Phương pháp vẽ nét trên phim sọ nghiêng
Tất cả các phim sọ nghiêng đạt tiêu chí nghiên cứu đều do một người nghiên cứu vẽ nét bằng phần mềm V–Ceph 6.0™ (đây là phần mềm phân tích đo sọ chuyên dụng được sản xuất bởi Osstem Implant Co.Ltd – Hàn Quốc, tương thích với hệ điều hành MS Windows và được vận hành bởi máy vi tính).
Việc vẽ nét trên phần mềm V–Ceph 6.0™ vẫn áp dụng theo phương pháp thống nhất trên toàn thế giới: đối với các cấu trúc có hai hình ảnh (ví dụ bờ dưới ổ mắt, cành lên và bờ dưới xương hàm dưới, lỗ ống tai ngoài...) thì vẽ
đường đứt nét trên cả hai hình ảnh, sau đó vẽ “đường trung gian” giữa hai hình ảnh bằng đường liên tục. Tất cả các điểm chuẩn của những cấu trúc có hình ảnh kép đều được xác định trên “đường trung gian”.
Để tiến hành vẽ nét phim sọ nghiêng bằng phần mềm cần chuẩn bị: 420 phim sọ nghiêng của 105 trẻ (mỗi trẻ phải đủ 4 phim) ở thời điểm 12, 13, 14, 15 tuổi được scan vào máy vi tính, lưu trên ổ cứng với định dạng ảnh “.jpg”, tỷ lệ 1:1.
Kỹ thuật vẽ nét phim sọ nghiêng bằng phần mềm V–Ceph 6.0™
Bao gồm các bước sau:
Bước 1: Khởi động chương trình V–Ceph 6.0™ .
Bước 2: Tạo hồ sơ bệnh nhân mới.
Chọn “Add new record”, cửa sổ thông tin bệnh nhân xuất hiện (Hình 2.2). Điền đầy đủ thông tin vào các ô trống (bao gồm số thứ tự, họ tên, giới tính, tuổi bệnh nhân, ngày chụp phim...). Ở đây có 105 trẻ cần lập tổng cộng 420 hồ sơ.
Hình 2.2. Cửa sổ thông tin bệnh nhân trên V–Ceph 6.0™.
Bước 3: Nhập phim sọ nghiêng (đã scan trước đó) lên từng hồ sơ tương ứng.
Nhấp chuột phải vào biểu tượng “Lateral Film”, chọn “Import”.
Bước 4: Vẽ nét trên phim sọ nghiêng.
Nhấp chuột trái vào biểu tượng “Lateral Film”, cửa sổ vẽ nét phim sọ nghiêng xuất hiện.
Ấn nút lệnh , chọn “Digitize with X–ray film” tiến hành xác định các điểm chuẩn trực tiếp trên phim (dựa trên cửa sổ hướng dẫn “Digitize helper” như Hình 2.3).
Hình 2.3. Cửa sổ hướng dẫn trên V–Ceph 6.0™.
Sau khi các điểm chuẩn đã được xác định, chương trình sẽ vẽ nét một cách tự động trên phim (Hình 2.3), bao gồm:
Vẽ nền sọ, xoang trán và lỗ ống tai:
Vẽ nền sọ.
Vẽ hố yên xương bướm, mấu yên trước và sau. Vẽ xương trán và xương mũi.
Vẽ đường viền hốc mắt. Vẽ lỗ ống tai ngoài.
Vẽ xương hàm trên và răng trên:
Đường viền xương hàm trên: từ gai mũi trước dọc theo sàn hố mũi đến gai mũi sau, rồi đi theo mặt khẩu cái xương hàm trên đến mặt trong xương ổ răng xung quanh các răng cửa và mặt trước xương hàm trên.
Vẽ răng cửa giữa và răng cối lớn thứ nhất hàm trên trong tương quan cắn khớp.
Vẽ xương hàm dưới và răng dưới:
Vẽ bờ dưới và bờ sau của xương hàm dưới. Vẽ vùng cằm và xương vỏ bên trong.
Vẽ răng cửa giữa và răng cối lớn thứ nhất hàm dưới trong tương quan cắn khớp.
Hình 2.4. Chương trình V–Ceph 6.0™ vẽ nét tự động trên phim sọ nghiêng
Các cấu trúc trên phim sọ nghiêng đã được vẽ tự động, nếu thấy còn vị trí chưa chính xác ấn nút lệnh để tiến hành chỉnh sửa.
CÁC SỐ ĐO DÙNG TRONG PHÂN TÍCH 1. Chiều dài của sọ trước: Khoảng cách giữa CC và Nasion.
