PHÂN TÍCH DƯỢC LÝ

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRỊ CHỨNG BẤT LỰC SINH LÝ BÁC SỸ TRẦN ĐẠI SỸ (Trang 29 - 34)

Bản dược thuộc loại đại bổ toàn cơ thể.

9.1. Gồm 8 vị đại bổ thận âm, bổ huyết, bổ tinh khí

Những vị này bổ huyết trong trường hợp huyết hư như thiếu máu, thiếu hồng huyết cầu, hoặc trong máu có những bất thường. Bổ thận âm, bởi thận âm chỉ sinh ra xương, tủy, não, nên bổ thận âm sẽ làm cho xương, tủy được bổ sung, dùng cho người già yếu xương cốt yếu, người làm việc sức lực nhiều xương cốt mỏi. Hoặc bệnh phong thấp làm cho xương cốt tổn hại. Bổ thận âm tức bổ não, trị chứng già hay quên, hoặc vì bất cứ lý do gì trí nhớ giảm thiểu, làm việc trí não, đầu óc mệt mỏi.

Vì đại bổ thận âm, nên những người thiếu tinh khí, nhất là phụ nữ âm hộ bị khô do lớn tuổi, sẽ được bổ dưỡng, nam thì bần tinh ( Asthénospermies, Oligo-spermies), lâu ngày mới phòng sự được một lần. Những người bị bệnh mụn, nhọt do huyết hư. Phụ nữ kinh nguyệt ít đưa đến không con, hoặc mất kinh quá sớm, hoặc kinh kỳ tới trễ.

9.2. Gồm 10 vị đại bổ thận dương tức bổ dương, bổ khí

Những vị này làm cho phụ nữ hết lãnh cảm, tử cung nóng lên, trị được huyết trắng và đau bụng kinh. Nam thì dương vật khó cử, hoặc cử mà không kiên, được bổ dương khí giúp dương vật cử dễ dàng, cử cứng, chắc. Bổ dương tức làm nóng cơ thể lên, người cảm thấy khỏe mạnh, làm nóng bao tử, ruột, chống được các chứng tiêu chảy, phù thủng. Dương khí làm con người chống được lạnh, người linh mẫn, hoạt động làm việc được nhiều.

9.3. Dùng để trừ tà khí

Nếu bản dược chỉ có các vị bổ âm, bổ dương không, thì là một thứ bổ âm, dương, nhưng thêm vào 9 vị trừ phong thấp, mà vị trừ Phong thấp nào cũng có tính chất làm nóng cơ thể, cho nên bản dược thiên về bổ dương cực mạnh, mới gọi là Phục dương đại bổ tửu. Trong 9 vị, có vị để khu phong, có vị để trừ thấp, nhưng vị nào cũng làm nóng cơ thể tức tán hàn. Phong thấp do phong, hàn, thấp nhập vào cơ thể mà thành. Như vậy trong 9 vị đều làm nóng cơ thể cả, mà còn giải phong, và nhất là trừ thấp. Trừ thấp làm nóng cơ thể, thì nước trong người sẽ được tống ra ngoài, bởi vậy người bị phù thủng trị cũng được. Hàn và thấp thường làm cho bao tử lạnh, ruột lạnh sinh ra đại tiện chảy, phụ nữ bị huyết trắng, bởi vậy 9 vị này hợp với các vị bổ dương trên, thành một thứ trị hàn thấp, phong thấp sinh ra đau nhức, huyết trắng và phù thủng, đại tiện rất tốt.

Riêng ba vị thuốc gói riêng để ngâm sau thì tác dụng khác nhau rất nhiều. Tùy theo tình trạng bệnh nhân mà dùng, chứ không nên tham lam dùng cả một lượt.

Tính vị: Cam (ngọt), vi khổ (hơi đắng), vi ôn (hơi ấm). Qui kinh: nhập tỳ, phế kinh.

Công hiệu: Đại bổ nguyên khí, bổ tỳ ích khí, định thần ích khí, sinh tân (Nước nhờn trong

người).

Lộc-nhung.

Tính vị: Cam (ngọt), hàm (mặn), ôn (hơi ấm). Quy kinh: Nhập can, thận kinh.

