Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà địa phương Lạc Thủy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của Gà địa phương Lạc Thủy Hòa Bình Đỗ Thị Kim Dung. (Trang 39 - 93)

4. Những đóng góp mới của luận văn

2.3.2. Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà địa phương Lạc Thủy

2.3.2.1. Nghiên cứu về gà thí nghiệm giai đoạn hậu bị 01 - 19 tuần tuổi

- Tỷ lệ nuôi sống của gà hậu bị qua các tuần tuổi - Khối lượng cơ thể gà hậu bị qua các tuần tuổi

- thức ăn và tiêu tốn thức ăn của gà hậu bị

2.3.2.2. Nghiên cứu về gà thí nghiệm giai đoạn sinh sản 20 - 40 tuần tuổi

- Khối lượng cơ thể gà mái sinh sản qua các tuần tuổi

- Tuổi thành thục về tính 5 %), tuổi đẻ 25 %, 50 % và đỉnh cao

- Khối lượng trứng và chất lượng trứng của gà địa phương Lạc Thuỷ

- Tỷ lệ trứng giống, trứng có phôi và kết quả ấp nở của gà địa phương Lạc Thuỷ - Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng và 10 quả trứng giống và 1 gà con loại I (tính riêng giai đoạn đẻ)

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Đàn gà địa phương Lạc Thuỷ được nuôi nhốt trong chuồng hở, trên nền đệm lót, đảm bảo chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, quy trình thú y phòng bệnh và chế độ chiếu sáng, theo tài liệu hướng dẫn của

- ăn nuôi và các quy định hiện hành.

Để đánh giá khả năng sinh sản của đàn gà địa phương Lạc Thủy, thí nghiệm được bố trí như ở bảng 2.1 và 2.2.

Bảng 2.1. Sơ đ bố trí nghiệm nuôi gà hậu bị

Diễn giải Gà hậu bị

Số đàn theo dõi 3

Số lượng gà/đàn 70

Phương thức nuôi Nhốt chuồng hở, nền đệm lót

Mật độ nuôi (con/m2

) 8 - 6

Thời gian nuôi thí nghiệm (tuần) 1 - 19

Thức ăn Gà vườn hậu bị - GUYOMARC’H - VCN

Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nuôi gà sinh sản

Diễn giải Gà sinh sản

Số đàn theo dõi 3

Số lượng gà/đàn 50 mái - 8 trống

Phương thức nuôi Nhốt chuồng hở, nền đệm lót

Mật độ nuôi (con/m2) 4

Thời gian nuôi thí nghiệm (tuần) 20 - 40

2.4.1.1. Quy trình nuôi dưỡng

Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh theo quy trình

- .

Gà được nhập về và đưa vào chuồng nuôi lúc 1 ngày tuổi. Trước khi gà được đưa vào nuôi, chuồng trại và các dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi đã được vệ sinh sát trùng đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y.

2.3. t STT 0 - 6 7 - 18 19 - 23 24 - 44 1 % 14,0 2 (Kcal/ kg) 2900 2750 2850 2800 3 Protein thô (%) 20,0 14,0 16,0 16,0 4 Xơ thô (%) 4,0 5,0 5,0 5,0 5 Lysin (%) 0,95 0,75 0,85 0,70 6 Methionin (%) 0,40 0,35 0,40 0,35 7 Methionin + Xystein (%) 0,75 0,60 0,70 0,65 8 Canxi (%) 0,8 - 1,0 0,8 - 1,0 2,0 - 2,5 3,5 – 4,0 9 (%) 0,45

* Giai đoạn hậu bị (từ 1 đến 19 tuần tuổi)

- Phương thức nuôi: Nuôi nhốt chuồng hở, có đệm lót

- Đệm lót: Sử dụng trấu đã được phun sát trùng và phơi khô trước khi dùng. Dùng trấu trải lần đầu dày 8 - 10 cm, sau đó bổ sung thêm tùy điều kiện thực tế để giữ chuồng luôn khô sạch.

