- Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa 13.510,34 13.510,
8. Đánh giá tác động môi trường:
8.1. Đánh giá tác động môi trường:
8.1.1. Môi trường khí hậu:
Công trình thuỷ điện Buôn Tua Srah nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, chia làm 2 mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa. sự chênh lệch khí hậu giưa hai mùa là rất lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái, các hoạt động sản xuất và sức khoẻ của dân cư trong vùng. Khi hồ chứa Buôn Tua Srah được xây dựng, sẽ ít nhiều có những tác dụng tốt đến điều kiện khí hậu khu vực làm giảm đi mức độ khắc nghiệt đặc biệt vào mùa khô đem lại điều kiện phát triển tốt hơn cho động thực vật trong vùng. Hiện tượng thấm nước sang các vùng khác khi hồ chứa hình thành là không có, hiện tượng tái tạo bờ xảy ra với quy mô nhỏ. Khu vực xây dựng công trình có thể xuất hiện động đất cấp 7.
8.1.2. Môi trường sinh thái:
Khi hồ chứa được xây dựng, một phần diện tích đất lớn bị ngập trong nước. Phần đất bị ngập trong dự án này chủ yếu là đất trống, cây bụi và một phần rất nhỏ diện tích đất trồng cây cong nghiệp, lương thực. Diện tích rừng trong khu vực hầu như không có do vậy những thiệt hại về gỗ là không đáng kể.
Trong thời trong thời gian thi công công trình sẽ tạo ra những xáo trộn lớn đối với môi trường sống của động vật hoang dã trong khu vực. Sự tấp nập của công trình sẽ phá đi không khí tĩnh mịch vốn có của thiên nhiên. Làm cho động vật sợ hãi, từ bỏ nơi chốn đang sống di cư vào rừng sâu hoặc sang địa phận khác để sinh sống. Đa số các loài động vật thích sống trong địa phận riêng quen thuộc của mình nơi có những cảnh tĩnh mịch, rừng núi, dồi cây âm u. Nay phải di cư đến nơi ở mới, điều kiện sống thay đổi sẽ làm chết một số loài không thích nghi và làm giảm đi số lượng các loài động vật hoang dã.
8.1.3. Môi trường kinh tế xã hội:
Hồ chứa thuỷ điện Buôn Tua Srah sẽ làm ngập khoảng 4253ha đất gồm các xã thuộc huyện Krông Knô, Đăk Nông, Lăk, Lâm Hà và một số đất canh tác của
mới làm xáo trộn của nhân dân trong vùng, đó là những tác động tiêu cực. Tuy nhiên quá trình xây dựng công trình sẽ có những khu tái định cư mới, người dân được đền bù những chi phí tái định cư hợp lý, được tạo điều kiện thuận lợi để ổn định và phát triển kinh tế, văn hoá xã hội là chiến lược tái định cư hết sức cần thiết và mang tính bền vững. khi công trình được xây dựng cơ hội tìm kiếm việc làm sẽ tăng cao, giúp cho một số bộ phận thanh niên có việc làm, có thu nhập và tiếp thu được những nghề mới.
Khi một công trình hiện đại được xây dựng, đi kèm theo nó là cơ sở hạ tầng được thay đổi, một bộ mặt mới: các tuyến đường giao thông mới, đường dây điện, điện thoại, làng tái định cư, trường học, cơ sở y tế,…sẽ góp phần làm cho các hoạt động kinh tế xã hội phát triển nhanh hơn, cuộc sống các đồng bào dân tộc dần được cải thiện, thúc đẩy sản xuất hàng hoá dịch vụ có điều kiện phát triển hơn. Lưới điện quốc gia sẽ cung cấp nguồn điện năng cho các vùng, với nguồn điện năng này các xưởng chế biến lâm sản sẽ được ra đời góp phần tiêu trực tiếp sản phẩm của địa phương, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên quy mô lớn sẽ sớm được thực hiện.
8.1.4. Hiệu ích hạ du:
Kết quả xác định tác dụng cắt lũ của hồ Buôn Tua Srah đối với khu vực hạ lưu chỉ mang tính gần đúng. Nhưng nó khẳng định được tác dụng của hồ trong việc giảm mức độ ngậm lụt cho khu vực hạ du, đặc biệt là đối với những trận lũ lớn, từ đó sẽ giảm đáng kể thiệt hại cho khu vực hạ du và tạo điều kiện cho dân cư trong khu vực khai thác tốt hơn tiềm năng lâm nghiệp của khu vực này.
