Trình độ chuyên môn:

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Võ Nhai theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 41 - 94)

Nhai

Theo số liệu thống kê tại Bảng 2.1., 2.2., 2.3. GV trực tiếp giảng dạy là 138. Trong đó:

Trình độ Thạc sỹ có 17 người/148 người, chiếm 12%. Trình độ Đại học có 121 người/148 người, chiếm 88%. Không có GV có trình độ dưới đại học.

Số GV được đào tạo ở trường ĐHSP là 113 người, chiếm 76%.

Số GV được đào tạo ở các trường đại học khác (Khoa kỹ thuật nông nghiệp trường Đại Nông Lâm; Khoa kỹ thuật công nghiệp trường Đại học Công Nghiệp....) là 35 người, chiếm 24% .

Từ số liệu trên cho thấy, tất cả các GV của các nhà trường đều đạt chuẩn về trình độ đào tạo, nhưng số GV không được đào tạo chính quy ở trường ĐHSP chiếm tỷ lệ khá cao cần được quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm thường xuyên để nâng cao được chất lượng đội ngũ GV của đơn vị. Đặc biệt, số GV có trình độ thạc sỹ chiếm tỷ lệ thấp và chưa đồng đều ở các bộ môn, đây cũng là vấn đề cần được quan tâm để quản lý đội ngũ GV cốt cán của nhà trường, đồng thời không ngừng bổ sung cho đội ngũ GV trung học cao cấp của tỉnh.

2.2.5. Về giới tính và độ tuổi của cán bộ GV nhân viên của các nhà trường trường

Bảng 2.4. Bảng số liệu về giới tính và độ tuổi của GV STT Trƣờng Giới tính Độ tuổi Nam Nữ Dƣới 30 Từ 31 đến 50 Trên 50 1 THPT Võ Nhai 20 40 8 49 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

2 THPT Trần Phú 13 23 25 10 1 3 THPT Hoàng Quốc Việt 22 30 41 11 0

Tổng 55 93 74 70 4

Đồ thị biểu diễn giới tính GV THPT huyện Võ Nhai Năm học 2011-2012

37%

63% Nam

Nữ

Đồ thị biểu diễn độ tuổi GV THPT huyện Võ Nhai Năm học 2011-2012 3% 47% 50% Dưới 30 tuổi Từ 31 đến 50 tuổi Trên 50 tuổi

(Nguồn: THPT Võ Nhai, THPT Trần Phú, THPT Hoàng Quốc Việt)

Qua số liệu tổng hợp ở bảng 2.4, cho thấy tỷ lệ GV nữ chiếm 63%, điều này dẫn tới mặc dù GV nam có điều kiện tự nhiên để đi học nâng cao trình độ thuận lợi hơn nữ (phụ nữ phải sinh con, thời gian dành cho chăm sóc con nhỏ theo tự nhiên nhiều hơn), nhưng do tỷ lệ GV nữ cao, nên số lượng GV đi học cũng không đáng kể.

Về độ tuổi, tỷ lệ GV trẻ (dưới 30 tuổi) khá cao (50%), tỷ lệ giáo viên cao tuổi (trên 50 tuổi) thấp, nên điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn với GV thuận lợi, tuy nhiên do đội ngũ GV trẻ còn thiếu kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ nên việc dành thời gian để học tập, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ cũng rất cần thiết. Cũng có hạn chế về giới và độ tuổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

nữa là: giáo viên nữ trẻ chiếm tỷ lệ cao, đây là độ tuổi lập gia đình, sinh con nên thời gian dành cho hoạt động giáo dục sẽ có hạn chế nhất định.

Chính vì vậy, trong công tác quản lý đội ngũ GV về học tập nâng cao trình độ cũng cần quan tâm về tỷ lệ giới tính, độ tuổi hợp lý, để nâng cao chất lượng đội ngũ GV, đồng thời đảm bảo hài hòa lợi ích cá nhân để đạt hiệu quả giáo dục cao.

