So sánh khả năng của mạng nơron với mạch logic

Một phần của tài liệu Mô hình hóa hệ thức hợp ứng dụng mạng nơron (Trang 53 - 56)

- Mạng nơron dùng ở các dạng mức (0,1), (-1,1) ở dạng liên tục như hàm chuyển đổi sigmoid và dạng phi tuyến. Do đó phần tử logic chỉ là 1 trường hợp riêng của mạng nơron.

- Khả năng lập trình được của mạng nơron là rất tốt

- Ưu điểm nổi bật của mạng nơron là khả năng truyền tín hiệu song song làm tăng tốc độ xử lý và tính toán.

- Một phần tử nơron cũng có thể được xem là một hệ điều khiển trong mạch vì nó có đầy đủ các thành phần: Ngưỡng, tín hiệu vào/ra, phản hồi, bộ tổng. Trong khi đó mạch logic chỉ là một phần tử hoặc một mạch điện tử.

Hiện nay, bài toán xử lý nước thải đã xây dựng một số lý thuyết tính toán song còn ở mức độ đơn giản, điều kiện tính toán thường là lý tưởng hóa và kết quả thu được chỉ mang tính chất gần đúng, ước lượng mà chưa sát với kết quả thực. Lý do là bản chất của quá trình rất phức tạp, hiệu quả của mỗi khâu xử lý phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà không thể xét hết được. Thêm vào đó là chất lượng nước thải và điều kiện môi trường chứa đựng những thông số rất khó kiểm soát. Hay nói cách khác, bài toán xử lý nước thải được xem là một hàm phức hợp của các thông

số đầu ra với các thông số đầu vào và các thông số vận hành, chưa có một mô hình toán học mô tả đầy đủ các mối liên hệ đó. Với những phân tích về mạng nơron ở phần trên thì trong trường hợp này, ứng dụng nơron nhân tạo mô hình hóa hệ thống xử lý nước thải là một hướng đi hợp lý.

CHƢƠNG IV

GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI

Trên bình diện toàn cầu, nước là một tài nguyên vô cùng phong phú nhưng nước chỉ hữu dụng với con người khi nó ở đúng nơi, đúng chỗ, đúng dạng và đạt chất lượng theo yêu cầụ Hơn 99% trữ lượng nước trên thế giới nằm ở dạng không hữu dụng đối với đa số các mục đích của con người do độ măn (nước biển), địa điểm, dạng (băng hà).

Phân bố và dạng của nƣớc trên trái đất Địa điểm Diện tích

(km2)

Tổng thể tích nƣớc (km3)

% tổng lƣợng nƣớc

Các đại dương và biển (nước măn) 361.000.000 1.230.000.000 97,2000

Khí quyển (hơi nước) 510.000.000 12.700 0,0010

Sông, rạch --- 1.200 0.0001

Nước ngầm (đến độ sâu 0.8km) 130.000.000 4.000.000 0,3100

Hồ nước ngọt 855.000 123.000 0,0090

Tảng băng và băng hà 28.200.000 28.600.000 2,1500

Nguồn: US Geological Survey

Bảng 4.1. Phân bố và dạng của nước trên trái đất

Con người khai thác các nguồn nước tự nhiên để cung cấp nước cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Sau khi sử dụng nước bị nhiễm bẩn do chứa nhiều vi trùng và các chất thải khác. Nếu không được xử lý trước khi thải vào các nguồn nước công cộng, chúng sẽ làm ô nhiễm môi trường. Vì vậy nước thải trước khi thải vào sông, hồ (nguồn nước) cần phải được xử lý thích đáng. Mức độ xử lý phụ thuộc vào nồng độ bẩn của nước thải; khả năng pha loãng giữa nước thải với nước nguồn và các yêu cầu về mặt vệ sinh, khả năng "tự làm sạch” của nguồn nước.

Theo các qui định về bảo vệ môi trường của Việt Nam, ô nhiễm nước là việc đưa vào các nguồn nước các tác nhân lý, hóa, sinh học và nhiệt không đặc trưng về thành phần hoặc hàm lượng đối với môi trường ban đầu đến mức có khả năng gây

ảnh hưởng xấu đến sự phát triển b́ình thường của một loại sinh vật nào đó hoặc thay đổi tính chất trong lành của môi trường ban đầụ

Một phần của tài liệu Mô hình hóa hệ thức hợp ứng dụng mạng nơron (Trang 53 - 56)