Hồ Buôn Tua Srah sẽ làm giảm đáng kể những trận lũ tiểu mãn, lũ đầu mùa do sông Krông Knô gây ra, làm giảm quy mô của hệ thông đê bao dự kiến xây dựng sau này, từ đó sẽ giảm đáng kể vốn đầu tư xây dựng.
Đối với khu vực hạ du việc làm tăng mực nước trong mùa khô và làm giảm mực nước trong mùa lũ sẽ làm giảm nhu cầu năng lượng bơm tưới và làm cho công tác bơm tưới thuận lợi hơn. điều đó đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả của hệ thông các trạm bơm đã và sẽ xây dựng sau này.
Như vậy, ngoài hiệu quả phát điện của hồ Buôn Tua Srah còn có tác dụng rất tốt trong việc cắt lũ và phục vụ tưới cho vùng hạ du, hiệu quả này càng cao khi dung tích của hồ lớn.
8.2. Dân sinh kinh tế vùng hồ, đền bù tái định cư:
8.2.1. Dân sinh kinh tế vùng xây dựng:
Vùng ảnh hưởng của dự án gồm các xã: Quảng Phú, Nam Krông Ana, Krông Nô, Đăk Nuê, Quảng Sơn. Nhà máy thuỷ điện nằm trên địa phận xã Quảng Phú.
Các số liệu về diện tích, dân cư, dân tộc vùng dự án
STT Chỉ tiêu Đơn vị Krông Nô Lăk Đăk Nông Tổng
1 Diện tích Km2 989.35 1077 1728.92 3795.27
2 Dân số Người 51226 47751 43726 142703
Số liệu về diện tích dân cư vùng dự án
STT Các xã Diện tích (km2) Dân số (Người) Mật độ (Người/km2) 1 Quảng Phú 119,96 3.638 30,3 2 Nam Ka 94,34 1.614 17 3 Krông Nô 275,3 3.962 14 4 Đăk Nuê 141,3 1.006 28 5 Quảng Sơn 571,95 4.291 7,5
Thành phần dân tộc tại 3 huyện trong vùng dự án khá phong phú với khoảng 20 dân tộc đến từ mọi miền đất nước từ sau năm 1975. dân tộc tại chỗ chủ yếu là M’Nông. Trong số các dân tộc từ ngoài bắc vào, chiếm đa số là dân tộc tày. Những người dân tộc di cư này sông khá hoà đồng với xung quanh.
Hoạt động kinh tế chính của tỉnh Đăk Lăk là sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ khoảng 56,8%, bình quân đất nông nghiệp: 0.194 ha/người. Huyện Krông Nô diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ khoảng 16,88%, bình quân đất nông nghiệp: 0,314 ha/người. Huyện Đăk Nông diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ khoảng 10,9%, bình quân đất nông nghiệp: 0,43 ha/người.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của các huyện Krông Nô, Lăk, Đăk Nông, hầu như rất nhỏ, chủ yếu là các ao nhỏ của gia đình.
Các huyện Lăk, Đăk Nông, Krông Nô có giá trị sản xuất nông nghiệp trung bình trong tỉnh. Giá trị sản xuất hiện hành của huyện Lăk là 27.898 triệu đồng, Krông Nô là 11.649 triệu đồng và huyện Đăk Nông là 27.628,96 triệu đồng…. 8.2.2. Nguyên tắc đền bù tái định cư:
1. Đất ở: Hộ tái định cư khu vực nông thôn được cấp một lô đất ở có diện tích 400m2/hộ để xây dựng nhà mới tại khu tái định cư. Các lô đất ở vị trí có giá trị cao sẽ bố trí diện tích nhỏ hơn các lô đất có giá trị thấp hơn.
2. Đất vườn: ngoài diện tích đất ở, hộ tái định cư có thể được xem xét cấp thêm đất vườn tuỳ theo quỹ đất của các khu tái định cư.