2.2.6. Về thâm niên giảng dạy và chất lượng của đội ngũ GV

Bảng 2.5. Bảng thâm niên và chất lượng đội ngũ GV

TT Trƣờng THPT

Thâm niên giảng dạy GV dạy giỏi Dƣới 5 năm Từ 5 đến 15 năm Trên 15 năm trƣờng Cấp Cấp tỉnh Chƣa đạt 1 Võ Nhai 8 35 17 33 20 7 2 Trần Phú 20 15 1 19 7 10 3 Hoàng Quốc Việt 39 12 1 21 6 15

Cộng 67 62 19 73 33 42

Đồ thị biểu diễn độ tuổi GV THPT huyện Võ Nhai Năm học 2011-2012 42% 13% 45% Dưới 5 năm Từ 5 đến 15 năm Trên 15 năm

Đồ thị biểu diễn số GV dạy giỏi THPT huyện Võ Nhai Năm học 2011-2012 22% 28% 50% Cấp trường Cấp tỉnh Chưa đạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

(Nguồn: THPT Võ Nhai, THPT Trần Phú, THPT Hoàng Quốc Việt)

Qua bảng khảo sát cho thấy:

+ Số GV có thâm niên giảng dạy trên 5 năm chiếm 55% (trong đó thâm niên từ 5 năm đến 15 năm là 42%, thâm niên trên 15 năm chiếm 13%), còn lại 45% là GV trẻ kinh nghiệm còn hạn chế. Số GV có thâm niên từ 15 năm trở lại chiếm 87% đây là lực lượng luôn nhiệt tình, năng nổ rất thuận lợi cho việc quy hoạch, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Tuy vậy số GV có tuổi nghề dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao (45%), thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục. Do vậy, cần có sự đầu tư và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ này.

+ Số GV đã đạt GV dạy giỏi cấp tỉnh hiện nay chỉ có 33 người chiếm 22,3%, tỷ lệ này thấp, không đồng đều giữa các trường, như vậy đội ngũ GV cốt cán của các nhà trường THPT huyện Võ Nhai còn thiếu, yếu và chưa cân đối giữ các bộ môn. Do vậy, cần có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức thi GV dạy giỏi cấp trường hàng năm có tỷ lệ GV tham gia nhiều, chọn và cử GV tham gia thi cấp tỉnh.

2.3. Thực trạng về đánh giá, xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp vào cuối mỗi năm học vào cuối mỗi năm học

- Kết quả đánh giá, xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp GV trung học cơ sở, GV trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT- BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong 3 năm học như sau:

Bảng 2.6. Kết quả đánh giá xếp loại GV THPT huyện Võ Nhai trong 3 năm học gần đây

Năm học Số GV KQ phân loại GV

Xuất sắc Khá Trung bình Kém

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

2010 - 2011 146 53 (36,3%) 72 (49,3%) 21 (14,4%) 0 2011 - 2012 148 52 (35,1%) 76 (51,4%) 19 (12,8%) 1 (0,7%)

Từ số liệu của bảng ta thấy chất lượng đội ngũ GV THPT huyện Võ Nhai không có sự biến đổi tích cực, tỷ lệ GV trung bình còn cao, tỷ lệ GV xuất sắc còn thấp, còn có GV chưa đạt chuẩn (GV trong thời gian tập sự). Vì vậy, nhà trường cần quan tâm và có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV để nâng cao chất lượng lượng đội ngũ, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp.

- Kết quả đánh giá, xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp trong năm học 2011 - 2012 như sau:

Bảng 2.7. Kết quả đánh giá, xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp năm học 2011 - 2012 Thành phần đáng giá Số lƣợng, tỷ lệ Loại xuất

sắc Loại Khá T.Bình Loại Loại kém

GV tự Đánh giá Số lượng 61 78 9 0 % 41,2 52,7 6,1 0 Tổ Đánh giá Số lượng 58 75 15 0 % 39,2 50,7 10,1 0 H.trưởng Đánh giá Số lượng 52 76 19 01 % 35,1 51,4 12,8 0,7

Từ kết quả trong bảng cho thấy:

+ Kết quả tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp của GV chưa thẳng thắn, còn thật sự dám nhìn thẳng sự thật.

+ Tổ chuyên môn đánh giá còn mang tính nể nang, chưa thật sự định tính theo chuẩn để đánh giá, nên kết quả chưa thực chất phản ánh hết được thực tế sự cống hiến, tham gia hoạt động của GV.

+ Kết quả đáng giá GV theo chuẩn nghề nghiệp các trường chưa lưu giữ hồ sơ đánh giá đầy đủ, nên khi tổng hợp số liệu, theo dõi sự phát triển nghề nghiệp của GV còn rất khó khăn. Đặc biệt, sau khi đánh giá GV thì cần thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

báo công khai, để các GV biết được điểm mạnh, điểm yếu từ đó tìm cách khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh. Đồng thời, từ đó nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV.

