Tiếp tục triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện Đề án “có việc làm” cho người trong độ tuổi lao động trên địa bàn thành phố. Tổ chức tốt các phiên Chợ việc làm định kỳ, đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ cho vay vốn giải quyết việc làm; kết quả năm 2008 ước giải quyết cho 34.000 lao động, đạt 100% kế hoạch, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,9%.
Tổ chức thành công Chợ tuyển sinh học nghề lần thứ 1 năm học 2008- 2009 với trên 20 cơ sở dạy nghề, 2.000 người tham gia và gần 700 người đăng ký tuyển sinh học nghề.
Ngoài ra, thành phố đã tổ chức hội thi Tay nghề giỏi các cấp và hỗ trợ 3 tỷ đồng cho đào tạo nghề miễn phí. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2008 đạt 43% (2007: 41%), trong đó lao động qua đào tạo nghề tăng từ 30,5% lên 33%.
Tiếp tục thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, đảm bảo mức phụng dưỡng từ 500.000 đồng/tháng trở lên đối với các Mẹ Việt Nam anh hùng. Tặng Sổ tiết kiệm tình nghĩa cho 120 đối tượng, gia đình chính sách, với tổng trị giá 60 triệu đồng. Xây dựng 20 nhà tình nghĩa, kinh phí gần 500 triệu
Kế hoạch Lao động – Việc làm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010
đồng và sửa chữa 250 nhà, kinh phí thực hiện 2,5 tỷ đồng, đảm bảo 100% gia đình chính sách của thành phố có nhà ở ổn định.
Thường xuyên quan tâm chăm lo các đối tượng trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, trẻ khuyết tật và nhiễm chất độc da cam... Quỹ bảo trợ trẻ em thành phố đã vận động hỗ trợ chương trình vì trẻ em với kinh phí hơn 500 triệu đồng.
2.1.4 Hoạt động khoa học công nghệ
Thành phố đã chủ động phối hợp các đơn vị nghiên cứu của trung ương, các trường Đại học, Viện nghiên cứu trong và ngoài nước xây dựng các đề tài khoa học mang tính ứng dụng cao và thiết thực với sản xuất và đời sống; Công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, đo lường chất lượng được tăng cường; thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, các chợ, siêu thị trong thành phố.
Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ từng bước góp phần vào việc xây dựng các luận cứ khoa học và thực tiễn để nâng cao năng lực quản lý, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, với hơn 140 đề tài, dự án cấp thành phố được triển khai thực hiện.
Năng lực và trình độ công nghệ đã có chuyển biến khá, trong 15 ngành thì thành phố có 3 ngành đạt mức trung bình tiên tiến, 10 ngành đạt mức trung bình và 2 ngành ở lạc hậu. Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ tăng về số lượng, theo số liệu điều tra mới nhất trên địa bàn thành phố có khoảng 1.700 cán bộ có trình độ trên đại học, trong đó có 222 cán bộ có học vị tiến sĩ. Kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ tăng dần hàng năm. Tổng đầu tư từ ngân sách cho khoa học công nghệ là 26.016 triệu đồng.
2.2 THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
2.2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng (từ 2000 đến nay)
Kết quả của việc chuyển dịch hoạt động nông nghiệp sang các ngành khác đã làm cho lao động trong nông nghiệp giảm xuống còn 12% trong tổng số lao động có việc làm trong năm 2008 so với mức 33% năm 1997, lao động trong nhóm ngành công nghiệp tăng từ 29,8% lên 32%, lao động trong nhóm ngành dịch vụ tăng từ 37,2% lên 56% năm 2008. Việc chuyển đổi cơ cấu lao
Kế hoạch Lao động – Việc làm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010
động là một bước tiến bộ trong phân bổ nguồn lực lao động xã hội nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp, đặc biệt là của ngành dịch vụ; việc đa dạng hoá ngành nghề trong nông nghiệp đã tạo thêm nhiều việc làm mới và tăng thêm việc làm cho người lao động, bình quân hàng năm giải quyết việc làm hàng vạn lao động, làm cho tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống ở cả thành thị và nông thôn..