3. Đất trồng trọt: đất trồng trọt được cấp cho hộ tái định cư được tính theo khẩu sản xuất nông nghiệp. mức diện tích: 0.1 ha/khẩu đất trồng lúa hai vụ hoặc từ 0.15ha/khẩu đất trồng lúa một vụ + một vụ màu hoặc từ 0.2ha/khẩu đất trồng màu. Ngoài ra có thể còn được cấp thêm đất trồng cây lâu năm, diện tích cấp tuỳ theo khả năng quỹ đất thực tế hiện có của từng khu tái định canh.
4. Đất lâm nghiệp, đất trồng cỏ, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản căn cứ vào quỹ đất thực tế theo quy hoạch tại khu tái định cư, hộ tái định cư có thể được xem xét cấp đất lâm nghiệp, đất trồng cỏ, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản để sản xuất.
Mức diện tích các loại đất cấp cho các hộ tái định cư quyđịnh tài điều này do uỷ ban nhân dân tỉnh quy định và được cơ quan có thẩm quyền giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định hiện hành.
Nguyên tắc cơ bản khi xây dựng các phương án tái định cư: cố gắng bố trí tái định cư gần địa bàn để đảm bảo khoảng cách về nơi tái định cư và thời gian chuyển tiếp ngắn nhất (ưu tiên đồng bàn dân tộc ít người tại chỗ). Cụ thể sẽ bố trí tái định cư theo hình thức di chuyển các hộ bị ngập đến các vùng khác trong tỉnh.
8.2.3. Khu tái đinh cư:
Theo dự kiến sẽ bố trí TĐC dự án TĐ Buôn Tua Srah tại 03 khu, trên địa bàn 02 huyện là: khu quy hoạch ổn định dân di cư tự do khu vực thác 11-12 xã Quảng Sơn huyện Đăk Nông, khu Lạch Dơng, khu Phi Dih Ya A&B thuộc xã Krông Knô huyện Lăk tỉnh Đăk Lăk.
8.3. Biện pháp khắc phục:
Tỉnh Đăk Lăk có diện tích lớn, diện tích rừng đứng đầu trong toàn quốc, thêm vào đó tình trạng dân cư di cư từ các tỉnh miền núi phía Bắc cũng như các tỉnh trong cả nước đến Đăk Lăk diễn ra rất ồ ạt đã làm dân số Đăk Lăk tăng với tốc độ rất nhanh. Để mưu cầu cuộc sống bằng con đường khai thác lâm sản và phá rừng lấy đất sản xuất cho nên diện tích rừng bị giảm nghiêm trọng, làm cho tình trạng lũ lụt ngày càng ác liệt.
Vì vậy đòi hỏi sắp xếp bồ trí lại các khu dân cư để tránh các vùng ngập lụt, xây dựng hệ thống mạng lưới dự báo, cảnh báo lũ.
Trổng rừng để phủ xanh đất trống đồi trọc nhằm làm giảm cường độ tập trung lũ. Biện pháp này tuy đang được các cấp địa phương tổ chức triển khai xong tiến độ rất chậm và tác dụng đối với việc hạn chế lũ còn rất hạn chế.
Việc hình thành hồ chứa sẽ gây tổn thất một diện tích đất trên lưu vực, chue yếu là đất lâm nghiệp và đất canh tác cây công, nông nghiệp. Cần phải có các chính sách đền bù thích hợp để dân tiếp tục sản xuất, nâng cao đời sống.
Sẽ có 472 hộ với 1880 khẩu phải di chuyển khỏi khu vực công trình, trong đó có nhiều người dân tộc thiểu số. Mặc dù so với các công trình khác, số dân phải di chuyển không nhiều, song đây cũng là một tác động của công trình đối với môi trường kinh tê xã hội của địa phương, lien quan đến chính sách dân tộc của nhà nước. Nếu thực hiện chu đáo công tác đền bù, tái định cư thì tác động nay không đáng kể.
Công trình thuỷ điện Buôn Tua Srah thuộc loại nhỏ so với các công trình trên lãnh thổ Việt Nam. Tác động của nó đối với môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội là không đáng kể. Tuy nhiên, vẫn cần thực hiện tốt các biện pháp làm giảm thiểu tác động tiêu cực và các hoạt dộng giám sảt môi trường đề ra.