Lợi ích của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phát triển bền vững nông thôn Việt Nam (Trang 34 - 39)

• Lợi ích của doanh nghiệp gắn liền và tương tự như lợi ích của người sản xuất. Khi đưa ra sản phẩm tốt được nhiều người tiêu dùng chấp nhận sẽ nâng cao uy tín thương hiệu và mang lại nhiều lợi nhuận.

• Dự án “Chương trình Khí sinh học cho Ngành Chăn nuôi Việt Nam 2007 - 2012” do Cục Chăn nuôi, thuộc Bộ NN & PTNT và Tổ chức hợp tác phát triển Hà Lan (SNV) thực hiện.

• Mục tiêu tổng thể của Dự án là góp phần phát triển nông thôn thông qua việc sử dụng công nghệ khí sinh học, xử lý chất thải chăn nuôi, cung cấp năng lượng sạch và rẻ tiền cho bà con nông dân, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng động, tạo thêm công ăn việc làm ở nông thôn và giảm thiểu sử dụng nguyên liệu hoá thạch, giảm hiện tượng phá rừng và giảm phát thải khí nhà kính.

• Cho đến cuối năm 2011, dự án đã hỗ trợ xây dựng trên 114.000 công trình khí sinh học, đào tạo 807 kỹ thuật viên tỉnh và huyện, 1.398 đội thợ xây khí sinh học và tổ chức hàng ngàn hội thảo tuyên truyền và tập huấn cho hàng trăm ngàn người sử dụng khí sinh học.

• Riêng tại Hải Dương đã xây dựng được 180 chuồng lợn theo quy hoạch; tại Kon Tum, 20 hộ gia đình đã xây dựng chuồng bò tập trung; tổng số lượng hầm Biogas tại Hải Dương, Thái Nguyên, Hoà Bình, Ninh Bình, Bắc Giang, Huế, Phú Yên, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh đã lên tới hơn 100 hầm, mô hình túi ủ Biogas bằng Nilông đã được áp dụng tại Vũng Tàu, Vĩnh Long, Quảng Nam, Cần Thơ (40 túi).

• Mới được du nhập vào Việt Nam vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước.

• Thuật ngữ này được sử dụng bao hàm một khái niệm ngày càng mở rộng, về đại thể, có thể hiểu nông lâm kết hợp là thuật ngữ dùng để chỉ các hệ thống sử dụng đất, ở đó có các cây, con nông nghiệp được bố trí kết hợp với các cây lâm nghiệp (cây gỗ) theo không gian hoặc luân canh theo thời gian và có sự tương tác giữa các thành phần của hệ cả mặt sinh thái và kinh tế.

• Các hệ thống nông lâm kết hợp có thể phân loại dựa theo các tiêu chuẩn về cơ sở cấu trúc, về cơ sở chức năng, về cơ sở kinh tế - xã hội, về cơ sở sinh thái… các cách phân loại này cũng chỉ có ý nghĩa tương đối và chúng có quan hệ mật thiết với nhau.

• Một số tác giả như Hoàng Hoè, Nguyễn Đình Hưởng, Nguyễn Ngọc Bình... đã tập hợp các mô hình nông lâm kết hợp điển hình ở Việt Nam và bước đầu có những đánh giá khả năng áp dụng và hiệu quả của những mô hình này.

• Theo đó, mô hình nông lâm kết hợp bao gồm 3 thành phần: - Cây thân gỗ sống lâu năm

- Cây thân thảo - Vật nuôi

• Các hệ canh tác nông lâm kết hợp ở nước ta được phân chia làm 8 hệ thống chính. Các “hệ canh tác” là đơn vị phân loại lớn nhất, đơn vị dưới “hệ canh tác” là các “phương thức” hoặc các “kiểu” và cuối cùng là các “mô hình”.

• Mục tiêu của hệ canh tác này là sản xuất nông nghiệp; các loài cây gỗ kết hợp ở các phương thức cụ thể trong hệ thống nhằm phát huy các tác dụng phòng hộ của cây lâm nghiệp như chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, hạn chế xói mòn...

• Về nguyên tắc, các cây thân gỗ lâm nghiệp không được làm giảm năng suất cây nông nghiệp.

Một phần của tài liệu phát triển bền vững nông thôn Việt Nam (Trang 34 - 39)