5. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Hiện trạng ứng dụng viễn thám và GIS xây dựng bản đồ chuyên đề ở
chuyên đề ở Việt Nam
Từ đầu những năm 80 viễn thám bắt đầu đƣợc ứng dụng nhƣ một nguồn tƣ liệu mới, một phƣơng pháp, công nghệ mới trong nhiều lĩnh vực và đã đem lại hiệu quả rõ rệt về khoa học, công nghệ và kinh tế.
Trong lĩnh vực địa chất: tƣ liệu viễn thám đã đƣợc sử dụng để thành lập nhiều loại bản đồ địa chất nhằm phục vụ nghiên cứu các chuyên đề địa chất và tìm kiếm, thăm dò khoáng sản. Tƣ liệu viễn thám đƣợc sử dụng chỉnh lý bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000 phủ trùm toàn quốc, bản đồ tỷ lệ 1:200.000 ở một số vùng và để thành lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 ở nhiều vùng. Tƣ liệu viễn thám còn đƣợc ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu và thành lập bản đồ cấu trúc địa chất, địa mạo, tìm kiếm khoáng sản (chủ yếu là nội sinh), thạch học, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, tai biến địa chất (trƣợt đất, biến động đới bờ, động đất,…), địa chất đô thị và địa chất môi trƣờng.
Trong lĩnh vực điều tra tài nguyên rừng: điều tra và thành lập bản đồ rừng tỷ lệ 1:100.000, 1:250.000, 1:500.000, 1:1.000.000 phủ trùm toàn quốc theo chu kỳ 5 năm. Ngoài ra, tƣ liệu viễn thám còn đƣợc sử dụng thành lập bản đồ hiện trạng rừng ở tỷ lệ 1:50.000 trên nhiều vùng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng cũng nhƣ nghiên cứu môi trƣờng sinh thái rừng, kiểm kê tài nguyên rừng phục vụ công tác quản lý tài nguyên và quy hoạch lâm nghiệp.
Các bản đồ phục vụ công tác kiểm kê, đánh giá nguồn tài nguyên rừng đã đƣợc nhiều ngành quan tâm đến, trong đó vai trò chủ đạo thuộc về ngành Lâm nghiệp. Tuy nhiên do nhiều ngành quan tâm nhƣng chƣa có sự thống nhất chung trong quy tắc thể hiện, hệ phân loại và quy trình công nghệ, nên những bản đồ đã có không thể tích hợp vào cùng một cơ sở dữ liệu chuyên đề để có thể dùng chung đƣợc. Vì vậy cần thiết phải thành lập bản đồ hiện trạng lớp phủ rừng trên cơ sở những bản đồ đã có, mà trọng tâm là các bản đồ về rừng của ngành Lâm nghiệp, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình, sau đó bổ sung nội dung theo nguồn tƣ liệu viễn thám mới.
Ở Việt Nam, trong hơn nửa thế kỷ qua, do chiến tranh hủy diệt và các loại thiên tai khác cùng với các hoạt động khai thác lâm sản, phá rừng làm nƣơng rẫy
đã làm mất đi khoảng năm triệu ha rừng (Báo cáo phân tích đánh giá diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc giai đoạn 1976-1990-1995; Báo cáo chƣơng trình điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc 5 năm các giai đoạn 1996-2000 và 2000-2005). Trong những năm gần đây, mặc dù Nhà nƣớc đã có nhiều cố gắng đầu tƣ cho ngành lâm nghiệp trong việc khôi phục rừng nhƣng vẫn chƣa thể bù đắp phần diện tích rừng bị mất hàng năm, trong khi đó chất lƣợng rừng tiếp tục bị suy thoái nghiêm trọng. Vấn nạn phá rừng bừa bãi đã gây nhiều hậu quả nghiêm trọng không chỉ làm giảm sút khả năng cung cấp của rừng, mà còn dẫn đến các tai họa cho đời sống con ngƣời nhƣ lũ lụt, hạn hán, xói mòn kéo theo các thảm hoạ về môi trƣờng.
