chống cháy nổ đối với khu bồn bể chứa LPG và trong các nhà máy lọc hóa dầu.
4.5.1 Hệ thống chữa cháy bằng nước
Hệ thống gồm có bơm điện và bơm Diezel có công suất phụ thuộc vào mức độ yêu cầu và quy mô tàng chứa, hệ thống đường ống dẫn nước chữa cháy, giàn phun nước tại khu vực nguy hiểm, các vòi lăng phun. Hệ thống nước chữa cháy phải được thiết kế thuận lợi cho công tác chữa cháy và đáp ứng yêu cầu chữa cháy như : lượng nước dự trữ, công suất bơm… 4.5.2 Hệ thống chữa cháy bằng CO2
Hệ thống dập lửa bằng CO2 gồm hệ thống ống dẫn CO2 đến các vị trí đặt vòi phun CO2 tại khu vực cần thiết. Trong trường hợp hệ thống cảm ứng
phát hiện và đã xác định có lửa vùng nào đó thì van cảm ứng sẽ xả N2 từ bình chứa kích hoạt xả CO2 đồng thời mở các van bằng khí điều khiển trên ống đến hệ thống vòi phun. Hệ thống chữa cháy bằng CO2 hoạt động theo hai chế độ : Điều khiển tự động và điều khiển bằng tay.
Kết luận
Ở nước ta hiện nay khi ngành dầu khí và ngành công nghiêp chế biến khí phát triển bằng việc ra đời các nhà máy chế biến khí Dinh Cố ở Vũng Tàu, nhà máy lọc dầu Dung Quất ở Quảng Ngãi, dự án khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn…đã tận dụng , khai thác và sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt.
Với nền công nghiệp dầu khí ngày càng phát triển mạnh thì việc xây dựng một hệ thống tàng chứa với quy mô và hiện đại tất yếu phải được ra đời.
Tìm hiểu về LPG ( thành phần, tính chất hóa lý đặc trưng, ứng dụng…). Kiến thức chung về bồn bể chứa và những tính toán cơ bản trong khi thiết kế một bể chứa LPG.
Thông qua những nghiên cứu trên, chúng ta đánh giá được tính kinh tế khi ngành công nghiệp khí phát triển :
- Dự án LPG ra đời nhằm tận dụng được nguồn khí đồng hành đốt bỏ ngoài khơi, thay thế được các nguồn nhiên liệu khác, giảm bớt được nguồn ngoại tệ nhập khẩu LPG.
- Góp phần tạo công ăn việc làm, giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp.
- Dự án LPG còn hòa nhập vào xu thế chung của thế giới là đẩy mạnh sử dụng nhiên liệu LPG thay thế cho các nguồn nhiên liệu truyền thống
ngày càng cạn kiệt, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm bớt chất độc hại.
Do ngành công nghệ chế biến khí còn khá mới mẻ và đang phát triển mạnh cho nên việc đào tạo đội ngũ khoa học kỹ thuật phải được chú trọng để nắm vững được các thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại. Ngoài ra còn phải tham khảo và học hỏi kinh nghiệm của các nước có nền công nghiệp dầu khí phát triển mạnh như : Singapo, Thái Lan, Philippin, Bruney… trong công tác chế biến, vận hành, tàng trữ khí hóa lỏng.