TRƯỜNG
thuốc diệt côn trùng có hại (phấn đuổi kiến, bột diệt kiến, …)
thành phố đều trang bị trong nhà một đến vài bình thuốc xịt diệt côn trùng như muỗi, gián, kiến... Tuy nhiên, thực tế có rất ít người chú ý đến các hoạt chất của các thuốc này
là gì, những nguy cơ có thể gặp khi sử dụng, những ảnh hưởng lên sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường sống.
Quá nhiều thuốc xịt côn trùng
Trên thị trường có nhiều loại thuốc của nhiều hãng khác nhau như Raid Maxx, Mortein, Mosfly, Falcon..., nhưng đều có thành phần hoạt chất tương tự nhau, thường là Tetramethrin, Cypermethrin, Iminoprothrin, Prallethrin, Permethrin (những chất hóa học tổng hợp thuộc nhóm Pyrethroids) hay Propoxur (nhóm Carbamate).
-Propoxur là một chất ức chế không hồi phục men Cholinestarase ở động vật (kể cả người). Khi Cholinesterase bị ức chế, hệ thần kinh tự chủ sẽ hoạt động quá mức và không kiểm soát dẫn đến tử vong.
Mỗi bình thuốc thường kết hợp 2 hoạt chất nhóm Pyrethroids, riêng Raid Maxx có 3 hoạt chất: Propoxur + Tetramethrin + Cypermethrin. Tỷ lệ phần trăm thể tích của các hoạt chất dao động từ 0,05% đến 0,5%, còn lại là chất phụ gia tạo hương.
trường Mỹ (US Environment Protection Agency, US EPA). Trước đó, các chất này được dùng thử nghiệm trên động vật với liều đủ lớn gây ngộ độc để nghiên cứu ảnh hưởng trên sức khỏe. Từ đó, các nhà khoa học phỏng đoán được tác dụng của thuốc lên người như thế nào. Tác hại gây ngộ độc là hầu như không có nếu thuốc được dùng cẩn thận và hợp lý. Ngoài tác dụng diệt côn trùng, các thuốc này với hàm lượng nhất định sẽ có tác dụng lên con người, vật nuôi và môi trường. Thuốc có thể gây ô nhiễm nguồn nước và làm chết các động vật thủy sinh.
Tác dụng nguy hiểm nhất, đã được ghi nhận trong y văn bởi các chuyên gia y tế là khả năng gây ngộ độc cấp tính ở người nếu nạn nhân tiếp xúc với một lượng thuốc đáng kể trong thời gian ngắn.
Các thuốc Pyrethroids nói chung ít nguy hiểm nhưng có thể đe dọa tính mạng nạn nhân nếu hít vào một lượng đáng kể (30 ml trở lên). Thuốc sẽ kích thích phế quản tiết dịch và gây co thắt cơ trơn dữ dội, tác động ức chế hệ thần kinh trung ương làm giảm tri giác hay hôn mê, tụt huyết áp, ngứa trên da, đỏ da...
Ngộ độc Propoxur có biểu hiện rõ hơn: Nhịp tim chậm làm bệnh nhân ngất xỉu; tụt huyết áp, tăng tiết dịch và tăng co thắt cơ trơn phế quản khiến nạn nhân khó thở, tím tái; đau bụng, nôn ói, tiêu chảy do tăng nhu động ruột, mờ mắt, hoa mắt do giảm nhãn áp; ngoài ra bệnh nhân có thể bị nhức đầu, ù tai và hôn mê. Nạn nhân sẽ tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời.
Xử lý tại nhà một trường hợp ngộ độc thuốc diệt côn trùng: Cách ly nạn nhân khỏi nguồn thuốc, gọi ngay dịch vụ y tế đến cấp cứu, giữ lại bình thuốc để giúp nhân viên y tế biết được hoạt chất gây ngộ độc. Nếu thuốc tiếp xúc qua da hay mắt thì phải rửa ngay với thật nhiều nước sạch (tối thiểu 15 phút). Nếu nạn nhân hít phải thuốc thì di chuyển nạn nhân tới nơi không khí thoáng sạch. Phần còn lại là công việc của nhân viên y tế.
