Nâng cao nhận thức, tác phong nghề nghiệp của lực lượng lao động là một trong những yếu tố quan trọng trong một nền kinh tế công nghiệp hiện nay. Việc nghiên cứu xây dựng những chuẩn mực về đạo đức, tác phong nghề nghiệp và đưa vào chương trình giảng dạy trong các cơ sở đào tạo là việc làm hết sức cần thiết và thường xuyên đối với các tổ chức đào tạo và sử dụng lao động nhằm cung cấp cho xã hội đội ngũ lao động tốt nhất.
• Xây dựng ĐN trở thành trung tâm khoa học và công nghệ
Xây dựng và phát triển công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong ba trung tâm công nghệ hàng đầu của quốc gia. Xây dựng và phát triển công nghệ sinh học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực theo hướng phục vụ phát triển kinh tế biển, nông nghiệp, y tế và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh ứng dụng các lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ bức xạ và hạt nhân, điện tử, công nghệ gia công hiện đại phục vụ cho phát triển kinh tế và khu vực.
Xây dựng và hoàn thiện Làng Đại học Đà Nẵng, trường đại học quốc tế phục vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đặc biệt là các chuyên gia giỏi về quản lý (kinh tế, công nghệ…) và chuyên viên kỹ thuật. Định hướng đào tạo đáp ứng nhu cầu các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên; Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ chuyên gia, cán bộ làm công tác đối ngoại nhằm đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Tiếp tục phát triển hệ thống y tế, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, các trung tâm y tế chuyên sâu, trong đó chú trọng khâu chẩn đoán sớm và điều trị kỹ thuật cao đủ sức phục vụ nhân dân thành phố và khu vực miền Trung – Tây Nguyên và các tỉnh lân cận của các nước bạn (Lào, Campuchia, đông bắc Thái Lan).
3.3 CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG VIỆC LÀM ĐẾN NĂM 2010 2010
3.3.1. Một số chỉ tiêu năm 2009
- Giải quyết việc làm cho 35.000 người. - Tỷ lệ giảm sinh 0,35%.
Kế hoạch Lao động – Việc làm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010
- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn thành phố 1,96%. - Gọi công dân nhập ngũ 100% .
Đến năm 2009 đạt tỷ lệ 50% trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học, bậc học (đối với bậc mầm non đạt 20%, đối với bậc tiểu học đạt 85%; đối với cấp THCS đạt 70% ; đối với cấp THPT đạt 70%). Đảm bảo 100% trường học vào năm 2009 đạt yêu cầu chuẩn về thiết bị dạy - học, phòng thí nghiệm, thư viện. Nhằm tạo điều kiện để trẻ em được chăm sóc, giáo dục toàn diện, phấn đấu đạt 75% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày đến năm 2009.
3.3.2. Các chỉ tiêu năm 2010
- Tốc độ tăng dân số 2,2%.
- Giải quyết việc làm hàng năm 3,3 vạn lao động.
- Thực hiện việc đào tạo nghề nghiệp và chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động nhằm tăng tỷ lệ lao động được đào tạo tăng từ 39% năm 2006 lên 47% năm 2010.
- Cơ cấu lao động trong nền kinh tế quốc dân. - Nông lâm thủy sản 10 – 12%.
- Công nghiệp và xây dựng 38 – 40%. - Dịch vụ 48 – 50%.
- Đảm bảo thu hút 95% trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo, 99% trẻ từ 6 đến 14 tuổi vào học tiểu học, 95% thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 11 đến 17 tuổi và từ 15 đến 21 tuổi được học trung học.
- Đảm bảo tăng tỷ lệ lao động được đào tạo lên 50%, trong đó đào tạo nghề là 37%.
- Phấn đấu đến cuối năm tỷ lệ thất nghiệp của thành phố còn 3,6 – 4,0%. Và giải quyết việc làm cho 35.000 lao động.
- Phấn đấu đạt chỉ số phát triển con người (HDI) nằm trong nhóm các thành phố phát triển nhất của cả nước.
- Hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi từ 25,9% năm 2000 xuống còn dưới 10%; hạ tỷ lệ nhiễm mới HIV/AIDS; phấn đấu giảm tối thiểu trẻ em sinh ra bị dị tật do các bệnh di truyền và ảnh hưởng chất độc màu da cam.
Kế hoạch Lao động – Việc làm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010
Từ các kết quả dự báo lực lượng lao động, việc làm và các chỉ tiêu đặt ra cho năm 2009 và 2010, ta có thể lập bảng cân đối cung – cầu lao động sau :
Bảng 19: Cân đối cung cầu lao động năm 2009 và năm 2010
(đơn vị tính : người, %)
Tổng cung Tổng cầu Cân đối thừa (+) thiếu (-)
lao động Tỷ lệ TN
2009 424.975 343.685 + 81.290 16,80
2010 436.885 366.064 + 70.821 19,35
(Nguồn : Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH TP.Đà Nẵng đến năm 2020)
Như vậy đến năm 2009 và 2010, Đà Nẵng vẫn thừa lao động, do độ co giãn việc làm trong ngành nông nghiệp tiếp tục giảm, thiếu việc làm dẫn đến dư thừa lao động. Ngành công nghiệp và xây dựng trong giai đoạn này phát triển, tuy nhiên có sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành, đầu tư công nghệ cao, sử dụng ít lao động, cho nên việc làm trong ngành này tăng dẫn đến việc thừa lao động vào năm 2009 và 2010 (năm 2009 là 81.290 người, năm 2010 là 70.821 người).
Về tỉ lệ thất nghiệp, theo Đề án việc làm của thành phố, mục tiêu đến năm 2010, tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,6 - 4%, tuy nhiên theo tình hình thực tế cho đến nay (năm 2007, tỉ lệ thất nghiệp là 5,02%) và mục tiêu chung của cả nước (tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị đến 2010 là 5%, trong đó Hà Nội, TP Hồ Chí Minh khoảng 5,5%), dự báo tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị của Đà Nẵng đến năm 2009 là 16,8%, năm 2010 là 19,35% và đến năm 2020 là 4,5%. Do đó cần thiết phải có những giải pháp hữu hiệu và nhanh chóng được đưa ra đề giải quyết vấn đề thất nghiệp này.