Tiêu thụ

Một phần của tài liệu tiểu luận: công nghệ sau thu hoạch cà chua tươi (Trang 31 - 34)

Đây là khâu quan trọng cuối cùng của hoạt động sau thu hoạch giữa người sản xuất hoặc người vận chuyển với người mua hoặc người tiêu dùng. Những hoạt động xử lý

ở thị trường quyết định chất lượng cuối cùng của sản phẩm bày bán và cần cung cấp cho người tiêu dùng chất lượng tốt nhất có thể. Sản phẩm phải có bề ngoài hấp dẫn như tươi, không bị khuyết tật, chất lượng cao. Cần có những xử lý thích hợp, không chỉ quan tâm đến riêng sản phẩm mà còn phải chú ý đến thao tác của người xử lý. Ở hình 25, ví dụ: sọt đầy cà chua chín có thể được vận chuyển an toàn hơn bằng xe đẩy hoặc xe chở hàng chuyên dụng.

Hình 25. Vận chuyển các sọt cà chua bằng tay ở chợ

Một số hoạt động quan trọng ở thị trường (người bán buôn và bán lẻ) đảm bảo chất lượng và tính thương phẩm của cà chua như sau:

- Thực hiện vệ sinh thích hợp – Sản phẩm hư hỏng phải được vứt bỏ, làm sạch cơ sở đóng gói và bảo quản, khu vực bày bán phải được vệ sinh và lau dọn sạch sẽ. Có thể sử dụng Chlorine 200ppm để khử trùng khu vực bán hàng.

- Tái làm sạch – Lau quả làm cho chúng hấp dẫn người tiêu dùng hơn. Rửa quả bằng nước chlorin hóa đối với những quả bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.

- Tái lựa chọn, phân loại – Điều này là cần thiết đối với loạt cà chua có chất lượng không đồng đều, lẫn lộn các độ chín, bị thương tổn do bệnh hoặc do cơ học. Điều này cũng rất quan trọng trong việc đảm bảo tính đồng đều về chất lượng của sản phẩm được bày bán.

- Xử lý chín – Cà chua được tiêu thụ nhiều nhất khi chín, do đó, có thể chín cà chua trước khi bày bán. Việc xử lý chín cần tuân theo quy định của địa phương và phải được công bố rộng rãi.

- Bao gói lại – Ở thị trường bán buôn, sản phẩm được lựa chọn lại và đóng trong các túi nhỏ hơn, phù hợp hơn với phân phối lẻ.

- Tránh hư hỏng do ethylene – Cà chua rất nhạy cảm với ethylene sinh ra bởi sự chín ép. Mặt khác, cà chua chín cũng sản sinh ra hàm lượng lớn ethylene làm cho quả chín không đúng lúc và làm giảm giá trị của những quả tươi khác, vì thường thị trường

bán buôn và bán lẻ thường bán các loại quả khác nhau. Những sản phẩm sinh nhiều ethylen và những sản phẩm nhạy cảm với ethylen không nên để chung trong một phòng hoặc trên cùng ngăn bày bán. Những nguồn sinh ethylen khác (forklifts, phòng làm chín, quả hỏng) phải được khống chế. Sử dụng hệ thống thông hơi và chất hấp phụ ethylen (như KMnO4) để làm giảm lượng ethylen trong khu vực bảo quản.

- Bảo quản – Tất cả lượng cà chua nhận về không thể phân phối hết trong cùng một ngày, do đó cần phải bảo quản. Phòng bảo quản với chế độ bảo quản phù hợp là cần thiết. Phải để ý đến sự tương thích của các loại quả cùng được bảo quản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tập huấn, Công nghệ sau thu hoạch và kế hoạch tập huấn dự án Reta 6208. 2. http://agriviet.com/nd/517-cay-ca-chua/ 3. http://www.vacvina.org.vn/Story/vn/home/BaigiangVAC/2010/12/396.html 4. http://vst.vista.gov.vn/home/database/an_pham_dien_tu/MagazineName.2004-04- 22.2018/2005/2005_00030/MItem.2005-07-20.0434/MArticle.2005-07- 20.0303/marticle_view 5. http://rausach.com.vn/forum_posts.asp?TID=3098&title=bo-qun-rau-qu-cao-cp

Một phần của tài liệu tiểu luận: công nghệ sau thu hoạch cà chua tươi (Trang 31 - 34)