- Nhiệt độ: Các lô gà đều có chụp sưởi để đảm bảo nhiệt độ cho cơ thể gà vào mùa đông lạnh. Các lô thí nghiệm đều có hệ thống cung cấp nhiệt vào những thời gian nhiệt độ xuống thấp, đảm bảo nhiệt độ 1 - 10 ngày tuổi dưới chụp sưởi 300C - 330C. Các lô đều có hệ thống thông gió, quạt mát được sử dụng vào những ngày nhiệt độ cao.

- Máng ăn, máng uống: Giai đoạn 1 - 14 ngày tuổi sử dụng khay ăn: Khay quy chuẩn - dùng cho 100 gà và cho uống bằng máng uống tròn 1,5 lít (50 con/ máng). Giai đoạn 15 ngày trở đi thay bằng máng ăn tròn với 2 cm/ gà và cho uống bằng máng uống tròn với 1cm/ gà.

- Nước uống tự do.

Máng ăn máng uống: trong 3 tuần đầu sử dụng khay tròn tương ứng cho 50 gà/khay và cho uống nước bằng các máng uống galon 50 gà/ máng. Các máng ăn máng uống đặt xen kẽ nhau xung quanh chụp sưởi

- Thức ăn cho gà thí nghiệm được sử dụng thức ăn của Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn giống Vật nuôi theo các giai đoạn. Gà được ăn theo tiêu chuẩn để điều chỉnh khối lượng cơ thể theo khối lượng chuẩn.

* Giai đoạn sinh sản (từ 20 đến 40 tuần tuổi):

- Phương thức nuôi: Nuôi nhốt hoàn toàn bằng chuồng hở

- Đệm lót: Sử dụng trấu đã được phun sát trùng và phơi khô trước khi dùng. Dùng trấu trải lần đầu dày 10 cm, sau đó bổ sung thêm tùy điều kiện thực tế để giữ chuồng luôn khô sạch.

- Bố trí thí nghiệm: Kết thúc 19 tuần tuổi, chọn ra những gà khỏe mạnh, khối lượng đạt chuẩn và đủ tiêu chuẩn giống. Mỗi lô thí nghiệm gồm 8 con trống và 50 con mái. Giữa các lô đảm bảo đồng đều về tuổi, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng.

Bảng 2.4. Mức thức ăn tiêu chuẩn trong giai đoạn đẻ trứng

Tuần tuổi Lƣợng thức ăn

) ) 20 90 630 21 90 630 22 93 651 23 93 651 24 97 679 25 97 679 26 100 700 27 100 700 28 104 728 29 104 728 30 100 700 31 100 700 32 105 735 33 105 735 34 100 700 35 100 700 36 100 700 37 97 679 38 97 679 39 93 651 40 93 651 2.4.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu

2.4.2.1. Đặc điểm của đàn gà địa phương Lạc Thuỷ

* Đặc điểm ngoại hình: để đánh giá một cách cơ bản về ngoại hình của gà

đầu, cổ, mình, mào tích, mỏ và chân của từng cá thể gà, đối chiếu rút ra những nét đặc trưng nhất. Phân biệt ngoại hình, tốc độ mọc lông, nh chụp.

* Kích thước các chiều đo: Đo các chiều đo của cơ thể gà Lạc Thuỷ tại thời

điểm 38 tuần tuổi dựa theo phương pháp đo của ủy ban gia cầm Viện Hàn lâm Đức - 1972, Brandsch H. và Bilchel H., 1978 [4].

- Chiều dài lưng: Tính từ đốt sống cổ cuối cùng đến gốc phao câu

- Chiều dài lườn: Tính từ mép sau của lườn dọc theo đường thẳng tới hốc ngực phía trước xương lưỡi hái.

- Chiều dài đùi: Đo từ khớp khuỷu đến khớp đùi gắn vào xương chậu - Chiều dài chân: Đo từ khớp khuỷu đến khớp xương các ngón chân - Rộng ngực: Đo vòng quanh ngực phía sau gốc cánh

- Vòng ống chân: Đo chu vi của vòng ống cổ chân

2.4.2.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu cho gà hậu bị

- Tỷ lệ nuôi sống

Hàng ngày theo dõi tình trạng sức khỏe và số gà chết ở tất cả các thí nghiệm. ghi chép chính xác, tính kết quả trong tuần và cộng dồn.

