Thực trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất của huyện Phổ Yên giai đoạn

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Phổ Yên giai đoạn 2006 đến 2010 và giải pháp quản lý sử dụng đất hiệu quả (Trang 51 - 54)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.2. Thực trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất của huyện Phổ Yên giai đoạn

đoạn 2006 - 2010

Trong từng giai đoạn của quá trình phát triển, căn cứ vào đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, Trung ương, của tỉnh, huyện Phổ Yên đã ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa những quy định về quản lý đất đai trên địa bàn huyện.

Trước khi có Luật Đất đai năm 1993, do cơ chế quản lý tập trung bao cấp, vì vậy tình trạng chung trong quản lý đất đai là ngành nào do ngành ấy quản lý, không có sự quản lý thống nhất. Việc quản lý đất xây dựng, nhất là đất đô thị chưa có quy hoạch tổng thể, do vậy ngoài những văn bản của Trung ương về công tác quản lý đất đai, huyện Phổ Yên cũng đã có những văn bản quy định về việc giao đất cho nhân dân xây dựng nhà ở, quy định về việc mua bán nhà và hoa mầu trong đô thị và nông thôn, đảm bảo cho việc quản lý đất trong lĩnh vực xây dựng có trật tự, ổn định. Song cũng trong giai đoạn này tình trạng lấn chiếm đất tự ý làm nhà, UBND cấp xã, thị trấn cũng cấp đất cho nhân dân làm nhà ở, tình trạng sử dụng đất sai mục đích, bán nhà cửa và hoa mầu không qua cấp thẩm quyền xảy ra khá phổ biến, việc giải quyết xử lý còn chậm và chưa triệt để, nhiều tồn tại còn để kéo dài.

Trong thời kỳ đổi mới, đời sống nhân dân được cải thiện, đất đai ở khu đô thị đang là vấn đề quan tâm hàng đầu trong đời sống và sản xuất. Đất đai trở thành có giá, do đó đã nảy sinh vấn đề bức xúc cần giải quyết như: Đòi đất cha ông, tự ý làm nhà, cấp đất sai thẩm quyền, tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất, các cơ quan cho cán bộ mượn đất làm nhà riêng, xây kiốt bán hàng dưới dạng hợp đồng nhiều năm, thanh lý nhà tập thể cho cán bộ công nhân viên, tự ý cơi nới, sửa chữa xây dựng.

Từ khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Phổ Yên từng bước đi vào nền nếp. Tình trạng đòi đất ông cha ở địa bàn huyện đã được khắc phục và không còn xảy ra, việc cấp đất sai thẩm quyền đã được chấm dứt, nhà ở do các cơ quan thanh lý cho các cán bộ công nhân viên chức đã được xem xét, vận dụng các cơ chế chính sách để hợp thức, giao quyền sử dụng đất cho nhân dân. Việc khai thác và sử dụng nguồn lực đất đai ngày càng hiệu quả hơn, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho mọi lĩnh vực, đặc biệt cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; xây dựng các khu đô thị; tạo điều kiện về mặt bằng cho các doanh nghiệp tổ chức sản xuất, kinh doanh; cải thiện điều kiện về nhà ở cho nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn huyện.

Các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Các công trình, dự án đều được thẩm định trên cơ sở đầy đủ các căn cứ giao đất, cho thuê đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Công tác thu hồi đất, giao đất cho chủ đầu tư dự án luôn đảm bảo kịp thời.

Trong giai đoạn 2006 – 2010, diện tích đất trên địa bàn huyện Phổ Yên có sự chuyển biến rõ rệt, được thể hiện qua bảng 3.5.

Bảng 3.5. Hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất của huyện Phổ Yên giai đoạn 2006 – 2010 Đơn vị tính: ha Số TT Mục đích sử dụng Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng diện tích tự nhiên 25667,63 25667,63 25667,63 25886,90 25886,90 1 Đất nông nghiệp 19955,35 19910,44 19709,67 20048,83 19959,34

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 12308,74 12267,47 12080,56 12733,85 12643,42

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 8159,72 8120,08 7950,73 8384,08 8330,91

1.1.1.1 Đất trồng lúa 6284,15 6246,30 6088,99 6938,75 6892,93

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 35,20 35,20 35,20 5,17 5,17

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 1840,37 1838,58 1826,54 1440,16 1432,81

1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 4149,02 4147,39 4129,83 4349,77 4312,51

1.2 Đất lâm nghiệp 7325,73 7322,42 7315,66 6962,13 6961,67

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 320,88 320,55 313,45 283,50 284,90

1.4 Đất nông nghiệp khác 69,35 69,35

2 Đất phi nông nghiệp 5408,17 5453,20 5654,71 5738,31 5827,80

2.1 Đất ở 949,77 960,65 974,01 1947,69 1952,16

2.1.1 Đất ở nông thôn 887,18 892,24 896,92 1835,32 1838,98

2.1.2 Đất ở đô thị 62,59 68,41 77,09 112,37 113,18

2.2 Đất chuyên dùng 2848,21 2882,43 3071,75 2261,48 2343,76

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 2,04 2,04 2,04 13,72 15,47

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 142,86 142,86 142,39 143,98 144,97

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

1445,72 1445,65 1444,95 1364,22 1364,22

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 19,57 19,57 19,57 7,22 7,22

3 Đất chƣa sử dụng 304,11 303,99 303,25 99,76 99,76

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 80,23 80,11 79,37 67,90 67,90

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 223,88 223,88 223,88 31,86 31,86

3.3 Đất núi đá không rừng cây 25667,63 25667,63 25667,63 25886,90 25886,90

Qua bảng 3.5 cho thấy năm 2006, 2007 và năm 2008 tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 25.667,63 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối lớn khoảng 77,5%, tuy nhiên có sự giảm dần qua các năm, năm 2006 diện tích đất nông nghiệp là 19.955,35 ha nhưng đến năm 2007 đã giảm 44,91 ha chỉ còn 19.910,44 ha. Năm 2008 diện tích giảm 200,77 ha chỉ còn 19.709,67 ha; Diện tích giảm là do sự phát triển kinh tế xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước nên đã phải chuyển một phần lớn diện tích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa chuyển mục đích với số lượng nhiều nhất, chủ yếu chuyển sang đất ở và đất chuyên dùng.

Đến năm 2009 diện tích tự nhiên của huyện tăng 219,27 ha (từ 25.667,63 ha lên 25.886,90 ha). Nguyên nhân tăng là do từ năm 2008 trở về trước thực hiện thống kê kiểm kê theo số liệu cộng trên bản đồ giấy nên chưa chính xác; từ năm 2009 lại đây thực hiện thống kê kiểm kê trên cơ sở số liệu bản đồ số, phương pháp này đảm bảo độ chính xác cao hơn so với phương pháp thủ công, do đó số liệu được tổng hợp giữa 2 phương pháp trên có sự chênh lệch. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã công nhận diện tích kiểm kê của huyện Phổ Yên là 25.886,90ha.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Phổ Yên giai đoạn 2006 đến 2010 và giải pháp quản lý sử dụng đất hiệu quả (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)