Công hiệu: Bổ can, thận ; ích tinh huyết.

Hà thủ ô.

Tính vị: Khổ (đắng), vi ôn. Quy kinh: Nhập can, thận kinh.

Công hiệu: Bổ can, ích huyết.

– Cả ba vị đều có tính chất vi ôn ( hơi ấm), tức là làm nóng thiên về bổ dương cả. Nhưng nhân-sâm thì nhập tỳ-kinh, phế-kinh. Còn 2 vị kia thì nhập can, thận-kinh.

Vậy :

– Bệnh nhân ăn ít, hô hấp khó khăn, bị bệnh phổi, mũi, thì cho dùng Nhân-sâm. Ngâm thêm với Nhân-sâm thì phế, tỳ sẽ mạnh hơn lên, hơi thở dễ dàng, ăn uống ngon miệng. Khi tỳ, phế mạnh thì hậu thiên khí (Gồm khí trời và thực vật ăn uống mà thành) mạnh lên do vậy trí nhớ tăng.

– Lộc-nhung dùng trong trường hợp thận yếu, can yếu đưa đến mắt nhìn vật không rõ, làm cho mạnh thận dương, sinh ra nhiều tinh khí, gân cốt mạnh. Bởi vậy bệnh nhân thiên về bất lực, ít tinh, gân cốt yếu thì dùng.

– Hà-thủ-ô thiên về bổ huyết nhiều hơn. Vậy bệnh phụ nữ kinh nguyệt ít, đàn ông gầy gò, hoặc sau khi bị bệnh lâu ngày thì dùng đến.

Những người bị bao tử lạnh, đau bụng tiêu chảy thì không nên dùng Hà-thủ-ô. Nhất là những người bị bệnh phổi, bị bệnh có đàm, bị nhức trong người nhiều tránh dùng Hà-thủ-ô.

Lộc-nhung đắt gấp mấy lần Nhân-sâm, tuy nhiên chính Nhân-sâm cũng không rẻ cho lắm. Nếu muốn đỡ tốn tiền thì dùng các vị pha trước cũng đủ, không cần thiết đến các vị pha sau. Trước đây chắc vua Minh-Mệnh bị chứng phong-thấp hành hạ lâu ngày, khiến cho thận hư, can hư, huyết hư quá đáng nên y-sư Trần Ngạn-Xuân mới phải dùng 3 vị pha sau.

Tóm tắt

– Bệnh nhân yếu phổi, ăn ít thêm Nhân-sâm.

– Bệnh nhân bệnh nặng hơn bất lực hoàn toàn hoặc già, trẻ con chậm lớn thêm Lộc-nhung. – Bệnh nhân người gầy gò, tinh huyết khô, nhất là tóc sớm bạc thêm Hà-thủ-ô.

Hà-thủ-ô dùng để trị những người đầu sớm bạc do thận hư. Người ta thường huyền thoại hóa đi rằng Hà-thủ-ô có thể cải lão hoàn đồng, làm đầu bạc hóa đầu xanh, đó là nói quá đi. Thực sự Hà-thủ-ô chỉ làm ngừng bạc tóc mà thôi.

Còn nếu bệnh nhân quá hư nhược, bất lực, phong-thấp thì dùng cả ba thứ ngâm sau. Từ sau năm 1955 trong dân gian Việt-nam thường truyền tụng thang thuốc rượu thuốc vua Minh-Mệnh, hoặc Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử, nhưng thang thuốc không thấy nói hai vị quan trọng là Hà-thủ-ô và Lộc-nhung. Thực sự bổ thận, chữa bệnh bất lực thì nhân-sâm không tốt bằng hai vị kia. Thang thuốc bỏ mất hai vị kia, thì công hiệu bổ thận giảm đi một nữa. Có lẽ người phổ biến thang thuốc không có đủ tài liệu, chỉ nắm được một phần, hoặc giả họ muốn dấu, mà chỉ phổ biến có vị nhân-sâm, khiến cho bệnh nhân ăn ngon.