Cách phòng tránh ngộ độc: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ghi trên bình thuốc. Không để thuốc gần tầm với của trẻ em, không để thuốc gần thức ăn hay vật nuôi, không chúc ngược bình, rửa tay kỹ sau mỗi lần cầm bình xịt, không đập vỡ bình hay ném bình vào lửa ngay cả khi bình đã hết, không ném bình xuống sông suối, nguồn nước công cộng. Các thuốc nhóm Pyrethroids chưa được ghi nhận gây các ảnh hưởng khác lên sức khỏe con người như khả năng sinh ung thư, gây đột biến gen, sinh quái thai... Trong khi đó, y văn công nhận Propoxur có khả năng sinh ung thư, có độc tính lên hệ sinh sản và sự phát triển thể chất nếu tiếp xúc trong thời gian dài (nhiều tháng đến nhiều năm).
Vì vậy, tốt nhất vẫn là vệ sinh sạch sẽ nhà ở và môi trường sống, không tạo khoảng không gian chết hay nước tù đọng... để côn trùng không có cơ hội tồn tại. Nếu các vị khách không mời này chung sống cùng chủ nhà thì sử dụng thuốc xịt diệt côn trùng là cần thiết. Nhưng người sử dụng cần phải ý thức được những tác hại của thuốc lên sức khỏe, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất, cần biết cách xử lý sơ cứu nếu gặp trường hợp ngộ độc thuốc diệt côn trùng.
2.3. Tác động môi trường của chất thải rắn sinh hoạt trong gia đình
Chất thải nguy hại trong gia đình gây hại cho sức khỏe và sự sống của con người. Theo thạc sĩ Đỗ Hoàng Oanh, Phó Phòng Kế hoạch Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM, đầu tiên là khả năng bị phơi nhiễm (tiếp xúc trực tiếp, hít vào hoặc nuốt phải) với những chất độc trong khi sử dụng. Kế đến, các hóa chất làm ô nhiễm nguồn nước cấp khi thải vào cống rãnh mà chưa được xử lý. Thứ ba, khi quăng vào rác, các chất thải có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân vệ sinh hoặc chúng có thể diễn ra các phản ứng hóa học trong xe chở rác hoặc trong lòng bãi rác.
Trước tình trạng này, TS Lê Văn Khoa cho rằng: “Nếu mỗi hộ gia đình điều chỉnh hành vi, có thể giúp giảm lượng rác độc hại thải ra môi trường rất nhiều”. TS Khoa đưa ra các khuyến nghị như: Người tiêu dùng hết sức hạn chế mua các sản phẩm có thể trở thành rác độc hại; mua các loại mỹ phẩm có nguồn gốc sinh học thay vì nguồn gốc hóa học, ví dụ như đối với dầu gội thì dùng nước bồ kết, hoa lá cây cỏ; sử dụng các chế phẩm trừ sâu có nguồn gốc vi sinh không gây hại cho môi trường và sức khỏe con người... Không chỉ thế, người tiêu dùng có thể chọn các thiết bị điện tử, điện lạnh tiết kiệm năng lượng, các sản phẩm có dán nhãn sinh thái (eco-label) và đặc biệt chú trọng sử dụng các sản phẩm không có kim loại gây độc như chì, thủy ngân...
- Ô nhiễm nguồn nước: nước rò rỉ từ trạm trung chuyển và bãi rác, lượng nước này có mức độ ô nhiễm rất cao, gấp nhiều lần nước thải sinh hoạt thông thường, ngoài ra rác thải còn xâm nhập vào các hệ thống cống dẫn nước, sông ngòi... gây cản trở cho sự lưu thông nước.
- Ô nhiễm không khí: phát tán từ việc thu gom hoặc tại các bãi rác không đạt tiêu chuẩn, như bụi, vi khuẩn gây bệnh…
- Ô nhiễm đất: nước rỉ thải, vi khuẩn, plastic xâm nhập khe đất…gây hại cho hệ sinh vật trong đất và cản trở sự tuần hoàn vật chất trong đất
- Phá hủy cảnh quan môi trường: rác thải không được thu gom nằm tại các con hẻm, khu phố… gây nên những hình ảnh không đẹp cho các đô thị, đặc biệt là các đô thị du lịch. Ngoài ra, các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh gây rò rỉ và phát tán chất thải cũng tạo nên những hình ảnh không tốt cho cảnh quan đô thị.
- Gây hại cho sinh vật và con người: trong chất thải rắn sinh hoạt có chứa khá nhiều vi khuẩn, nấm… nếu phát tán trong không khí, nguồn nước sẽ ảnh hướng đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn hay hô hấp.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ- THU GOM- KHUYẾN