Hình 2.5. Chiều dài của Sọ trước
(Nguồn: Jacobson A.(1995). “Radiographic cephalometry”.[64] )
3. Khoảng cách từ Porion đến mp PtV: Khoảng cách giữa Porion và PtV.
Hình 2.6. Khoảng cách từ Porion đến mp PtV
(Nguồn: Jacobson A.(1995). “Radiographic cephalometry”.[64] )
4. Góc trục mặt: Góc giữa trục mặt và Basion–Nasion.
5. Góc mặt: Góc giữa mặt phẳng mặt và mặt phẳng Frankfort. Góc mặt của
Downs.
Hình 2.7. Góc mặt
(Nguồn: Jacobson A.(1995). “Radiographic cephalometry”.[64] )
6. Góc mặt phẳng hàm dưới: đo so với mặt phẳng Frankfort.
7. Góc cung hàm dưới: Góc giữa trục cành ngang và trục cành lên.
Hình 2.8. Góc cung hàm dưới
8. Góc cành lên XHD: Góc giữa Mặt phẳng Frankfortvà mặt phẳng CR – Xi
Hình 2.9. Góc cành lên XHD
(Nguồn: Jacobson A.(1995). “Radiographic cephalometry”.[64] )
9. Chiều dài thân xương hàm dưới: từ Xi đến Pm.
10. Góc mặt phẳng khẩu cái: Góc tạo bởi mặt phẳng Frankfort, PtV và mặt
phẳng khẩu cái.
Hình 2.10. Góc mặt phẳng khẩu cái
(Nguồn: Jacobson A.(1995). “Radiographic cephalometry”.[64] )
11. Độ nhô hàm trên: Góc tạo bởi phẳng Frankfort và mặt phẳng từ Nasion
đến điểm A.
Hình 2.11. Độ nhô hàm trên
12. Độ lồi mặt: Khoảng cách giữa điểm A và mặt phẳng mặt.
Hình 2.12. Độ lồi mặt
(Nguồn: Jacobson A.(1995). “Radiographic cephalometry”.[64] )
13. Vị trí RCLHT: Khoảng cách từ đường chân bướm thẳng đứng (phía sau
của xương hàm trên) đến phía xa của R6HT.
Hình 2.13. Vị trí răng cối lớn hàm trên
(Nguồn: Jacobson A.(1995). “Radiographic cephalometry”.[64] )
14 . Chiều cao mặt dưới: Góc từ gai mũi trước đến tâm của cành lên (Xi) đến PM.
Hình 2.14. Cao mặt dưới
15.Chiều cao mặt toàn bộ: Ba–N/Xi–Pm.
16. Chiều cao mặt phía sau: Khoảng cách giữa Gonion và điểm CF.
Hình 2.15. Chiều cao mặt phía sau
(Nguồn: Jacobson A.(1995). “Radiographic cephalometry”.[64] )
17. Độ nhô R cửa hàm trên: Khoảng cách từ đỉnh của răng cửa hàm trên đến
mặt phẳng A–Po.
Hình 2.16. Độ nhô răng cửa hàm trên
(Nguồn: Jacobson A.(1995). “Radiographic cephalometry”.[64] )
18. Độ nghiêng răng cửa hàm trên: Góc giữa trục dài của răng cửa hàm trên
và mặt phẳng A–Po.
19. Độ nhô răng cửa hàm dưới: Khoảng cách từ đỉnh của răng cửa hàm dưới
đến đường xác định các hàm, mặt phẳng A– Po.
Hình 2.17. Độ nhô răng cửa hàm dưới
20. Độ nghiêng răng cửa hàm dưới: Góc giữa trục dài của răng cửa hàm
dưới và mặt phẳng A–Po.
Hình 2.18. Độ nghiêng răng cửa hàm dưới
(Nguồn: Jacobson A.(1995). “Radiographic cephalometry”.[64] )
21. Góc mặt phẳng khớp cắn: Góc giữa trục cành ngang và mặt phẳng nhai
(ngược chiều kim đồng hồ).
Hình 2.19. Góc mặt phẳng khớp cắn
(Nguồn: Jacobson A.(1995). “Radiographic cephalometry”.[64] )
22. Góc răng cửa: Góc được tạo bởi trục dài của các răng cửa.
Hình 2.20. Góc răng cửa
(Nguồn: Jacobson A.(1995). “Radiographic cephalometry”.[64] )
23. Độ trồi răng cửa hàm dưới: Khoảng cách giữa đỉnh của răng cửa hàm dưới mặt phẳng nhai.