Bảng 5 : Quy mô lực lượng lao động và cơ cấu lao động chia theo ngành kinh tế ở ĐN (2000-2008)
Lực lượng lao động
(người)
Cơ cấu lao động đang làm việc chia theo ngành (%) Thủy sản, nông, lâm Công nghiệp xây dựng Dịch vụ 2000 330.827 30,21 31,83 37,96 2001 338.500 24,71 35,02 40,27 2002 348.997 27,89 34,50 37,61 2003 355.820 25,82 38,91 35,28 2004 370.978 24,12 39,06 36,82 2005 386.487 19,39 38,14 42,47 2006 387.277 12,95 31,25 55,80 2007 399.550 10,08 31,69 58,21 2008 407.680 12 32 56
( Nguồn : Niên giám thống kê Đà Nẵng 1997 – 2007, Điều tra thực trạng việc làm và thất nghiệp 2007, tập san phát triển kinh tế xã hội tháng 1- 2009)
Năm 2000, lực lượng lao động có 330.827 người, chiếm 46,9% dân số. Năm 2008 có 407.680 người, chiếm 49,57% dân số. Trong 8 năm 2000 – 2008, lực lượng lao động tăng lên hơn 75 ngàn người, bình quân tăng 2,57% ( cả nước tăng 2,5% ), so với bình quân dân số, thì mức tăng lực lượng lao động như vậy là khá cao.
• Ở các khu công nghiệp (KCN): Tính đến tháng 9/2008, trong các KCN trên địa bàn Thành phố đã có tổng cộng 193 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 8.224,6 tỷ đồng. Số lượng lao động làm việc trong các KCN tăng nhanh hàng năm. Năm 2003 có 28.185 lao động, đến năm 2007 tăng lên 42.310
Kế hoạch Lao động – Việc làm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010
lao động (gấp 1,5 lần), trong đó lao động nhập cư chiếm tỉ lệ 43,92%, lao động nữ chiếm gần 81,2%.
Bảng 6 : Quy mô lao động trong các Khu công nghiệp (đơn vị : người)
TT KCNTên
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số lượng LĐ ngoại tỉnh Số lượng LĐ ngoại tỉnh Số lượng LĐ ngoại tỉnh Số lượng LĐ ngoại tỉnh Số lượng LĐ ngoại tỉnh 1 Hòa Khánh 17.590 8.619 21.577 10.681 23.145 11.429 25.771 12.346 27.411 13.179 2 Liên Chiểu 2.076 490 2.101 486 1.790 407 2.164 479 2.159 573 3 Đà Nẵng 6.134 2.006 4.703 1.507 4.989 1.580 5.095 1.589 6.249 2.106 4 Hòa Cầm 1.851 799 2.513 1.046 3.577 1.741 4.527 1.792 4.613 1.664 5 DVTS ĐNẵng 534 321 885 543 1.720 1.075 1.710 919 1.878 1.062 Tổng 28.185 12.235 31.779 14.26 2 35.221 16.232 39.267 17.125 42.31 0 18.584
(Nguồn : Tập san phát triển kinh tế xã hội ĐN tháng 1 năm 2009)
Lực lượng lao động nhìn chung có tuổi đời trẻ, độ tuổi bình quân 26,9; trong đó độ tuổi 20 -30 chiếm tỉ lệ 70,8%; đa số có trình độ cấp II (43,5%), cấp III (37,27%). Phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn, tỉ lệ lao động qua đào tạo là 41%, trong đó lao động qua đào tạo nghề là 30,5%. Nếu chia theo loại hình doanh nghiệp, số lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước chiếm tỉ lệ 25,28%, lao động trong doanh nghiệp FDI chiếm 53,36% và lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỉ lệ 21,36%.
2.2.2 Cơ cấu đội ngũ lao động
- Theo độ tuổi, giới tính
Lực lượng lao động đa số trẻ, lao động có độ tuổi dưới 35 chiếm 41,08% (năm 2007); phân bổ chủ yếu ở khu vực đô thị, chiếm 87,62%, khu vực nông thôn chiếm 12,38%.
Trong các chỉ số về lao động, tốc độ tăng trưởng của lao động nữ luôn cao. Năm 2000, dân số trung bình là 716.282 người, nữ chiếm 50,9 % và tăng lên 51,2% năm 2007 khi dân số trung bình là 806.744 người. Trong đó lao động nữ có việc làm tăng từ 48,78% năm 2000 lên 49,46% năm 2007. Các
Kế hoạch Lao động – Việc làm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010
ngành công nghiệp may mặc, chế biến, gia công lắp ráp phát triển đã thu hút một lượng lớn lao động nữ.
Trong các khu công nghiệp thì lực lượng lao động nhìn chung có tuổi đời trẻ, độ tuổi bình quân 26,9; trong đó độ tuổi 20 -30 chiếm tỉ lệ 70,8%; đa số có trình độ cấp II (43,5%), cấp III (37,27%). Phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn, tỉ lệ lao động qua đào tạo là 41%, trong đó lao động qua đào tạo nghề là 30,5%. Nếu chia theo loại hình doanh nghiệp, số lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước chiếm tỉ lệ 25,28%, lao động trong doanh nghiệp FDI chiếm 53,36% và lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỉ lệ 21,36%.
