Chính sách tỷ giá

Một phần của tài liệu Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết - Kinh nghiệm quốc tế và chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam.doc (Trang 27 - 28)

III. Chính sách tỷ giá củaViệt nam từ 1997 đến nay 1 Tình hình kinh tế tài chính trong nớc

2. Cơ chế điều hành tỷ giá củaViệt nam từ 1997 đến nay

2.1 Chính sách tỷ giá

Trớc diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, Việt nam đã kịp thời có những giải pháp về tiền tệ và tỷ giá nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của nó. Chính phủ chủ trơng: “ tiếp tục thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt có sự điều tiết của Nhà nớc nhằm góp phần củng cố sức mua của VND, duy trì tỷ giá hối đoái tơng đối ổn định, phù hợp với quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trờng tài chính và chính sách xuất khẩu của Nhà nớc ...”.

NHNN thực hiện chức năng là ngời giao dịch cuối cùng để tăng cờng hiệu lực các quyết định điều tiết thị trờng. Nhng sự can thiệp này cũng chỉ ở mức độ cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý ngoại hối cũng đợc điều chỉnh, cụ thể là trong năm 1998, NHNN đã tăng cờng khả năng kiểm soát luồng ngoại tệ.

Ngày 12/ 9/ 1998 chính phủ ban hành quyết định số 173/ 1998 QĐ/ TTg về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ của ngời c trú là tổ chức. Đây đợc coi là giải pháp tình

Ngày 30/ 8/ 1999 Thủ tớng Chính phủ đã ký quyết định số 18/ 1999 QĐ/ TTg theo đó ngời c trú là tổ chức phải bán ngay tối thiểu 50% số ngoại tệ thu đợc từ các nguồn thu vãng lai cho các ngân hàng đợc phép kinh doanh ngoại tệ thay vì 80% nh tr- ớc đây. Mặt khác để tăng cờng hoà nhập quốc tế, Chính phủ đã ban hành cơ chế quản lý ngoại hối mới thay cho cơ chế quản lý ngoại hối cũ, thể hiện ở nghị định 63/ NĐ-CP (17/ 8/ 1998). để tăng cờng vai trò quản lý ngoại hối của nhà nớc.

Ngày 25/2/1999 Thống đốc NHNN đã ban hành quyết định số 46 về việc “công bố tỷ giá hối đoái của VND với các ngoại tệ” và quyết định 65 về việc “quy định nguyên tắc xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng đợc phép kinh doanh ngoại tệ”.

Nh vậy, từ tháng 2/ 1999 Việt Nam đã áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái MARS ( Market Average Rate System - hệ thống tỷ giá bình quân thị trờng). Theo hệ thống này thì thay vì thông báo tỷ giá chính thức (USD/ VND) với biên độ dao động 7%, NHNN thông báo tỷ giá liên ngân hàng trung bình của ngày hôm trớc và các giao dịch ngoại hối đợc phép giao động trong biên độ 0,1%. Với việc ban hành hai quyết định trên, NHNN tiếp tục hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái, phù hợp với các mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế. Điều này cũng cho thấy xu hớng tự do hóa rõ rệt hơn trong điều hành tỷ giá hối đoái có sự điều tiết của Nhà nớc.

2.2. Hoạt động điều hành tỷ giá của NHNN

Từ năm 1997 đến nay, trớc những diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế và khu vực, hoạt động điều hành tỷ giá của NHNN đã trở nên “linh hoạt và sôi động hơn” giai đoạn trớc. NHNN đã nhiều lần điều chỉnh tỷ giá chính thức và biên độ giao dịch kinh doanh ngoại tệ của các NHTM. Năm 1998, NHNN tiếp tục việc kiểm soát lãi suất trên thị trờng tiền tệ bằng chính sách quy định trần lãi suất cho vay đối với VND và USD. Trên cơ sở đó các tổ chức tín dụng ấn định các mức lãi suất huy động phù hợp với cung cầu vốn tín dụng đồng thời xoá bỏ quy định chênh lệch lãi suất huy động bình quân 0,35%/ tháng nh năm 1996, 1997. Nh vậy, chính sách lãi suất đã đợc thực hiện trong “mối tơng quan hài hoà” với chính sách tỷ giá. Có thể nói sự phối hợp này là khá thành công trong việc hạn chế ảnh hởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đến sự ổn định kinh tế vĩ mô và thị trờng tài chính nớc nhà.

Một phần của tài liệu Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết - Kinh nghiệm quốc tế và chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam.doc (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w