Hình 2.21. Độ trồi răng cửa hàm dưới
(Nguồn: Jacobson A.(1995). “Radiographic cephalometry”.[64] )
24. Độ cắn chìa: Khoảng cách giữa đỉnh rìa cắn răng cửa trên và dưới
được đo trên mặt phẳng nhai.
25. Độ cắn phủ: Khoảng cách giữa đỉnh của răng cửa hàm dưới và răng cửa
hàm trên được đo trên mặt phẳng nhai.
26. Độ nhô môi trên: Khoảng cách giữa môi trên và đường E.
27. Chiều dài môi trên: Khoảng cách giữa gai mũi trước và tiếp xúc hai môi.
Hình 2.22. Chiều dài môi trên
(Nguồn: Jacobson A.(1995). “Radiographic cephalometry”.[64] )
28. Tiếp xúc môi so với mặt phẳng khớp cắn: Khoảng cách giữa tiếp xúc
hai môi và mặt phẳng nhai. Giá trị âm chỉ thị mặt phẳng nhai nằm dưới tiếp xúc hai môi.
Hình 2.23. Tiếp xúc môi so với mặt phẳng khớp cắn
29. Độ nhô môi dưới: Khoảng cách giữa môi dưới và đường E.
Hình 2.24. Độ nhô môi dưới
(Nguồn: Jacobson A.(1995). “Radiographic cephalometry”.[64] )
Các đặc điểm được khảo sát và tiên đoán trong nghiên cứu
Bảng 2.1. Các đặc điểm được khảo sát và tiên đoán trong nghiên cứu
STT Đặc điểm nghiên cứu Đơn vị Điểm chuẩn Dự đoán[16]
Nền sọ
1 Chiều dài nền sọ trước mm Cc–N Không đổi
2 Chiều dài nền sọ sau mm Cp ┴ PtV 0,5mm/năm
Khớp thái dương hàm
3 Khoảng cách từ Porion đến mp
PtV mm Po–Cf 0,5mm/năm
Xương hàm dưới
4 Góc trục mặt Độ Cc–Gn/Ba–N Tăng 10/7 năm
5 Góc mặt Độ N–Pg/Fh Tăng 0,330/năm
6 Góc mp HD Độ Go–Me/Fh Giảm 0,40 /năm
7 Góc cung hàm dưới Độ Dc–Xi–Pm Tăng 0,50/năm
8 Góc cành lên XHD Độ Po–Cf–Xi Không đổi
9 Chiều dài thân XHD mm Xi–Pm 1,6mm/năm
Khối xương hàm trên
10 Góc mặt phẳng khẩu cái Độ ANS–PNS/Fh Không đổi
11 Độ nhô hàm trên Độ Ba–N–A Không đổi
12 Độ lồi mặt mm A ┴ N–Pg Giảm 0,2mm/năm
13 Vị trí RCLHT mm 6 ┴ PtV Tăng 1mm/năm
Chiều cao các tầng mặt
14 Chiều cao mặt dưới Độ Ans–Xi–Pm Giảm 0,2mm
15 Chiều cao mặt toàn bộ Độ Ba-N/ Xi–Pm Không đổi
STT Đặc điểm nghiên cứu Đơn vị Điểm chuẩn Dự đoán[16]
Răng
17 Độ nhô R cửa HT mm A1 ┴ A–Pg Theo APo
18 Độ nghiêng R cửa HT Độ A1/A–Pg Theo APo
19 Độ nhô R cửa HD mm B1 ┴ A–Pg Theo APo
20 Độ nghiêng R cửa HD Độ B1/A–Pg Theo APo
21 Góc mặt phẳng khớp cắn Độ Mp khớp
cắn/Xi–Pm
Tăng 0,50
22 Góc R cửa Độ A1/B1 20/5 năm
23 Độ trồi R cửa HD mm B1/mp khớp cắn Không đổi 24 Độ cắn chìa mm Theo APo 25 Độ cắn phủ mm Theo APo Mô mềm
26 Độ nhô môi trên mm Theo nhô răng cửa
hàm trên
27 Chiều dài môi trên mm ANS-EM Tăng 0,1mm/năm
28 Tiếp xúc môi so với mp khớp cắn mm EM┴Đường E Tăng 0,1mm/năm
29 Độ nhô môi dưới mm Giảm 0,2mm/năm
Giá trị tiên đoán là giá trị được chương trình phần mềm máy tính tiên đoán ở thời điểm 15 tuổi (sau 3 năm) trên cơ sở số liệu mẫu ở 12 tuổi.
Giá trị thực tế là giá trị các số đo được đo đạc trên phim sọ nghiêng tại thời điểm 15 tuổi.