Thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu giáo án cơ bản môn địa lí lớp 10 (Trang 42 - 44)

- Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.

- Độ phì của đất: Là khả năng cung cấp nhiệt, khí, nước các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.

- Thổ nhưỡng quyển là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa, nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.

II. Các nhân tố hình thành đất 1. Đá mẹ

Là những sản phẩm phong hóa từ đá gốc, cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.

2.Khí hậu

Ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất thông qua nhiệt - ẩm

+ Đá gốc ---> bị phá hủy ---> đất

+ Nhiệt, ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất.

- Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp qua tác động: khí hậu→sinh vật→đất.

3. Sinh vật

- TV:Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá. - Vi sinh vật: Phân giải xác súc vật tạo mùn

- Động vật: sống trong đất là biến đổi tính chất đất( giun, kiến mối)

4. Địa hình

- Địa hình dốc: đất bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng.

- Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu , tầng phong hóa dày

- Địa hình: Ảnh hưởng đến khí hậu→vành đai dất khác nhau theo độ cao.

thành sau thời kì băng hà( đệ tứ) cách đây chưa đến 1,5 triệu năm

*Tích hợp :BVMT

Thổ nhưỡng là một thành phần của tự nhiên, có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất và con người, trong quá trình canh tác con người có thể làm thay đổi tính chất đất: ( tích cực, tiêu cực)

-Tích cực: Nâng cao độ phì

-Tiêu cực: Đốt rừng làm nương rẫy -Liên hệ địa phương

5. Thời gian

-Thời gian hình thành đất là tuổi đất

-Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó

+ Vùng nhiệt đới, cận nhiệt: đất nhiều tuổi. + Vùng ôn đới, cực: đất ít tuổi.

6. Con người

- Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.

- Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất.

c. Củng cố – luyện tập ( 1 phút)

Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành đất

d. Hướng dẫn học sinh học ở nhà ( 1 phút) Bài tập trang 65 sách giáo khoa

Ngày dạy Tại lớp 10A

TIẾT 21 BÀI 18: SINH QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÂN BỐ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VẬT TỚI SỰ PHÂN BỐ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VẬT 1.Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần:

a.Kiến thức:

-Hiểu khái niệm sinh quyển và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển, phân bố của sinh vật.

-Tích hợp GDMT: các yếu tố khác của môi trường tác động tới sinh quyển; con người có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới sự phân bố sinh vật, sự tồn tại và phát triển của sinh vật, làm MT thay đổi

b. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh (kỹ năng phân tích, so sánh mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường).

- Quan sát, tìm hiểu thực tế địa phương để thấy được tác động của các nhân tố tới sự phát triển và phân bố sinh vật

- Tích hợp GDMT: phân tích tác động qua lại giữa hoạt động của con người với sinh vật.

c. Thái độ:

Quan tâm đến thực trạng suy giảm diện tích rừng ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay; tích cực trồng rừng, chăm sóc cây xanh và bảo vệ các loại động, thực vật

2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a.Giáo viên: Bài soạn, SGK, SGV, tài liệu tích hợp, tài liệu chuẩn kiến thức, bảng phụ

b.Học sinh: Sgk , vở ghi

3.Tiến trình dạy học:

a.Kiểm tra bài cũ- định hướng bài ( 3 phút) :

Kiểm tra bài:Dựa vào kiến thức và hiểu biết trình bày vai trò của các nhân tố sinh vật trong quá trình hình thành đất(Có vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất; Thực vật cung cấp xác vật chất hữu cơ( cành khô, lá dụng) cho đất, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá hủy đá; Vi sinh vật phân giải xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn vật chất hữu cơ chủ yếu của đất; Động vật sống trong đất như giun, kiến, mối,.. cũng góp phần làm thay đổi một số tính chất vật lí, hóa học của đất

b.Nội dung bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính

HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm sinh quyển, giới hạn của nó (HS làm việc cá nhân:15 phút)

Bước 1: Yêu cầu HS nghiên cứu sách giáo khoa, nêu khái niệm sinh quyển, giới hạn của nó

Bước 2: HS trình bày GV chuẩn kiến thức * GV lưu ý: -Sinh vật tập trung nhất ở nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài trục mét ở phía trên và phía dưới bề mặt đất

- Sinh vật cư trú ở những nơi nào trên bề mặt TĐ

HĐ 2:Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật(HS làm việc theo nhóm:25 phút)

Bước 1: GV nói qua về các nhân tố và chia nhóm

Nhóm 1,2: Nghiên cứu về nhân tố khí hậu,đất

Nhóm 3,4:Nghiên cứu về địa hình sinh vật, con người

* Yêu cầu trình bày ảnh hưởng và lấy ví dụ, trả lời các câu hỏi xanh trong SGK Bước 2: Đại diện nhóm trình, GV chuẩn kiến thức

* Vùng ít ánh sáng, thực vật kém phát triển: đồng rêu ở cực

TV là môi trường cho ĐV, TV là mối quan hệ dinh dưỡng:VD:TV là cỏ, thì động vật ăn cỏ là thỏ, thỏ lại là mồi của động vật ăn thịt( chó sói, hổ báo)

VD: Mở rộng phân bố cây trồng vật nuôi: như đưa cam,chanh, mía từ châu Á sang

Một phần của tài liệu giáo án cơ bản môn địa lí lớp 10 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w