Thang thuốc khởi đầu do Lý Quốc-sư Nguyễn Minh-Không có tên là Lý Quốc Sư Đại bổ

tửu, do Lý Quốc-sư trị cho vua Lý. Thang thuốc Thủy-Tiên Công-chúa trị cho vua Trần gọi

là Thủy-Tiên trường thọ tửu ha y Đông-a phục dương tửu, hay Trường xuân tửu. Đến y-sư Trần Ngạn-Xuân cải sửa, trị cho vua Minh-Mệnh được gọi là Nhất dạ lục giao sinh Thất tử

hoặc Phục dương đại bổ tửu, nhưng trong dân chúng lại gọi là Rượu thuốc vua Minh-Mệnh hoặc Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử.

10. KẾT LUẬN

Phương thuốc cổ thời, từ thế kỷ thứ 12, lưu truyền sửa đổi mãi cho đến thế kỷ thứ 19 thì không sửa đổi gì nữa. Sở dĩ nó bị coi là thang thuốc bí truyền, vì chỉ nằm trong những gia đình quý tộc.

Hiện ở đâu có người Việt là thang thuốc này được lưu truyền, pha uống bừa bãi, không hiểu nguyên do tại sao, nhất là thiếu mất ba vị căn bản.

Chúng tôi đã phân tích, thử nghiệm lại, và được dùng rất rộng rãi trong giới các bác sĩ Âu-Mỹ châu, sau khi tốt nghiệp các đại học y-khoa, đã thấy một số bất lực y-học hiện tại, nên tìm về y-học Á-châu giải quyết. Thang thuốc đã giúp cho việc trị bệnh rất nhiều, kết quả rất tốt. Các bác sĩ ở Châu-âu thường trị chứng phong-thấp cho bệnh nhân bằng châm cứu, nhưng không biết làm thế nào cho chứng này hết tái phát, bởi châm cứu mà bổ dưỡng thì rất khó khăn, nhất là đối với người già. Bởi vậy thang thuốc này được dùng tới. Bệnh nhân bị chứng bất lực do phong-thấp ở mức độ thấp, chưa đến trình độ sưng nhức, hoặc di chứng phong-thấp làm cho bất lực, các bác sĩ không biết làm sao giải quyết, nên đã trở về với thang thuốc trên kết quả thực toàn vẹn.

Gần đây người ta hoặc dùng phương thuốc của Quốc-sư Minh-Không, hoặc của Công- chúa Thủy-Tiên, hoặc của Y-sư Trần Ngạn-Xuân, rồi ngâm rượu bán, hoặc chế thành viên, với những tên khác nhau, nhưng không hướng dẫn tận tường, khiến người mua dùng mà không kết quả, hơn nữa có nạn tiền mất không phải tật mang, mà chết oan uổng:

– Hoàng đế đại bổ tửu, – Trường xuân tửu,

– Minh Mạng hoàng đế hoàn. – V.v. và v.v.

Hổ Cốt Mộc Qua Tửu Bác Sĩ Trần Đại Sỹ HỔ CỐT MỘC QUA TỬU Trị dương bất cử (Dbc), cử bất kiên (Cbk) Do di chứng Phong thấp tửu. Dùng trị tuyệt nọc chứng phong thấp.

Trị chứng bất lực và chứng lãnh cảm của tuổi già.

Bác-sĩ TRẦN ĐẠI SỸ

(Trình bày trong đại hội các bác sĩ về Sexology tại Venise vào ngày 6-7 tháng 12 năm 1997)

Dẫn nhập

Kính thưa Quý-vị chủ tọa đoàn Thưa quý đồng nghiệp

Thực hân hạnh cho tôi, đây là lần thứ 9 tôi được mời tới đại hội Sexology để trình bầy những phương thức trị liệu của y học Á-châu về khoa tình dục. Đề tài hôm nay, chủ yếu nói về một phương thuốc ngâm rượu để trị di chứng Phong-thấp, rồi đưa đến chứng bất lực sinh lý của các ông và chứng lãnh cảm của các bà.

Chỉ còn hơn tháng nữa, là các nước Á-châu sẽ đón mừng năm mới. Năm sắp tới là năm Mậu Dần. Mậu thuộc hành thổ thuộc mầu vàng. Dần là con cọp. Vậy năm tới là năm con cọp vàng. Trong văn chương Việt-Nam của chúng tôi, con cọp còn có những tên như : Ông ba mươi, ông kễnh, ông hổ... Theo khoa Tử-vi, người tuổi Dần, thì dữ như cọp. Vì vậy các bà các cô tuổi Dần thường ít ông nào dám đem lễ đến xin cưới làm vợ. Vì sợ bị tướng tinh bà vợ ăn thịt rồi chết yểu, hay bị bà vợ bắt nạt.