Lao động có việc làm chuyển dịch theo hướng tăng mạnh lao động làm việc trong các ngành dịch vụ, giảm dần lao động trong ngành nông nghiệp. Giai đoạn 2000-2007 dân số trung bình của Đà Nẵng tăng thêm là 96.538 người với số lượng nữ cao hơn hẳn nam.
Bảng 7 : Dân số trung bình của Đà nẵng, 2000 – 2007 ( ĐVT : người)
Năm Dân số trung bình Chia ra
Nam Nữ 2000 716.282 351.013 365.269 2001 728.823 354.605 374.218 2002 741.215 361.444 379.770 2003 752.439 361.271 391.168 2004 764.549 369.167 395.382 2005 779.019 377.711 401.308 2006 782.985 384.502 408.393 2007 806.744 393.335 413.409
(Nguồn : Niên giám thống kê Đà Nẵng 1997-2007)
- Theo trình độ và ngành nghề đào tạo
Lực lượng lao động xã hội năm 2006 của thành phố là 387.277 người, chiếm 48,4% dân số, trong đó số lao động có việc làm là 368.200 người (chiếm 95,1% lực lượng lao động), tăng 112.401 người so với năm 2000 và 147.097
Kế hoạch Lao động – Việc làm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010
người so với năm 1997. Trình độ học vấn và trình độ kỹ thuật nguồn nhân lực của thành phố Đà Nẵng tương đối cao so với trung bình chung của cả nước.
Bảng 8 : So sánh lực lượng lao động theo trình độ văn hóa phổ thông
Trình độ đào tạo Đà Nẵng Vùng KTTĐ
miền Trung Cả nước
Lực lượng lao động 376.545 3.168.862 44.382.085
Tỷ lệ lao động
- Không biết chữ 0,77 2,90 4,04
- Chưa tốt nghiệp tiểu học 6,28 15,41 13,09
- Tốt nghiệp tiểu học 22,44 34,59 29,08
- Tốt nghiệp THCS 29,45 26,47 32,57
- Tốt nghiệp THPT 41,06 20,63 21,23
( Nguồn : Thống kê lao động việc làm 2005) (ĐVT : người)
Chất lượng lao động được hình thành thông qua nhiều tiêu chí, trong đó hai tiêu chí thường được sử dụng là : trình độ học vấn phố thông và trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động. Trình độ học vấn phổ thông của lao động đang làm việc không ngừng được nâng lên, các chỉ số đều tiến bộ hơn hẳn. Điều này thể hiện ở số người không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học trong lao động đang làm việc ngày càng giảm cả về số tuyệt đối và tỷ lệ. Năm 2001 tỉ lệ chưa đi học và tốt nghiệp tiểu học là 12,9% nhưng đến năm 2007 chỉ còn là 5,92%. Tốt nghiệp tiểu học, THCS và THPT cũng ngày càng tăng.
Bảng 9 : Trình độ học vấn của lao động đang làm việc ở Đà Nẵng
Chỉ báo Năm 2001 Năm 2007
Số người Tỷ lệ(%) Số người Tỷ lệ(%)
- Chưa đi học và chưa tốt nghiệp tiểu học 41.627 12,9 23.460 5,92 - Tốt nghiệp tiểu học 88.965 27,59 77.790 19,64 - Tốt nghiệp THCS 80.838 25,07 115.680 29,21 - Tốt nghiệp THPT 111.041 34,44 179.010 45,23 Tổng số 322.471 100 395.940 100
( Nguồn : số liệu thống kê lao động – việc làm ở Việt Nam năm 2001, 2007 ) Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động tăng lên rõ rệt ở các cấp trình độ và cao hơn trung bình của vùng và cả nước. Lao động chưa qua đào tạo giảm từ 67,45% năm 2001 xuống cong 51,23% năm 2007. Bình
Kế hoạch Lao động – Việc làm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010
quân giai đoạn 2001-2007, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng 10,86%.
Bảng 10 : Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ở Đà Nẵng giai đoạn 2001-2007
Chỉ báo Năm 2001 Năm 2007
Số người Tỷ lệ(%) Số người Tỷ lệ(%)
- Công nhân kỹ thuật 50.440 15,64 88.040 22,03
- TH chuyên nghiệp 17.700 5,49 34.310 8,59 - Cao đẳng, Đại học, trên Đại học 36.830 11,42 72.530 18,15 - Khác/không trình độ 233.530 67,45 204.670 51,23 Tổng số 338.500 100 399.550 100
(Nguồn : Niên giám thống kê Đà Nẵng năm 2001, 2007)
Bên cạnh đó công tác giải quyết việc làm được phối hợp chặt chẽ với đào tạo nghề, chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng từ 21,6% năm 1997 lên 24,4% năm 2007 , tăng hơn 2 lần so với năm 2007.
