CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ- THU GOM- KHUYẾN CÁO NGƯỜI TIÊU DÙNG

Một phần của tài liệu chất thải nguy hại từ chất thải sinh hoạt (Trang 30 - 35)

3.1. Các giải pháp quản lý- thu gom

3.1.1. Các giải pháp thu gom

a. Phân loại rác tại nguồn phát sinh

Rác tại hộ gia đình được chia làm 3 loại: hữu cơ, vô cơ và rác tái chế

Rác hữu cơ: là các loại rác thực phẩm từ nhà bếp như rau, củ, quả... Rác hữu cơ sau khi được phân loại sẽ được dùng làm nguyên liệu để làm phân ủ hữu cơ tại hộ gia đình hoặc mang đến nhà máy sản xuất phân hữu cơ, để chế biến thành phân hữu cơ, rất tốt cho canh tác và an toàn cho người sử dụng. Vì vậy việc phân loại rác hữu cơ cẩn thận ngay từ đầu sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình sản xuất phân hữu cơ sau này.

Rác vô cơ: là các loại rác như sành sứ, gạch vỡ, thủy tinh, xỉ than, đất, cát..Rác vô cơ là loại rác không thể sử dụng được nữa, mà chỉ có thể mang đi chôn lấp. Vì vậy, để bảo vệ môi trường, chúng ta cần giảm thiểu tối đa lượng rác vô cơ này.

Rác tái chế: là các loại rác như giấy, kim loại, vỏ hộp...sẽ được vận chuyển đến các xưởng tái chế để tái chế thành các sản phẩm mới.

b. Thùng rác

Mỗi hộ gia đình cần phải trang bị ít nhất là hai thùng rác. Một thùng màu xanh (chứa rác hữu cơ) và thùng màu da cam (chứa rác vô cơ). Trong đó, thùng rác hữu cơ sẽ có thêm lưới lọc chất lỏng phía đáy để tách nước ra khỏi phần rác hữu cơ.

Thùng chứa rác trên đường phố Singapore c. Hệ thống thu gom

Thông thường, mỗi tổ dân phố sẽ có khoảng 1-2 điểm đặt thùng rác thu gom tập kết. Rác hữu cơ được đổ hàng ngày vào mỗi chiều (từ 18 giờ đến 20 giờ 30). Rác vô cơ chỉ đổ vào các ngày thứ Ba, Năm, Bảy và Chủ nhật (từ 18 giờ đến 20 giờ 30). Nhờ việc PLRTN, khối lượng rác chở về bãi rác sẽ giảm khá nhiều, đồng thời tăng hiệu quả kinh tế do giảm chi phí xử lý rác, tái sử dụng nhiều sản phẩm từ rác tái chế và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường do các chất thải độc hại lẫn trong rác.

3.1.2. Các giải pháp quản lý

a. Đề xuất các giải pháp quản lý thu gom rác tại hộ gia đình

Cần có sự chỉ đạo thống nhất từ các cấp chính quyền thành phố, quận huyện, phường xã trong việc quản lý chất thải rắn nói chung, trong đó qui định cụ thể đối với việc quản lý hoạt động thu gom rác sinh hoạt, đặc biệt là tổ chức quản lý lực lượng rác dân lập trên địa bàn. Cụ thể, xây dựng và sớm ban hành qui chế quản lý hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt, trong qui chế cần qui định rõ các nội dung sau:

- Phân cấp cho UBND phường trực tiếp quản lý nhà nước hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn.

- Qui định các loại hình tổ chức thu gom rác sinh hoạt được phép hoạt động (công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác…) và phải đăng ký hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt với UBND phường.

với công nghệ vận chuyển, yêu cầu phân loại rác tại nguồn…)

- Các qui định bảo đảm vệ sinh trong quá trình thu gom rác (không để rơi vãi, chảy nước dơ, bốc mùi hôi…).

- Các qui định về xử lý vi phạm về vệ sinh môi trường đối với người dân và các tổ chức cung ứng dịch vụ vệ sinh.

- Qui định cơ quan chức năng kiểm tra giám sát và xử lý vi phạm về vệ sinh môi trường. - Cơ chế phối hợp giữa các đơn vị thực hiện thu gom rác, phối hợp gữa khâu thu gom và vận chuyển…

- Qui định việc thu phí và mức thu phí thu gom rác thải sinh hoạt…

Giao cho UBND cấp phường quản lý hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn với các nội dung sau:

Tổ chức quản lý lực lượng rác dân lập:

- Thống kê danh sách lực lượng rác dân lập đang thực hiện thu gom rác trên địa bàn (lý lịch trích ngang, phạm vi và qui mô hoạt động).