2.4. Thực trạng quản lý đội ngũ GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Võ Nhai ở huyện Võ Nhai

2.4.1. Công tác quy hoạch đội ngũ GV

Công tác quy hoạch đội ngũ GV trong những năm qua đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên triển khai và thực hiện (thông qua việc xây dựng kế hoạch năm học hàng năm). Tuy nhiên chỉ là kế hoạch từng năm học, chưa có kế hoạch mang tính chiến lược (hiện nay các trường THPT huyện Võ Nhai chưa có chiến lược phát triển giáo dục được phê duyệt), nên các nhà trường chỉ xây dựng ở mức nhu cầu biên chế đội ngũ được thể hiện trong kế hoạch hàng năm. Cuối năm học trước, các nhà trường xây dựng kế hoạch năm học tiếp theo, Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, trên cơ sở đó các nhà trường mới đề nghị tuyển giáo viên đủ theo quy định. Mặt khác, do địa địa bàn huyện Võ Nhai là huyện miền núi, nhiều GV từ các địa phương khác đến công tác, nên hàng năm đều có GV chuyển trường. Chính do những nguyên nhân trên đã gây ảnh hưởng đến kế hoạch xây dựng đội ngũ GV, quản lý đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp.

2.4.2. Công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng đội ngũ GV

- Tuyển dụng: Khâu tuyển dụng GV ở các trường THPT trong những năm qua vẫn được thực hiện theo quy trình của sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên hướng dẫn và chỉ đạo: trường đề nghị tuyển GV theo từng môn (căn cứ tổng chỉ tiêu biên chế được giao trong năm, số giáo viên hiện có và quy mô lớp học của năm học mới); Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên xây dựng các văn bản (Quy chế tuyển, kế hoạch tuyển, thành lập các hội đồng tuyển,...) và công khai trên các phương tiện thông tin; Sở Giáo dục và Đào tạo thu hồ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

sơ đăng ký tuyển GV vào các trường THPT; tổ chức thi và chấm chung bài thi kiến thức chung, bài soạn giáo án; các trường THPT tổ chức thi thực hành giảng dạy theo cụm trường (mỗi hội đồng gồm 1 số trường THPT); kết quả tuyển giáo viên do Sở Giáo dục và Đào tạo xử lý, gửi các trường THPT; căn cứ kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo gửi, trường THPT xét tuyển, lập danh sách GV trúng tuyển đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định và phê duyệt; Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định tuyển dụng. Công tác tuyển dụng GV theo chỉ đạo này của Sở Giáo dục và Đào tạo đã giúp các nhà trường thuận lợi trong việc tổ chức tuyển giáo viên (mỗi nhà trường không phải lập 1 đồng tuyển GV thực hiện đầy đủ các bước tuyển dụng, nên tiết kiệm được thời gian, kinh phí). Tuy nhiên, cũng có hạn chế là chất lượng GV tuyển dụng chưa thật sự cao (có trường hợp chỉ tiêu lấy 1 GV mà cũng chỉ có 1 GV dự tuyển); GV người địa phương khác đến được tuyển dụng có chất lượng không cao hơn nhiều, không ổn định công tác lâu dài nên cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý đội ngũ GV.

- Việc bố trí sử dụng GV: Việc bố trí sử dụng GV ở nhà trường cũng chưa đảm bảo tính hợp lý nhằm khai thác có hiệu quả năng lực của từng GV. Thể hiện ở một số tồn tại sau:

+ Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên chưa thực hiện chính sách luân chuyển GV THPT, nên các trường ở Thành phố Thái Nguyên, các huyện miền xuôi luôn nhận được các GV có kinh nghiệm công tác, năng lực chuyên môn tốt từ các trường THPT ở địa bàn miền núi chuyển về, làm cho các trường trên địa bàn huyện miền núi trở thành nơi tập sự, bồi dưỡng GV cho trường khác.

+ Do đội ngũ GV các trường THPT huyện Võ Nhai còn trẻ về tuổi đời, tuổi nghề, kinh nghiệm trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh còn hạn chế, nên việc giúp đỡ GV mới được tuyển dụng cũng chưa hiệu quả cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

- Thực trạng về đội ngũ GV cốt cán: Công tác xây dựng đội ngũ GV cốt cán của các trường THPT huyện Võ Nhai có rất nhiều khó khăn và bất cập, đội ngũ GV cốt cán hiện tại chưa đáp ứng được so với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại trong dạy học, khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học còn hạn chế. Cụ thể:

+ Số lượng GV cốt cán còn quá ít (Số GV đã đạt GV dạy giỏi cấp tỉnh hoặc có trình độ sau đại học còn ít), chưa đều ở các bộ môn.