Theo dõi gà chết hàng ngày rồi tính tỷ lệ nuôi sống theo công thức:

Tỷ lệ nuôi sống trong tuần (%) = Số gà cuối tuần (con) x 100

Số gà đầu tuần ( con)

Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn (%) = Số gà cuối kỳ (con) x 100

Số gà đầu kỳ ( con)

- Khối lượng cơ thể: được theo dõi từ 1 ngày tuổi và theo từng tuần. Cân gà 1 ngày tuổi bằng cân điện tử Nhật Bản có độ chính xác 0,1 g; từ 1 - 6 tuần tuổi cân bằng cân đồng hồ loại 1 kg có độ chính xác 1 g; từ 7 tuần tuổi trở đi cân bằng cân đồng hồ loại 5 kg có độ chính xác 10 g. Thời gian cân vào lúc sáng sớm trước khi cho ăn của ngày đầu tiên tuần tiếp theo.

- Tiêu tốn thức ăn/ gà hậu bị:

TTTĂ/ gà hậu bị = Tổng lượng thức ăn tiêu thụ trong kỳ (kg) Tổng số lượng gà trong kỳ (con)

2.4.2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu trên gà sinh sản

- Tuổi thành thục là tuổi của đàn gà khi tỷ lệ đẻ đạt 5 % (ngày)

- Năng suất trứng/ mái bình quân (NST) là tổng số trứng đẻ ra (quả) chia cho tổng số gà mái bình quân nuôi đẻ trong khoảng thời gian quy định. Tuần đẻ đầu tiên được tính khi tỷ lệ đẻ đạt 5 %.

) =

) ó mặt trong k (con) - Tỷ lệ đẻ (%)

Tỷ lệ đẻ trứng (%) = Số trứng thu trong kỳ (quả) x 100 Số mái x số ngày đẻ

- Khối lượng trứng (g/ quả)

Được xác định bằng cách cân từng quả một trên cân kỹ thuật có độ chính xác ± 01 mg tại các thời điểm tỷ lệ đẻ đạt 5 %, 50 %, lúc tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao và lúc gà đạt 40 tuần tuổi. Các chỉ tiêu chất lượng trứng.

- Các chỉ tiêu về chất lượng trứng được khảo sát và đánh giá trên

hệ thống của Nhật Bản kèm theo phương pháp Auaas R. và Wilke R. (1978) [2]. về chất lượng trứng được đánh giá như sau:

+ Chỉ số hình dạng được xác định bằng dụng cụ đo của Nhật Bản, có độ chính xác 0,01 mm ở 40 tuần tuổi.

Chỉ số hình dạng = Đường kính lớn trứng (mm)

Đường kính nhỏ trứng (mm)

+ Độ chịu lực của vỏ trứng (kg/cm2) xác định bằng lực kế ép của Nhật Bản. + Độ dày vỏ trứng (mm) được xác định bằng thước đo micromet có độ chính xác 0,01 mm (đo ở 3 phần: đầu tù, giữa và đầu nhọn của trứng, bóc lớp vỏ màng vỏ trứng và đo)

+ Chỉ số lòng đỏ Chỉ số lòng đỏ = Chiều cao lòng đỏ (mm) Đường kính lòng đỏ (mm) + Chỉ số lòng trắng Chỉ số lòng trắng = Chiều cao lòng trắng đặc (mm) Đường kính lòng trắng đặc (mm)

+ Khối lượng các thành phần của trứng (lòng trắng, lòng đỏ và vỏ) được cân bằng cân kỹ thuật có độ chính xác ± 1 mg.