- Trên cơ sở danh sách lực lượng rác dân lập đã được thống kê, UBND phường triệu tập họp phổ biến Qui chế quản lý hoạt động thu gom rác, các loại hình tổ chức thu gom rác, quyền lợi của nguời lao động khi tham gia; yêu cầu người thu gom rác dân lập đăng ký tham gia vào một trong các tổ chức thu gom rác theo qui định.

- UBND phường hướng dẫn người lao động thu gom rác các thủ tục để thành lập các tổ chức mới, hình thành các Tổ hợp tác thu gom rác hoặc tham gia các tổ chức đã có trên địa bàn.

Thực hiện các thủ tục về quản lý nhà nước Tổ hợp tác thu gom rác:

- Cấp mẫu hợp đồng hợp tác của các Tổ hợp tác hoặc các tổ chức có tên gọi khác như: nhóm liên kết, tổ tương trợ….

- Hướng dẫn xây dựng Hợp đồng hợp tác, trong đó chú trọng đến việc thỏa thuận giữa các tổ viên để trao đổi, sắp xếp lại đường dây rác, hạn chế sự chồng chéo nhằm nâng cao hiệu quả thu gom rác, hạn chế tình trạng "da beo" trong thu gom rác nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

- Định kỳ 6 tháng tổng hợp số lượng và tình hình hoạt động của các Tổ hợp tác thu gom rác trên địa bàn gửi phòng Tài chính-Kế hoạch, Phòng quản lý tài nguyên môi trường, Phòng quản lý đô thị quận huyện theo qui định.

b. Giám sát việc thực hiện Hợp đồng thu gom rác sinh hoạt giữa các tổ chức thu gom rác và các chủ nguồn thải: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ban hành và hướng dẫn thực hiện Hợp đồng thu gom rác sinh hoạt giữa các tổ chức thu gom rác và các chủ nguồn thải

- Giám sát việc đóng tiền và xử lý vi phạm về vệ sinh môi trường của các chủ nguồn thải rác trên địa bàn

- Giám sát hoạt động thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn và xử lý vi phạm

c. Làm đầu mối phổ biến các chủ trương, chính sách liên quan đến các tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn và cơ chế phối hợp trong qui trình thu gom-vận chuyển rác.

d. Giáo dục cộng đồng mục đích là nâng cao nhận thức, nhiệm vụ và trách nhiệm của cộng đồng về quản lý chất thải

3.2. Các khuyến cáo với người tiêu dùng

Sử dụng các sản phẩm có chứa ít chất độc hại nhất đang có trên thị trường: Trên thị trường có nhiều sản phẩm có chứa chất ít hoặc không độc hại. Vì vậy, nếu phải mua một sản phẩm có chứa chất độc hại, chỉ mua đủ dùng.

- Đọc kỹ nhãn sản phẩm: Đảm bảo rằng sản phẩm sẽ đáp ứng yêu cầu của chúng ta trước khi mua nó. Một khi đã mua, tuân thủ theo các hướng dẫn về sử dụng an toàn, thông gió và tồn trữ.

- Đừng sử dụng nhiều hơn mức được hướng dẫn sử dụng. Sử dụng một lượng dư chỉ đem lại các kết quả là mang lại nhiều mối nguy hơn cho chúng ta và môi trường, chứ không phải hiệu quả hơn về mặt sử dụng.

- Đem các sản phẩm còn dư cho người khác: Đem các sản phẩm còn dư cho bạn bè, hàng xóm, các nhóm cộng đồng hoặc làm từ thiện có thể làm cho các sản phẩm này không bị lãng phí và giảm rủi ro cho môi trường và chínnh bạn.

- Tái chế bất cứ khi nào có thể: Có thể áp dụng đối với dầu nhớt, pin, sơn, hoặc hóa chất rửa hình.

không khí trước khi bạn sử dụng chúng, ví dụ, nước hoa xịt phòng, nước hoa. Vì vậy, sử dụng sản phẩm có hương liệu hoặc dung môi bay hơi thường không kinh tế.

Đặc biệt, không bao giờ chôn những vật liệu nguy hại vì chúng có thể ngấm vào tầng nước ngầm mà bạn sử dụng để uống. Không bao giờ đổ chất thải nguy hại xuống đất, vào sông, suối hay đổ chúng vào cống thoát nước. Luôn luôn giữ chất nguy hại trong bao bì nguyên thủy của chúng và bảo đảm rằng chúng được dán nhãn đúng. Không đốt nhựa, cao su, bao bì có chất thơm bay hơi hoặc gỗ ép, bởi vì các sản phẩm này có thể sản xuất ra chất độc làm ô nhiễm môi trường.

CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH

Một phần của tài liệu chất thải nguy hại từ chất thải sinh hoạt (Trang 30 - 35)