Hoạt động trong trường hợp khẩn cấp

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế bể chứa lpg (Trang 28 - 29)

chống cháy nổ đối với khu bồn bể chứa LPG và trong các nhà máy lọc hóa dầu.

4.3.2Hoạt động trong trường hợp khẩn cấp

Các hoạt động chính trong trường hợp khẩn cấp được trình bày như sau :  Khi có báo động khẩn cấp thì dừng mọi hoạt động trong khu vực bị ảnh hưởng, tập trung nhân lực và sơ tán những người không có trách nhiệm trong việc đối phí khẩn cấp.

 Cô lập phần bị ảnh hưởng của thiết bị để hạn chế sự lan rộng đối với các khu vực khác.

 Sơ tán các thiết bị di động nằm trong vùng nguy hiểm và đảm bảo đường thoát được thông thoáng.

 Trong trường hợp rò rỉ ngừng mọi hoạt động của các nguồn sinh lửa và tuyệt đối không được đóng điện các thiết bị điện.

- Nên sử dụng những chất như CO2 , bột dạng khô hoặc BCF ( B2C / F2C ) Bromocholozodi Fluazometan vào việc dập tắt các đám cháy LPG, vì chúng nhanh chóng làm lỏng nồng độ LPG và ngăn không cho không khí tiếp xúc với ngọn lửa.

- Do sự nguy hiểm của các đám hơi LPG, có thể bất ngờ cháy nổ trở lại gây ảnh hưởng đến diện rộng đám cháy, không nên dập ngay trừ khi có thể ngăn chặn nguồn đánh lửa ngay sau đó.

- Nếu ngọn lửa tiếp xúc trực tiếp với bồn chứa LPG( không kể kích cỡ) thành bồn có thể bị quá nhiệt và bị phá huỷ do áp suất cao trong bồn. Phải khống chế cường độ của đám cháy để bả vệ bồn chứa LPG. Các thiết bị, tài sản, máy móc gần ngọn lửa hoặc đang cung cấp LPG cho đám cháy phải làm mát bởi giàn phun nước, vòi lăng phun, bơm cứu hoả, súng cứu hoả. - Phần trên của bồn chứa LPG, nơi tiếp xúc với pha hơi là diện tích nguy hiểm nếu bốn sát với đám cháy. Nước làm mát phải được cung cấp tại đỉnh của bồn chứa và bộ đỡ của bồn để tránh cho bệ đỡ bị phá hủy kết cấu. - Các bồn chứa LPG thường được lắp van an toàn nhằm giảm áp suất của bể khi áp suất của bể quá áp suất thiết kế.

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế bể chứa lpg (Trang 28 - 29)