Trƣớc tình hình đó, việc cần thiết là phải tăng cƣờng công tác quản lý đối với tài nguyên rừng trên tất cả các mặt: quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng có hiệu quả. Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ trên, trƣớc hết phải có các thông tin và số liệu điều tra rừng một cách nhanh chóng, kịp thời và đảm bảo độ chính xác đồng bộ trên một khu vực rộng lớn thậm chí trên toàn quốc. Vì vậy việc áp dụng công nghệ viễn thám, và gần đây kết hợp thêm công nghệ GIS đã thực sự hữu hiệu trong công tác đánh giá và kiểm kê nguồn tài nguyên rừng. Những năm trong thập kỷ 80 và 90 ở nƣớc ta, việc khai thác các thông tin trên tƣ liệu viễn thám chủ yếu vẫn sử dụng phƣơng pháp giải đoán bằng mắt, nhất là trong ngành Lâm nghiệp. Điều này dẫn đến nhiều hạn chế trong việc khai thác tối ƣu thông tin trên ảnh viễn thám. Bắt đầu từ năm 1994 trở lại đây, tại một số cơ quan lớn nhƣ Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Cục Kiểm lâm đã tiếp cận và bƣớc đầu cũng đạt đƣợc một số kết quả nhất định trong việc nghiên cứu phƣơng pháp xử lý và giải đoán ảnh viễn thám để thành lập bản đồ hiện trạng lớp phủ rừng. Tuy nhiên mức độ khai thác các thông tin viễn thám vẫn còn nhiều hạn chế do các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành không chủ động trong việc thu nhận tƣ liệu viễn thám.
Trong lĩnh vực nghiên cứu lớp phủ bề mặt: Ở Việt Nam, việc theo dõi diễn
biến lớp phủ bề mặt nhƣ biến động về diện tích rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn ven biển đang đƣợc quan tâm lớn. Song từ trƣớc tới nay công tác này thƣờng đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp truyền thống, phân tích tƣ liệu Viễn thám: ảnh hàng không và ảnh vệ tinh, bằng mắt thƣờng trên ảnh in ra giấy, nên kết
quả nhận đƣợc thƣờng chậm và thậm chí thiếu chính xác, không đáp ứng kịp thời với thời đại.Vì vậy ít có ý nghĩa sử dụng trong các biện pháp thích hợp để ngăn chặn ô nhiễm môi trƣờng. Nhờ ứng dụng phƣơng pháp xử lý ảnh số và GIS vào chiết tách lớp phủ bề mặt trong những năm gần đây, nên kết quả thu đƣợc đã tiến triển nhanh chóng, chính xác và tốt hơn.
Trong lĩnh vực nông nghiệp: sử dụng ảnh vệ tinh để điều tra đất, tình hình phân bố cây trồng và sử dụng đất đai cũng nhƣ các điều kiện sinh thái nông nghiệp, đánh giá môi trƣờng đất, đánh giá đất phục vụ công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp ở nhiều vùng.
Trong lĩnh vực quản lý và quy hoạch sử dụng đất đai: thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:250.000 phủ trùm toàn quốc và bản đồ các tỷ lệ 1:100.000, 1:50.000 cho một số vùng, kiểm kê tình hình sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất.
Trong lĩnh vực điều tra tổng hợp các vùng: thành lập các bộ bản đồ chuyên đề bao gồm địa chất - địa mạo, thổ nhƣỡng - sử dụng đất, lớp phủ thực vật – tài nguyên rừng, thuỷ văn và tài nguyên nƣớc, cảnh quan sinh thái,…làm cơ sở khoa học cho các chƣơng trình, các dự án phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trƣờng.
Trong công tác điều tra nghiên cứu biển: sử dụng khảo sát một số yếu tố hải dƣơng học nhƣ địa chất - địa mạo dải ven biển, biến động bờ biển và cửa sông, trƣờng nhiệt lớp mặt, phân bố san hô, điều tra các loại tài nguyên biển,…
Trong lĩnh vực khí tượng thuỷ văn: ảnh vệ tinh NOAA, GMS đã đƣợc sử dụng để nghiên cứu và dự báo thời tiết và bão. Các tƣ liệu viễn thám còn đƣợc sử dụng cho công tác dự báo khí tƣợng biển, nghiên cứu nƣớc biển dâng. Đồng thời ảnh RADAR cũng đƣợc sử dụng để nghiên cứu ngập lụt. Ảnh vệ tinh đa thời gian cũng đƣợc sử dụng rộng rãi để nghiên cứu mạng lƣới thuỷ văn và biến động của các dòng sông qua các thời kỳ nhằm phục vụ công tác chống xói lở và quy hoạch sử dụng các vùng ven sông.