- Theo khu vực nông thôn, thành thị
Bảng 11 : Dân số trung bình khu vực nông thôn, thành thị
Năm Dân số trung bình Chia ra
Thành thị Nông thôn 2000 716.282 565.440 150.842 2001 728.823 575.850 152.984 2002 741.215 586.954 154.261 2003 752.439 597.152 155.287 2004 764.549 607.897 156.652 2005 779.019 672.640 106.379 2006 782.985 687.030 105.865 2007 806.744 699.834 106.910
( Nguồn : Niên giám thống kê Đà Nẵng 1997 - 2007 ) (ĐVT : người)
Do tốc độ đô thị hóa nhanh nên tỷ lệ tăng dân số cao và mật độ dân số cũng tăng theo, từ 535 người/km²/1997 lên 631 người/km²/2006 (mật độ dân số toàn miền Trung đạt 203 người/km² và cả nước là 256 người/km²). Dân số phân
Kế hoạch Lao động – Việc làm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010
bố không đồng đều giữa các quận, huyện; quận tập trung đông dân cư gồm quận Hải Châu, Sơn Trà và quận Thanh Khê. Các quận huyện ngoại thành do điều kiện địa hình, vị trí địa lý không thuận lợi nên dân cư khá thưa thớt, năm 2006 mật độ dân số 2 quận huyện ngoại thành chỉ đạt 150 người/km². Điều này dẫn đến lực lượng lao động bị phân bố không đồng đều giữa các quận huyện, gây khó khăn cho công tác giải quyết việc làm và đào tạo nguồn nhân lực. Dân số khu vực nội thành năm 2007 là 699.834 người chiếm 86,7% tổng dân số toàn thành phố, tăng bình quân 3,5%/năm thời kì 2001 – 2005, đến năm 2007 mức tăng so với năm 2006 là 2,9%.
2.2.3 Thực trạng đào tạo lao động trên địa bàn Thành phố
2.2.3.1.Tình hình đội ngũ giáo viên đào tạo nghề
Tổng số cán bộ công nhân viên và giáo viên trên địa bàn thành phố hiện có 1.209 người. Tỉ lệ giáo viên có trình độ cao đẳng trở lên tăng từ 65% lên 84,1%. 83% tổng số giáo viên dạy nghề không qua đào tạo tại các trường sư phạm kỹ thuật, mà chủ yếu là tốt nghiệp tại các trường đại học chuyên ngành khác, trong số này, số đã có chứng chỉ sư phạm bậc I chiếm 24,7%, sư phạm bậc II và chứng chỉ sư phạm dạy nghề 75,3%. Giáo viên dạy nghề không những thiếu mà còn chưa đạt chuẩn theo quy định của chính phủ. Yêu cầu hiện nay của bộ là 15 học sinh/giáo viên. Song trên thực tế cho đến thời điểm hiện nay con số này là 19,5% học sinh/giáo viên.
Như vậy thiếu giáo viên dạy nghề trên địa bàn dẫn đến hệ quả tất yếu là ảnh hưởng chất lượng đào tạo. Việc đào tạo giáo viên dạy nghề ở các nước là đào tạo sư phạm trước và chuyên môn nghiệp vụ sau, còn Việt Nam thì ngược lại.
Qua điều tra khảo sát giáo viên năm 2003 có trên 84% giáo viên yêu gắn bó với nghề nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả đào tạo nghề chưa cao, vì thiết bị giảng dạy cũ và thiếu đồng bộ. Vì vậy, đa số giáo viên trực tiếp đứng lớp yêu cầu đổi mới, cập nhật hóa trang thiết bị giảng dạy phù hợp. Mặt khác, đời sống gia đình giáo viên được biên chế tại các trung tâm dạy nghề không có tiền phụ cấp phần trăm đứng lớp.
Kế hoạch Lao động – Việc làm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010
Qua khảo sát viên dạy nghề trên địa bàn, đa số được hỏi đều thống nhất cần phải thay đổi về thiết bị dạy nghề và cập nhật hóa ngành nghề đào tạo cho phù hợp.Vì vậy, giáo viên mong muốn được tham gia học tập, nâng cao trình độ có đủ kiến thức giảng dạy với ngành nghề đang đào tạo và với xu thế thay đổi công nghệ của các nhà máy, xí nghiệp đang dần chuyển đổi quy trình sản xuất theo hướng hiện đại hóa. Để thỏa mãn được yêu cầu này giáo viên dạy nghề không thể tự mình tìm kiếm tri thức mới ở nghề đang giảng dạy. Đây là đặc thù của giáo viên dạy nghề khác biệt với một số giáo viên trung học phổ