THÀNH PHẦN

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRỊ CHỨNG BẤT LỰC SINH LÝ BÁC SỸ TRẦN ĐẠI SỸ (Trang 34 - 39)

Hổ cốt mộc qua tửu

– Hổ cốt 1 lượng. – Xuyên khung 1 lượng. – Xuyên ngưu tất 1. lượng. – Đương quy 1 lượng. – Ngũ gia bì 1 lượng. – Hồng hoa 1 lượng. – Tục đoạn 1 lượng. – Bạch nhũ căn 1 lượng. – Ngọc trúc 1 lượng. – Tần gia 3 tiền. – Phòng phong 5 tiền.

– Tang chi 4 lượng. – Mộc qua 3 lượng. – Thiên ma 1 lượng. – Thục địa 1 lượng. – Phục-linh 1 lượng. – Nhân-sâm 5 tiền. 3. CÁCH PHA CHẾ

– Trừ ba vị Thục-địa, Phục-linh, Nhân-sâm. Tất cả đều nghiền đập dập không cần nghiền nhỏ.

– Dùng rượu trắng (65 độ) nếu không có rượu trắng thì dùng rượu Mai-quế-lộ cũng được, khoảng 10 lít, ngâm với 1 kg đường mía hoặc đường phèn.

– Mỗi ngày đảo 1 lần trong tuần đầu. – Sau đó, mỗi tuần đảo 1 lần.

Đến tháng thứ 3, thì gạn nước, và cất riêng ra.

– Nước ngâm với Nhân-sâm, Phục-linh, Thục-địa, trong 15 ngày nữa thì uống. – Bã còn lại, ngâm với 3 lít rượu nữa và 200 g đường phèn.

Đợi 3 tháng sau mới gạn nước và cái riêng.

– Bấy giờ lấy nước lại ngâm với Thục-địa, Nhân-sâm, Phục-linh của nước thứ nhất. – Công dụng của nước thứ nhì không bằng nước thứ nhất.

– Nếu giầu, thì không ngâm nước thứ nhì, đổ bã đi luôn. 4. TÀNG TRỮ

Để vào chỗ lạnh, khô ráo. Cấm không được chôn dưới đất.

5. HIỆU NĂNG

– Cơ thể suy nhược đưa đến Phong-thấp : Trừ thấp, tán hàn, khu phong, làm ngừng đau.

– Trị bất lực do di chứng phong thấp.

– Bất lực sinh lý của nam, (lãnh cảm của nữ), do sinh sống ở vùng nhiệt đới, đến ở vùng ôn đới hay hàn đới.

– Trị huyết trắng.

– Mệt mỏi do khí hậu lạnh. 6. CHỦ TRỊ

Do phong, hàn, thấp nhập kinh lạc, làm gân, mạch, xương cốt đau nhức, tứ chi tê dại. Do hàn, thấp nhập tỳ, vị, làm ăn vào đầy ứ không tiêu, nhập bào cung làm sinh huyết trắng, đàn ông sinh bất lực.

Lưu-ý : chỉ trị chứng bất lực và đàn bà không con vì huyết trắng, gốc ở phong thấp mà

thôi.

Bản tửu có tính chất thông dương rất mạnh, nên mạch máu chạy vào bộ phận sinh dục được khai thông, giống như Viagra, tuy không mạnh bằng. Ngược lại, lại có tính chất bổ. Nên trị chứng yếu sinh lý nam và lãnh cảm nữ rất tốt.

7. DỤNG PHÁP, DỤNG LƯỢNG

Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-25 cl. Uống nhiều không hại nhưng đừng uống qua 30 cl mỗi ngày.

8. CẤM KỴ

– Phụ nữ mang thai cấm uống. – Các chứng huyết áp cao.

– Các loại tiểu đường.

– Khi gặp các bệnh nhiễm trùng, thì ngừng uống, đợi trị bệnh khỏi hãy uống. 9. PHÂN TÍCH DƯỢC LÝ

Các sách cổ Trung-quốc, kể cả cổ lẫn hiện kim đều không cho phân tích. Sau đây, là bản phân tích của chúng tôi.

Bản chất của bệnh phong thấp là do :

– Thận dương hư, đưa đến hàn nhập cơ thể. – Tỳ dương hư, đưa đến thấp nhập cơ thể.

– Huyết hư, đưa đến phong nhập cơ thể.

Bởi vậy trị phong-thấp phải có 6 loại dược vật :

– Tán hàn, hóa thấp và khu phong, – Bổ thận dương, tỳ dương và huyết .

Ngoài ra khi phong-thấp nhập cơ thể, gây sưng nhức, tổn hại gân và xương rất nhiều.

Thận chủ xương, can chủ gân vậy phải có vị bổ gân, bổ thận. Trong thang thuốc trên có

các vị sau đây khu trừ phong-thấp : Hổ-cốt, Tang-chi, Tần-gia, Mộc-qua, Ngũ-gia-bì, Bạch như căn, Phòng-phong.

Trong 17 vị thuốc: Thì có một (1) vị hàn là Bạch-như-căn. Năm (5) vị bình, tức không nóng, không lạnh là : Tang-chi, Tần-gia, Ngưu-tất, Ngọc-trúc, Phục-linh. Còn lại 11 vị ôn là :

Hổ-cốt, Mộc-qua, Ngũ-gia-bì, Hồng-hoa, Xuyên-khung, Đương-quy, Thiên-ma, Tục-đoạn,

Nhân-sâm, Thục-địa, Phòng- phong.

Như vậy 11vị ôn đã tán hàn trong cơ thể, thêm vào với rượu thuộc nhiệt chiếm một trọng lượng lớn, thì sự tán hàn đương nhiên rất mạnh.