Tỷ lệ lòng trắng (%) = Khối lượng lòng trắng (g) x 100

Khối lượng trứng (g)

Tỷ lệ lòng đỏ (%) = Khối lượng lòng đỏ (g) x 100

Khối lượng trứng (g)

Tỷ lệ vỏ (%) = Khối lượng vỏ (cả màng dưới vỏ) (g) x 100 Khối lượng trứng

.

Haugh (1930): Hu = 100log (H - 1,7 W0,37 + 7,6)

+ Tỷ lệ trứng giống, trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở

Tỷ lệ trứng có phôi được xác định thông qua việc soi kiểm tra toàn bộ trứng ấp lúc ngày thứ 6, những trứng “trắng - không phôi” được đập vỏ kiểm tra bên trong để xác định chính xác không phôi hay chết phôi sớm. Trứng có phôi được xác định bằng tổng số trứng ấp trừ đi số trứng không phôi (Trần Đình Miên và Cs, 1995) [30].

Tỷ lệ trứng giống (%) = Số trứng giống (quả) x 100

Số trứng đẻ ra (quả)

Tỷ lệ trứng có phôi (%) = Số trứng có phôi (quả) x 100

Tỷ lệ nở/ trứng có phôi (%) = Số gà con nở ra (con) x 100 Số trứng có phôi (quả)

Tỷ lệ nở/ tổng trứng ấp (%) = Số gà con nở ra (con) x 100

Số trứng đưa vào ấp (quả)

Tỷ lệ gà con loại I/ tổng trứng ấp (%) = Số gà con nở ra loại I (con) x 100 Số trứng đưa vào ấp (quả)

+ Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ)/ 10 trứng, 10 trứng giống (tính riêng giai đoạn sinh sản)

TTTĂ/ 10 trứng (kg) = Tổng số TĂ tiêu tốn trong kỳ (kg) x 10

Số trứng đẻ ra trong kỳ (quả)

TTTĂ/ 10 trứng giống (kg) = Tổng số TĂ tiêu tốn trong kỳ (kg) x 10

Số trứng giống trong kỳ (quả)

2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện và Cs, 2002 [41] và Microsoft Excel để tính các giá trị:

X : Số trung bình

mX : Sai số của số trung bình Cv (%): Hệ số biến dị

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học của đàn gà địa phƣơng Lạc Thủy

3.1.1. Đặc điểm ngoại hình

Đặc điểm ngoại hình là chỉ tiêu thường được chú ý đầu tiên để so sánh giữa các giống, dòng và phân biệt giới tính. Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng gia cầm, người chăn nuôi thường quan sát, theo dõi những biểu hiện bên ngoài của chúng để có biện pháp xử lý kịp thời những biểu hiện không bình thường của ngoại hình góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Đặc điểm ngoại hình của gà địa phương Lạc Thủy được quan sát vào hai thời điểm là khi đàn gà được 01 ngày tuổi (210 con) và khi đàn gà được 38 tuần tuổi (142 gà mái và 24 gà trống). Kết quả nghiên cứu về đặc điểm ngoại hình của gà thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.1, 3.2 và các hình ảnh trong phần phụ lục hình ảnh.

Bảng 3.1. Đặc điểm ngoại hình của đàn gà địa phƣơng Lạc Thủy 01 ngày tuổi

Chỉ tiêu theo dõi Số gà

(n=210)

Tỷ lệ (%)

Màu lông Vàng tơ 210 100

Màu mỏ Hồng 210 100

Màu chân Hồng 210 100

- Màu sắc lông, da

Gà địa phương Lạc Thủy lúc 01 ngày tuổi có lông mao đồng nhất màu vàng bao phủ toàn bộ cơ thể, mỏ và chân màu hồng. Từ 2 ngày tuổi đến 30 ngày tuổi gà thay dần lông mao bằng lớp lông vũ. Đầu tiên lông cánh và lông đuôi được thay trước tiên, sau đó đến phần lông cổ và thân. Từ tuần thứ 3 mỏ và da chân chuyển dần sang màu vàng, đồng thời lông vũ ở bụng cũng được hoàn thiện. Tuần thứ 4 trở đi mào ở con trống phát triển to, màu đỏ và trống bắt đầu gáy ở 35 ngày tuổi. Từ tuần 5 trở đi toàn bộ lớp lông mao được thay bằng lớp lông vũ ổn định có màu đồng

