đi kèm sẽ gặp nhiều khó khăn và không đảm bảo hiệu quả hoạt động. Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển của các quốc gia khác, kết hợp với phân tích thực tế các KCN của vùng, nên quy định quy mô tối thiểu để đưa vào quy hoạch KCN là 200 ha; đối với các địa phương không có thế mạnh trong thu hút vốn đầu tư, quy mô KCN tối đa là 500 ha.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến sự biến động đất nông nghiệp huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 74 - 75)