Bảo quản lạnh bằng phương pháp bay hơi (Evaporative Cooling System)

Một phần của tài liệu tiểu luận: công nghệ sau thu hoạch cà chua tươi (Trang 25 - 28)

ECS bao gồm sự bay hơi của nước mang theo yếu tố làm mát. Nước được cung cấp vào những vùng lân cận của sản phẩm và làm hạ nhiệt trong buồng bảo quản, nhiệt sinh ra từ chính sản phẩm (nhiệt sinh ra do hô hấp) và do môi trường bên ngoài. Sự giảm nhiệt độ có thể không quá lớn nhưng độ ẩm có thể tăng lên đạt 90% hoặc cao hơn, ứng dụng ECS rất có hiệu quả trong việc hạn chế sự mất nước và các quá trình liên quan đến sự mất nước (như sự héo, sự chín nhanh).

Các phương pháp ECS khác nhau đều có một điểm chung – sự có mặt của nước ở vùng lân cận sản phẩm:

- Sử dụng mùn cưa ẩm:

Mùn cưa được làm ẩm với nước ở tỉ lệ 1:1 có thể trì hoãn sự chín của cà chua tới 2 tuần và quả cà chua vẫn tiếp tục chín đỏ (Hình 15) (Bautista và Acedo, 1987). Mùn cưa phải được làm sạch, bằng cách dội nước sôi, phơi khô để diệt vi khuẩn. Một kỹ thuật khác để diệt khuẩn là sử dụng dung dịch Hypochlorite 200ppm để làm ẩm mùn cưa. Quả cà chua nên được xếp thành từng lớp mỏng, chẳng hạn: một lớp mùn cưa dày khoảng 2 cm, tiếp theo là một lớp quả sau đó lại phủ lên một lớp mùn cưa và cứ tiếp tục như thế. Cách này có thể ngăn không cho bệnh lây lan từ lớp này sang lớp khác. Phương pháp này có thể thực hiện ở nhiều không gian hoặc trong các vật chứa.

Hình 15. Sử dụng mùn cưa ẩm trong bảo quản cà chua

- Sử dụng chum, vại làm ẩm:

Những cái chum, vại lớn rất sẵn ở các vùng nông thôn có thể được sử dụng để làm ECS mức trung bình (Hình 16) (Bautista và Acedo, 1987). Chum được đặt trên một cái khay nước và phủ lên trên bằng một mảnh vải ẩm hoặc bao tải làm từ sợi đay. Phương pháp này có thể giữ quả cà chua chậm chín từ 1- 2 tuần.

Hình 16. Sử dụng chum vại ẩm để bảo quản cà chua

- Tủ làm mát nhờ bay hơi:

Một kiểu cấu trúc của ECS có thể giữ cà chua xanh trong thời gian bảo quản lâu gấp đôi so với cà chua bảo quản ở điều kiện thường (Acedo, 1997a). Kiểu cấu trúc thứ nhất (Hình 17A) gồm có tủ bảo quản làm bằng gỗ và lưới kim loại, toàn bộ cấu trúc được phủ bởi bao tải đay được làm ướt bằng nước trong khay đặt trên đỉnh và dưới đáy. Cấu trúc thứ hai (Hình 17B) là sự cải tiến của cấu trúc thứ nhất. Các cạnh hộp được làm từ tấm Gl phẳng, có khoảng cách 5x5cm so với cạnh phía ngoài được làm bằng lưới thép tốt. Khoảng cách 1,5cm giữa hai bức vách bên trong và bên ngoài chứa đầy trấu được giữ ướt bằng sự tiếp xúc với một tấm vải ngâm ngập trong khay nước đặt trên đỉnh hộp, có thể thay trấu bằng than củi và mùn cưa. Cấu trúc thứ 3 (Hình 17C) là một cấu trúc phóng

to, khoảng gấp 4 lần kích thước của cấu trúc thứ 2, dùng để bảo quản số lượng lớn. Nó không có phần nào được làm từ gỗ và được làm từ những vật liệu bền như các thanh sắt và tấm Gl dày và lưới thép. Để hạ nhiệt, tỏa nhiệt bên trong tủ, phần đỉnh tủ có bức tường thông gió. Máng đựng nước cũng ở đỉnh tủ với hệ thống ống nhựa dẫn nước vào lớp trấu dày 5 cm. Toàn bộ cấu trúc này đặt trên một khay Gl chứa nước.

Hình 17. Thiết bị làm mát bay hơi để bảo quản cà chua

- Thiết bị làm mát bay hơi với quạt thông gió: (hình 18)

Cấu trúc này có hai hộp mỏng trên các cạnh đối nhau có chứa những bó rơm hoặc than (Redulla và cộng sự., 1984). Nước được cho nhỏ vào than hoặc rơm và gió làm quay tuabin hút hơi ẩm, khí mát được đưa vào làm mát sản phẩm bên trong tủ mát. Nhiệt độ bên trong tủ giảm từ 3-50C trong khi độ ẩm tăng lên khoảng 85%.

- Tủ mát không cần năng lượng:

Đây là thiết bị làm mát bay hơi, được dựng lên với hai lớp gạch, không gian giữa hai bức tường trong và ngoài được đổ đầy cát ướt đẫm nước (Hình 19) (Roy, 1989). Cà chua được đặt bên trong và toàn bộ tủ được phủ bằng một tấm thảm rẻ tiền để giữ ẩm. Suốt thời gian nóng, tủ bảo quản có thể duy trì 15-180C và 95% độ ẩm.

Hình 19. Thiết bị làm mát bay hơi kiểu buồng làm mát không năng lượng

Một phần của tài liệu tiểu luận: công nghệ sau thu hoạch cà chua tươi (Trang 25 - 28)