– Các vị sau đây bổ thận dương : Tục-đoạn, Nhân-sâm. – Phục-linh bổ tỳ.

– Thiên-ma bổ can.

– Như vậy đủ cả trừ phong, hàn , thấp còn bổ cả huyết, can, tỳ, thận nữa.

– Bởi thang thuốc trên có tính cách tán hàn, thấp trừ phong, công phá sự ứ đọng trong cơ thể mạnh, nên tuyệt đối phụ nữ có thai cấm uống. Uống sẽ xẩy thai, hoặc sinh quái thai. – Bản tính dược liệu là nhiệt rất mạnh, bởi vậy những người bị chứng áp huyết cao, đái đường và nhiễm trùng cũng không dùng được.

– Người không bệnh uống vô sự, bởi bất cứ người nào, trong cơ thể cũng có đôi chút hàn thấp ứ đọng. Uống vào hàn được hóa giải ; thấp trục ra, rất tốt. Nhưng lúc bị cảm mạo, về mùa xuân, đông do hàn, thấp, phong nhập uống vào tuy không khỏi ngay nhưng cũng giúp cơ thể chống bệnh.

Biểu hình bệnh phong thấp :

Nội nhân (Nguyên nhân trong cơ thể) :

– Dương hư ; Thận dương hư, Tỳ dương hư. – Âm hư : Huyết hư.

Ngoại nhân (Nguyên nhân từ phía ngoài cơ thể)

– Khi Thận-dương hư không đủ sức chống bệnh, hàn nhập cơ thể.

– Khi Tỳ-dương hư không đủ sức hóa thấp, thì ngoại thấp nhập. – Khi Huyết hư thì không đủ sức phòng vệ cơ thể thì phong nhập. – Phong, Hàn, Thấp tạo thành phong thấp.

– Vừa bổ huyết, cơ thể có sức khu phong, – Vừa bổ thận dương, cơ thể có sức tán hàn. – Vừa bổ tỳ, cơ thể có sức hóa thấp.

Nghĩa là vừa bổ, vừa tả.

Phần trình bày của chúng tôi đến đây chấm dứt,

Trân trọng kính chào Qúy-vị, hẹn tái ngộ với Quý-vị vào kỳ hội sau.

GHI CHÚ DÀNH CHO ĐỘC GIẢ VN,

Điều Trị Chứng Di Mộng Tinh Bằng Trung Y Bác sĩ Trần Đại Sỹ

ĐIỀU TRỊ CHỨNG DI MỘNG TINH

bằng Trung-y

Bác-sĩ TRẦN ĐẠI SỸ

Trình bầy trong đại hội các Bác-sĩ Vu-sơn học tại Genève Kính thưa Quý-vị chủ tọa đoàn,

Kính thưa Quý đồng ngiệp.

1. DẪN NHẬP

Hôm nay, chúng tôi lại được gặp lại Quý-vị, sau một năm xa cách với biết bao nhiêu thay đổi. Ban tổ chức cho biết, đại hội của chúng ta năm nay có 43 đồng nghiệp mới, vắng mặt 21 đồng nghiệp về hưu, và 3 đồng nghiệp qua đời. Chúng ta hãy dành ra một phút để tưởng niệm Quý đồng nghiệp đã vĩnh viễn ra đi. Chúng tôi xin gửi lời mừng Quý-đồng nghiệp đã về hưu, sau mấy chục năm vất vả, nay mới được thảnh thơi thơ túi, rượu bầu. Chúng tôi cũng xin chào mừng Quý-đồng nghiệp trẻ vừa vào nghề, để nối tiếp những đàn anh.

Đề tài mà tôi trình bày hôm nay là:

ĐIỀU TRỊ CHỨNG DI MỘNG TINH bằng Trung-y

Evaluation et traitement de la Spermatorrhée par la médecine chinoise.

Chứng Di, Mộng-tinh (Dmt) là đề tài tương đối giản dị, nhưng nó là mối quan tâm hàng đầu của chúng ta. Vì đây là một chứng bệnh, mà chúng ta thường gặp nhất, và cũng là chứng bệnh khó trị nhất. Thế nhưng, đối với Trung-y thì lại không khó khăn cho lắm.

Khi một người bị chứng này, họ thường giấu giếm rất kỹ. Còn trẻ thì dấu cha mẹ, lớn lên thì dấu bạn hữu. Có gia đình thì dấu vợ. Điều tai hại nhất là họ dấu luôn Bác-sĩ gia đình, là người mà họ gửi tính mệnh. Chỉ khi nào tình trạng bệnh quá nặng, người thân cảm thấy họ bị bệnh, cật vấn, thì họ mới chịu nói. Thảng hoặc khi tìm Bác sĩ gia đình, để chữa những chứng trạng khác như mất ngủ, tai kêu, đau lưng... Bác-sĩ cật vấn họ mới chịu khai ra. Cũng có người đi tìm Bác-sĩ tâm mạch, Bác-sĩ thần kinh. Rất ít người tìm đến Bác-sĩ niệu khoa hay Bác-sĩ Vu-sơn là Quý-vị.

Căn bệnh này nó có họ hàng với chứng Dbc-Cbk-Cđet (dương bất cử, cử bất kiên, cúi

đầu e thẹn) nhưng nguy hại hơn nhiều. Dbc-Cbk nếu không trị, thì chỉ chủ nhân của nó bị

thiệt thòi, vì mất cái phẩm chất được làm đàn ông mà thôi, còn sức khỏe không nguy hại gì cho lắm. Ngược lại chứng Dmt mà không trị, nó sẽ tác hại vô bờ bến cho sức khỏe, rồi dần dần đưa đến mất mạng.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRỊ CHỨNG BẤT LỰC SINH LÝ BÁC SỸ TRẦN ĐẠI SỸ (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)