+ Năng lực tổ chức, quản lý, tập hợp đội ngũ của người GV cốt cán còn nhiều hạn chế, hiện tại vẫn nặng về quản lý hành chính chứ chưa thực sự có sức mạnh thu hút khơi dậy động cơ của đội ngũ GV cho các hoạt động chuyên môn, hầu hết các GV cốt cán chưa được quan tâm bồi dưỡng về trình độ quản lý giáo dục.

2.4.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV

2.4.3.1. Các hình thức đào tạo bồi dưỡng đã sử dụng trong các nhà trường

- Đào tạo bồi dưỡng thông qua các khóa học:

Bảng 2.8. Thống kê GV tham gia học tập, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, chính trị năm học 2011 - 2012

Trình độ đào tạo

Trƣờng THPT

Tổng Võ Nhai Trần Phú Quốc Việt Hoàng

Học thạc sĩ 3 5 7 15

Trung cấp lý luận

chính trị 1 1 1 3

Tập huấn chuyên môn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Từ kết quả trong bảng ta thấy, số GV tham gia học tập nâng cao trình độ (học thạc sĩ) có tăng lên (10%), số giáo viên tham gia tập huấn chuyên môn do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức khá nhiều (66%). Chính vì thế, những năm học tiếp theo chất lượng đội ngũ của các nhà trường sẽ được nâng lên. Công tác quản lý đội ngũ GV dần đáp ứng chuẩn nghề nghiệp.

- Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên ở tổ chuyên môn:

Bảng 2.9. Bảng số liệu về số giờ hoạt động bồi dưỡng thường xuyên năm học 2011 - 2012

TT Hoạt động bồi dƣỡng Số giờ Ghi chú

1 Dự giờ 2.387

2 Thao giảng 564

3 Thanh tra chuyên môn 90

4 Sinh hoạt chuyên đề 39

5 Thi GV dạy giỏi cấp trường 82 41 GV tham gia

Kết quả trong bảng ta thấy, hoạt động bồi dưỡng thường xuyên có tỷ lệ cao (trung bình: dự giờ 17 giờ/GV/năm; thao giảng 4 giờ/GV/năm; sinh hoạt chuyên đề 3 giờ/tổ chuyên môn/năm). Tuy nhiên, kết quả hoạt động chuyên môn này chưa thật sự có hiệu quả cao, việc đánh giá, rút kinh nghiệm chưa có tác dụng lớn để nâng cao trình độ chuyên môn.

Riêng hoạt động thi GV dạy giỏi cấp trường cụm các trường THPT huyện Võ Nhai có hiệu quả tốt hơn, đó là do các nguyên nhân: giám khảo là chuyên viên của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên hay là GV cốt cán của ngành; GV để có 1 giờ lên lớp đã có sự cố gắng tìm hiểu hiểu chuyên môn, học hỏi đồng nghiệp, đầu tư nhiều về thời gian, công sức chuẩn bị cho bài giảng; sau mỗi giờ dạy được các GV có kinh nghiệm, chuyên môn vững góp ý, trao đổi chuyên môn. Qua đó làm cho trình độ GV được dần nâng cao, giáo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

viên có điều kiện tiếp cận việc đổi phương pháp dạy học, kinh nghiệm dần nâng lên, chuyên môn dần nâng cao.

2.4.3.2. Hoạt động tự đào tạo, bồi dưỡng của GV

Qua khảo sát hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn của GV, thì GV chưa tự giác bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ (tự đi học tập, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp ở các trường bạn; nghiên cứu các tài liệu chuyên sâu; tham khảo từ các tạp chí chuyên môn...), chủ yếu (92%) GV lấy sách giáo khoa, sách GV, sách bài tập là nguồn cung cấp thông tin để dạy cho học sinh. Chính vì thế, thông tin cập nhật còn hạn chế, nhất là các môn học tự nhiên.

Để quản lý đội ngũ đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp, nâng cao chất lượng đội ngũ thì các nhà trường cần có biện pháp để kích thích GV tìm tòi, nghiên cứu các vấn đề về chuyên môn, nâng cao tính tự học.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Võ Nhai theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 41 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)