Từ cổ thời tộc Hoa, tộc Việt đã tìm ra được dược tính của xương cọp trong việc trị bệnh. Chủ trị chính của xương cọp là chống viêm, chống phong thấp. Rất công hiệu trong việc trị phong thấp kinh niên tổn hại về xương như : thấp khớp kinh niên (Arthrite, Polyarthrite) và mục xương (Osthéoporose), nhất là tuổi già, gối mỏi. Đối với các ông, tóc trên đầu mang con số sáu chục, khi đi, lúc đứng, xương sống cứ kêu lọc cọc, rồi đầu gà cứ cúi gầm xuống, làm tình làm tội gì nó cũng không chịu ngỏng cổ dậy. Mà hỡi ôi trước mặt các ông lại là đấng má đào xuân tình phơi phới... Thì rượu hổ cốt có thể đánh thức con gà của quý ông dậy, hùng dũng lâm chiến như hồi còn trẻ.

Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều ký vào thỏa ước cấm giết cọp. Nhưng tại Trung-quốc, Việt-Nam, Lào, Cambodge tuy có ký vào thỏa ước mà không thi hành. Mà có

thi hành cũng không được, vì dân chúng vẫn săn cọp lấy xương làm thuốc. Cấm cũng chẳng ăn thua.

Vì năm tới là năm con cọp, nên hôm nay, tôi xin trình bầy một phương thuốc trị chứng phong thấp, trị di chứng phong thấp, đưa đến trị chứng bất lực sinh lý quý ông và chứng lãnh cảm của quý bà, mà xương cọp là thành phần chủ yếu. Phương thuốc này được dùng dưới dạng ngâm rượu uống. Tên phương thuốc đó là :

HỔ CỐT MỘC QUA TỬU

1. XUẤT XỨ

Y sư Trần Ngạn-Xuân của Việt-Nam (1766-1841) đã xử dụng thang thuốc đầu tiên ngâm rượu chữa chứng Phong-thấp cho vua Minh-Mệnh (1791-1840), sau được gọi là

Phong thấp tửu, lưu hành khá lâu trong dân gian Việt-nam. Y-sư Trần Ngạn-Xuân nói

rằng ông chỉ dùng lại thang thuốc của Y-sư Trần Quang-Từ (1384-1462). Thực sự ông đã sửa đổi rất nhiều trong phép pha chế và dược vị từ thang thuốc của Trần Quang-Từ thành Phong thấp tửu. Gần đây trong khi nghiên cứu, chúng tôi thấy trong bộ Trung-y chế tễ thủ

sách do Trung-y nghiên cứu viện, Trung dược nghiên cứu sở của Cộng-hòa Nhân-dân

Trung-quốc biên tập, do nhà xuất bản Nhân-dân vệ sinh phát hành 1975, trang 559, thấy chép một thang thuốc tên là Mộc qua hổ cốt tửu, giống hệt Phong thấp tửu. Trong bộ sách trê trên còn ghi : Với sự phối hợp biên tập của Trung y học viện Bắc-kinh và công ty dược

phẩm Bắc-kinh, Thiên-tân.

Trong sách ghi rõ : Thang thuốc được rút ra từ Hổ cốt hoàn của nhà y-học Trình Lâm trong sách Thánh tể tổng lục toàn yếu, đời Thanh. Trình Lâm và Trần Ngạn-Xuân sống đồng thời, không hiểu hai y-gia của hai quốc gia hàng xóm này có ảnh hưởng của nhau không?

Hiện trên thị trường có bán một loại rượu mang tên Hổ-cốt tửu, mà thành phần gần giống Phong thấp mộc qua tửu. Khi xử dụng, kết quả cũng không khác nhau làm bao.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRỊ CHỨNG BẤT LỰC SINH LÝ BÁC SỸ TRẦN ĐẠI SỸ (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)