Quá trình nghiên cứu và phát triển nơron nhân tạo có thể chia thành 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Có thể tính từ cuối TK 19, đầu TK 20 với các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học như Hermann von Hemholtz, Ernst Mach, Ivan Pavlov. Các công trình nghiên cứu của họ chỉ mới dừng lại ở lý thuyết tổng quát về: Học (Learning), Nhìn (vision) và Lập luận (conditioning),...và không hề đưa ra những mô hình toán học cụ thể mô tả hoạt động của các nơron, đến những năm 1940 Mc Culloch và Pitts đã cho biết nơron có thể mô hình hoá như thiết bị ngưỡng (giới hạn) để thực hiện các phép tính logic và mô hình mạng nơron của Mc Culloch - Pitts cùng với giải thuật huấn luyện mạng của Hebb ra đời năm 1943.
Giai đoạn 2: Vào những năm 1960, một số mô hình nơron hoàn thiện hơn đã được đưa ra như: Mô hình Perceptron của Rosenblatt (1958), Adalile của Widrow (1962). Trong đó mô hình Perceptron rất được quan tâm vì nguyên lý đơn giản, nhưng nó cũng có hạn chế vì nó không dùng được cho các hàm logic phức. Còn Adaline là mô hình tuyến tính, tự chỉnh, được dùng rộng rãi trong điều khiển thích nghi, tách nhiễu và phát triển cho đến naỵ
Giai đoạn 3: Có thể tính vào khoảng đầu thập niên 80. Những đóng góp lớn cho mạng nơron trong giai đoạn này phải kể đến Grossberg, Kohonen, Rumelhart và Hopfield. Trong đó đóng góp lớn của Hopfield gồm hai mạng phản hồi: mạng rời rạc năm 1982 và mạng liên tục năm 1984. Đặc biệt, ông đã dự kiến nhiều khả năng tính toán lớn của mạng mà một nơron không có khả năng đó.
Giai đoạn 4: Tính từ năm 1987 đến nay, hàng năm thế giới đều mở hội nghị toàn cầu chuyên ngành nơron IJCNN (International Joit Conference on Neural Networks). Rất nhiều công trình được nghiên cứu để ứng dụng mạng nơron vào các lĩnh vực như: kỹ thuật tính [10], điều khiển {[6],[1]}, bài toán nhận dạng {[7]; [9];
[2]}, y học, sinh học, thống kê [8], giao thông, hoá học,...Cho đến nay mạng nơron đã tìm và khẳng định được vị trí của mình trong rất nhiều ứng dụng khác nhaụ