nhất nâu lá mía khô ở gà mái và màu ở gà trống. Ở gà

chân và mỏ màu vàng, mào đơn, màu đỏ. Gà trống có thân hình, mào và tích phát triển to hơn gà mái, tích màu đỏ, tầm vóc trung bình, đầu nhỏ, cổ thanh, dáng nhanh nhẹn, thân hình chữ nhật, thiên về gà kiêm dụng thịt trứng. Dựa vào ngoại hình phân biệt trống mái chính xác nhất là tuần thứ 6, lúc đó gà trống có mào rất phát triển còn gà mái mào chưa phát triển bằng, màu lông của gà trống và gà mái cũng

rất khác nhau. Từ 5 - 9 tuần tuổi lớp lông vũ ngắn được thay thế dần bằng

lớp lông vũ dài hơn, có màu nâu lá mía khô. Bộ lông này ổn định và phát triển cho đến hết chu kỳ đẻ. Ở gà trống cựa phát triển dài ra rất nhọn, đến 38 tuần cựa dài 2 - 4cm, mào, tích phát triển có màu đỏ tươi. Ở gà mái mào sẽ không phát triển khi không đẻ trứng, những gà mái có mào phát triển là gà đẻ trứng nhiều và chất lượng trứng đẻ ra cũng tốt hơn so với gà mào tịt (không phát triển), trong quá trình đẻ gà mái sẽ bị rụng bớt lông vùng lưng do gà trống đạp nhiều, những gà mái có lông mượt sẽ đẻ kém, trứng đẻ ra sẽ không có phôi do gà trống không đạp.

Ở 38 tuần tuổi, gà mái sẽ có màu lá chuối khô, lông cổ màu nâu sẫm hơn lông thân, lông đuôi có màu đen, đôi lông cánh đầu tiên màu đen. Nhìn chung màu sắc lông của gà không khác nhau nhiều, chủ yếu khác về độ đậm nhạt của lông. Nhưng sự khác biệt này không đáng kể. Yếm ngực của gà mái không bị sệ như các giống gà nội khác mà rất gọn. Gà trống lông cổ, lông trên lưng có màu đỏ tía, còn lại lông cánh, lông ngực và lông hai bên thân có màu đỏ mận, lông đuôi màu đen đỏ hơi ánh xanh, thoạt nhìn rất giống gà Mía nhưng gà Lạc Thủy có màu lông nhạt hơn. Chân nhỏ, cao vừa, màu chân vàng, từ cẳng chân xuống đến bàn chân của gà không có hàng vảy đỏ như ở gà Mía.

So với các giống gà khác, gà Ri màu sắc lông đa dạng như màu vàng hoa mơ, màu trắng đỏ tía,… tuy nhiên màu phổ biến ở gà mái là màu vàng sẫm hoặc màu vàng nhạt còn gà trống có màu đỏ tía. Gà Hồ hiện này, gà trống chỉ còn màu mận chín, đỏ có lẫn pha đen. Trong khi đó gà mái lại có màu sắc lông đa dạng hơn với 3 kiểu màu phân biệt là màu đất thó (mã thó), màu vàng vỏ nhãn (mã nhãn) và màu lông chim sẻ (mã sẻ). Gà Đông Tảo có màu mận chín và mã lĩnh ở con trống và màu mã nhãn, mã thó và mã sẻ ở con mái. Gà Mía ch yếu có màu mận chín. Gà H’Mông, ở con trống chủ yếu là màu đen xen đỏ sậm, ở con mái là mơ vàng nâu, và mơ trắng xám (Nguyễn Chí Thành, 2008) [40].

Như vậy màu sắc lông của gà địa phương Lạc Thủy gần giống với gà Mía, khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của Gà địa phương Lạc Thủy Hòa Bình Đỗ Thị Kim Dung. (Trang 39 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)