Tình hình phát triển công nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến sự biến động đất nông nghiệp huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 48 - 51)

Quá trình phát triển khu công nghiệp Thăng Long tại địa bàn nghiên cứu tính đến tháng 10 năm 2009 đã được Chính phủ phê duyệt và cấp phép giai đoạn 1 là năm 1997, giai đoạn 2 là năm 2002 và giai đoạn 3 là năm 2006, với tổng diện tích quy hoạch là 274,8 ha. Khu công nghiệp Thăng Long từ khi đi vào họa động đã thu hút được rất nhiều lao động trẻ tại địa phương đến làm việc, giải quyết ổn định vấn đề việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Khu công nghiệp không chỉ thu hút lao động địa phương và còn thu hút được rất nhiều lao động trẻ từ các tỉnh khác khiến cho số lượng lao động vãng lai sinh sống tại khu vực ngày càng tăng dẫn đến biến động dân số cục bộ tại khu vực nghiên cứu là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên hiện nay do ảnh hưởng mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà diện tích đất nông nghiêp đã bị thu hồi nhiều để phục vụ những mục đích khác nhau dẫn đến người dân thiếu việc làm, đó là thực tế của nhiều vùng nông nghiệp ven đô trong đó có xã Võng La- Đông Anh. Tính đến thời điểm này xã Võng La bị thu hồi phần lớn diện tích đất nông nghiệp. Tổng diện tích đất nông nghiệp xã Võng La trước đây khoảng 200 ha, nhưng từ khi khu công nghiệp Thăng Long đi vào hoạt

42

động thì diện tích đất của xã hiện nay chỉ còn khoảng 65 ha. Nhưng trên thực tế hiện nay 65 ha đất nông nghiệp còn lại chỉ có khoảng 30 ha đất nông nghiệp, còn 35 ha còn lại thì chuyển sang trồng các loại cây trồng khác chứ không thể trồng lúa được do không có đường nội đồng và hệ hống tiêu thoát nước để cung cấp cho mùa vụ, mặt khác dân đổ rác thải bừa bãi gây ô nhiễm và làm đất mất chất.

Đông Anh có 2 khu công nghiệp lớn: Khu công nghiệp Đông Anh và khu công nghiệp Thăng Long. Ngoài ra, trên địa bàn huyện cũng có một số làng nghề truyền thống đang được đầu tư và phát triển mạnh tại các xã Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú… Đóng trên địa bàn huyện có trên 700 công ty TNHH, 355 công ty cổ phần, 105 doanh nghiệp tư nhân, gần 30 công ty nhà nước, 11 công ty TNHH nhà nước một thành viên và trên 13.000 hộ kinh doanh cá thể.

Hiện trên địa bàn huyện Đông Anh có những dự án phát triển công nghiệp sau: a. Dự án khu công nghiệp Bắc Thăng Long: Có vị trí ở 2 xã Võng La và Kim Chung. Giai đoạn 1 của dự án có diện tích 128 ha. Được phê duyệt năm 1997, và hiện đang đi vào hoạt động.

b. Dự án khu công nghiệp vừa và nhỏ: Vị trí xã Nguyên Khê. Giai đoạn 1 được triển khai trên diện tích 20 ha.

Dự án đang được triển khai có hiệu quả, làm cơ sở giải quyết việc làm cho người dân địa phương.

c. Dự án nhà máy ô tô khách 1- 5 (công suất 5000xe/năm): Nằm ở xã Nguyên Khê, tổng diện tích giai đoạn 1 khoảng 20 ha. Dự án được duyết năm 2002, được triển khai nhanh và đạt hiệu quả khá cao.

d. Dự án Nhà máy giết mổ và chế biến thực phẩm: Nằm ở xã Hải Bối, chiếm diện tích 7 ha.

e. Dự án xây dựng khu sản xuất nông nghiệp chất lượng cao: Chiếm khoảng 20- 30 ha. Hiện đang được Ban quản lý dự án huyện Đông Anh triển khai lập dự án.

43

Bảng 3.5. Danh sách các công ty trong khu công nghiệp, chế xuất huyện Đông Anh TT Tên KCN- KCX/Công ty Lĩnh vực hoạt động Địa chỉ

I KCN Thăng Long Huyện Đông Anh- Hà Nội 1 Công ty TNHH VOLEX

CABLE ASSEMBLY (VIETNAM)

Điện- Dây & Cáp điện

Lô D- 5B KCN Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội.

2 Công ty TNHH Hà Nội STEEL CENTER

Thép Lô 13B KCN Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội. 3 Công ty TNHH Hệ Thống

Mới Việt Nam

Vi tính- Thiết kế đồ họa

KCN Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội. 4 Công ty TNHH

VINACAD

Kiến trúc- Thiết kế Lô 5A KCN Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội. 5 Công ty TNHH TOKYO

MICRO Việt Nam

Cơ điện Lô 16B KCN Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội. 6 Công ty TNHH FUJIKIN

Việt Nam

Van công nghiệp Lô 4D KCN Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội. 7 Công ty TNHH BEMAC

PANELS MFG Việt Nam

Điện tử- Dụng cụ, thiết bị và linh kiện

Lô 17B KCN Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội. 8 Công ty TNHH SEED

Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Văn phòng phẩm Lô 3B KCN Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội.

9

Công ty TNHH KEINHING MURAMOTO VIETNAM

Kim loại, cắt xén Lô 3C KCN Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội. 10 Công ty TNHH

ATSUMITEC Việt Nam

Cơ khí, gia công và sản xuất

Lô 3H KCN Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội. 11 Công ty TNHH

PANASONIC HOME APPIANCES Việt Nam

Gas, khí hóa lỏng đóng bình và bồn

Lô 6B KCN Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội.

12 Công ty TNHH

RYONAN ELECTRI Việt Nam

Điện tử, thiết bị và linh kiện

Lô 10B KCN Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội.

13 Công ty TNHH PARKER PROCESSING Việt Nam

Hóa chất, sản xuất và cung ứng

Lô 1C- 2C KCN Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội. 14 Công ty Cổ phẩn Phát

triển đầu tư xây dựng Việt Nam

Đầu tư KCN Thăng Long, xã Nguyên Khê, Đông Anh

Hà Nội

44

PLASTICS Việt Nam Anh, Hà Nội. 16 Công ty TAISEI CORP Xây dựng Lô 7C KCN Thăng Long,

Đông Anh, Hà Nội. 17 Công ty TNHH

YASUFUKU Việt Nam

Nhựa Lô 3D KCN Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội. 18 Công ty TNHH VOLEX

Việt Nam

Dây điện và cáp điện

Lô 5D KCN Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội. 19 Công ty TNHH

KAYABA Việt Nam

Phụ tùng xe máy Lô I10-11-12 KCN Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội. 20 Công ty TNHH OGINO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việt Nam

Cơ khí- Gia công và sản xuất

KCN Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội. II Khu công nghiệp Bắc

Thăng Long 1 Công ty TNHH

SAKURAI Việt Nam

Xe hơi- Phụ tùng KCN Bắc Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội 2 Công ty TNHH TOA Việt

Nam

Điện tử- dụng cụ, thiết bị và linh kiện

Lô 1D KCN Bắc Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội 3 Công ty TNHH Bút Chì

MITSUBISHI Việt Nam

Văn phòng phẩm Lô 7C KCN Bắc Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội (Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội)

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến sự biến động đất nông nghiệp huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 48 - 51)