Trong lĩnh vực thuỷ sản: ứng dụng viễn thám đánh giá môi trƣờng trong nuôi trồng thuỷ sản ven bờ Việt Nam phục vụ đề xuất các biện pháp quản lý.
Trong lĩnh vực nghiên cứu và giám sát môi trường: Ảnh vệ tinh ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu giám sát tài nguyên và môi trƣờng nhƣ
theo dõi quá trình chặt phá rừng, theo dõi và cảnh báo cháy rừng, địa chất môi trƣờng, đô thị hoá, thành lập bộ bản đồ nhạy cảm ô nhiễm dầu dải ven biển Việt Nam, nghiên cứu hạn hán, nghiên cứu hoang mạc hoá do cát lấn, bảo vệ và giám sát môi trƣờng biển, …
Trong lĩnh vực phòng chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn: đã đƣợc ứng dụng trong một số đề tài nghiên cứu hoặc dự án nhƣ ngập lụt, xói lở, trƣợt đất, động đất, bão và trợ giúp các công tác theo dõi, cảnh báo, ứng cứu, cứu hộ cứu nạn cũng nhƣ khắc phục hậu quả thiên tai cũng nhƣ rủi ro do con ngƣời gây ra.
Trong lĩnh vực bản đồ: các tƣ liệu viễn thám đƣợc sử dụng để hiện chỉnh bản đồ địa hình các tỷ lệ 1:1.000.000, 1:100.000, 1:50.000 và 1:25.000, cập nhật hệ thống bản đồ địa hình quốc gia. Ngoài ra, sử dụng kết hợp các loại ảnh vệ tinh, hải đồ hiện có để thành lập bản đồ các vùng đảo Trƣờng Sa và Hoàng Sa. Thành lập bản đồ địa chính các tỷ lệ của nhiều vùng trên cả nƣớc.
Công nghệ viễn thám ở Việt Nam đang vƣơn tới trình độ tiên tiến, khởi đầu từ công nghệ tƣơng tự, chuyển sang công nghệ số kết hợp với GIS; sự kết hợp công nghệ này đã đáp ứng đƣợc nhu cầu về thông tin của rất nhiều lĩnh vực. Các phần mềm hàng đầu đƣợc ứng dụng cho xử lý, phân tích ảnh kết hợp với GIS nhƣ ERDAS, DIDACTIM, PCI, ERMAPPER, OCAPI, PHOTOSTYLER, SPAN, IMAGE INTERPRETER, PRODIGEO, SOCET SET, ENVI,… và PARMAP, ILWIS, ARC/INFO, ARC GIS, MAPINFO,…
Trƣớc đây các tƣ liệu ảnh vệ tinh đƣợc sử dụng ở Việt Nam chủ yếu có độ phân giải thấp và trung bình nhƣ Landsat, Spot, 2, 3, 4. Từ năm 2000 trở về đây một số cơ quan đầu tƣ mua các loại ảnh độ phân giải siêu cao nhƣ IKONOS, QUICKBIRD,…
Ở Việt Nam đã đƣợc trang bị trạm thu ảnh vệ tinh NOAA và GMS dùng trong công tác dự báo thời tiết, nghiên cứu bão, môi trƣờng, một số yếu tố hải dƣơng học. Các loại ảnh vệ tinh khác đƣợc đầu tƣ mua thông qua các dự án, đề tài của một số vùng trong cả nƣớc; đặc biệt hiện nay đã có bộ ảnh LANDSAT TM, SPOT 2, 4 và SPOT5 phủ trùm [7]
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ PHỤC VỤ QLTHĐB TỈNH THANH HÓA