Một số giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay vốn ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ Nguyễn Văn Quy. (Trang 101 - 112)

5. Bố cục của luận văn

4.2. Một số giải pháp chủ yếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tín dụng ưu đãi được xem là công cụ quan trọng nhằm xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế ở nông nghiệp nông thôn. Việc sử dụng thành công hay thất bái công cụ này thường đưa lại những hệ quả có tính chất sâu sắc, mạnh mẽ và lâu dài. Xuất phát từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới và Việt Nam trong việc sử dụng công cụ tín dụng ưu đãi nhằm xoá đói giảm nghèo; đồng thời căn cứ vào thực trạng địa bàn nghiên cứu và kết quả phân tích tác động của tín dụng đối với xoá đói giảm nghèo, cũng như quan điểm, chủ trương xoá đói giảm nghèo của huyện Thanh Thủy trong thời gian tới, tác giả đưa ra các nhóm giải pháp tương ứng.

Một là, kiểm soát chặt chẽ các thủ tục cho vay: Hoạt động cho vay của Ngân hàng CSXH là ưu đãi nhằm mục tiêu xã hội là chủ yếu, có rất nhiều những lợi ích mà người vay sẽ nhận được như: không phải thế chấp (trừ chương trình cho vay SXKD, Thương nhân vùng khó khăn, GQVL trên 30 triệu) lãi suất ưu đãi sọ với lãi suất thương mại, thời gian vay ổn định, thủ tục quy trình cho vay đơn giản… nên sẽ nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực: vay không đúng đối tượng, mượn sổ vay hoặc một hộ có hơn 1 sổ vay vốn. Hộ cần vay vốn thì không được vay, hộ không cần vay hoặc không thuộc đối tượng vay thì lại vay. Do đó, để đảm bảo lợi ích của hộ nghèo theo chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời đảm bảo hoạt động bền vững của Ngân hàng CSXH cần phải kiểm soát kỹ lưỡng các thủ tục và quy trình cho vay, đặc biệt là việc bình xét hộ vay và thẩm định đối với hộ vay.

Đối với việc bình xét, cần phải đảm bảo sự công khai, công bằng khi bình xét. Cần phải có các quy định đặt ra khi bình xét theo thứ tự như: hộ thuộc diện nghèo theo chuẩn nghèo; hộ chưa được vay vốn; hộ thực sự có nhu cầu vay sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh; hộ phải có khả năng hoàn trả được vốn. Việc bình xét cần phải có sự giám sát của chính quyền cấp thôn và tổ chức hội cấp xã.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thực hiện nghiêm ngặt trong quá trình thẩm định hộ nghèo khi được xét vay vốn. Tránh hiện tượng nể nang, lợi dụng của cán bộ tín dụng, cán bổ tổ hội cấp xã. Cán bộ tín dụng cần phối hợp chặt chẽ với cán bộ địa phương, cán bộ hội, không nên tin tưởng, uỷ thác hoàn toàn vào các tổ chức hội.

Hai là, cần phân loại hộ nghèo để đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ: Mức độ đáp ứng nhu cầu về số hộ nghèo được vay vốn còn rất thấp do hiện tượng cho vay không đúng đối tượng, còn một tỷ lệ lớn hộ nghèo chưa được tiếp cận với vốn tín dụng của Ngân hàng CSXH.

Nguyên nhân chính là do việc Ngân hàng mở rộng diện cho vay đến cả các hộ cận nghèo, do sự lo ngại của Ngân hàng về khả năng các hộ nghèo thuộc diện cực nghèo, neo đơn, không có TLSX, sức lao động kém; do sự thiếu minh bạch trong quá trình triển khai, bình xét, không cung cấp thông tin của các bộ địa phương.

Để vừa đảm bảo lợi ích của hộ nghèo, vừa đảm bảo hoạt động của Ngân hàng và đạt đưa mục tiêu, ý nghĩa của nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước trong công cuộc. xoá đói giảm nghèo, cần phải phân loại hộ nghèo hơn nữa để có các biện pháp tín dụng phù hợp (lãi suất; mức vốn vay; thời hạn vay; phương thức cho vay; hỗ trợ: kỹ thuật. cách làm ăn, thông tin…) đối với từng đối tượng…

Có thể phân loại hộ nghèo thành:

+ Hộ rất nghèo

+ Hộ nghèo gần sát với chuẩn nghèo + Hộ cận nghèo

Ba là, nâng mức vốn cho vay đối với hộ nghèo: Mức vốn vay là một yếu tố tín dụng vô cùng quan trọng đối hộ nghèo. Theo kết quả điều tra và phân tích về tình hình vay vốn và thu nhập của hộ nghèo vay vốn, thì vốn tín dụng đã góp phần tích cực trong việc đầu tư, tạo việc làm và nâng cao thu nhập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hiện nay mức vốn cho vay đối với hộ nghèo vẫn tương đối thấp, trung bình mức cho vay bình quân/hộ mới chỉ đạt khoảng 13 triệu đồng đến cuối năm 2011 (Theo quy định của Ngân hàng CSXH thì mức vay tối đa là 30 triệu đồng/hộ). Với mức cho vay như vậy có rất nhiều hộ thiếu vốn. Để đáp ứng được nhu cầu vốn, rất nhiều hộ phải vay thêm từ các tổ chức, cá nhân khác tuy nhiên việc vay từ các tổ chức này tương đối khó khăn đối với hộ, nếu hộ nghèo nào khả năng thấp sẽ không thể hoặc không dám vay thêm.

Từ thực tế tác động của vốn tín dụng ưu đãi tác động tích cực đến thu nhập của hộ nghèo vay vốn, tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng mức vốn vay đối với hộ nghèo. Mức vốn cho vay tối đa đối với hộ có thể là 25 triệu đồng (ý kiến của đa số các cán bộ địa phương, cán bộ hội, cán bộ tín dụng, các hộ nghèo và từ sự đánh giá của người nghiên cứu).

Để có nguồn vốn cho vay tăng thêm cần phải có những giải pháp cụ thể sau đây:

- Đa dạng và tăng cường nguồn vốn cho vay:

+ Chính Phủ cần bổ sung thường xuyên nguồn vốn cho xoá đói giảm nghèo.

+ Bên cạnh nguồn vốn từ NSNN cấp, nguồn tài trợ bên ngoài thì Ngân

hàng CSXH cần tăng cường huy động nguồn vốn tiết kiệm trong nhân dân. Hiện nay, Ngân hàng CSXH đang huy động tiền gửi tiết kiệm qua tổ vay vốn, tuy nhiên nguồn vốn huy động này do nhiều nguyên nhân dẫn đến việc lượng vốn huy động không được nhiều, do đó việc đóng góp bổ sung vào nguồn vốn cho vay cho vay còn rất hạn chế. Do đó Ngân hàng CSXH các cấp cần phải chú trọng đầu tư về con người và cách thức huy động nguồn vốn được trung ương cấp bù lãi suất này.

- Mặc dù đã phân bổ nguồn vốn đến từng thôn, bản nhưng vẫn còn mang tính dàn trải chưa sát với thực tế vào số hộ nghèo của từng thôn bản, số hộ cực nghèo, nghèo và cận nghèo, từng mục đích cho vay (trồng trọt,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chăn nuôi, TTCN, kinh doanh thương mại). Đề làm tốt công tác này cần tránh tình trạng:

+ Địa phương số hộ nghèo ít, nhu cầu vay vốn không cao lại được phân

bổ nhiều, địa phương số hộ nghèo nhiều, nhu cầu cao lại được phân bổ thấp.

+ Hộ không cần vốn, không có nhu cầu, không có khả năng sản xuất thì

lại được vay, hộ có khả năng, cần vốn thì lại không được vay, lượng vốn được vay lại thấp.

+ Hộ sản xuất cần vốn ít lại được vay nhiều dẫn tới thừa vốn, hộ sản xuất kinh doanh cần nhiều vốn thì thiếu vốn.

Do vậy việc cho vay phải được cụ thể hoá theo địa phương, nhóm hộ, mục đích vay thì mức vốn vay/hộ mới đáp ứng được nâng lên, đáp ứng được nhu cầu của ứng đối tượng.

- Tăng cường kiểm soát các đối tượng vay vốn, hạn chế tối đa tình trạng gian dối, không thuộc đối tượng vay, kết hợp với việc thẩm định nghiêm túc đối với hộ vay, có các biện pháp hành chính phù hợp.

Bốn là, duy trì và ổn định lãi suất ưu đãi: Lãi suất cho vay là yếu tố nhạy cảm trong việc tiếp cận vốn tín dụng đồng thời tác động đến thu nhập của hộ nghèo. Hiện nay mức lãi suất thương mại rất cao và tăng nhanh, có ảnh hưởng lớn đến nguồn huy động của Ngân hàng. Nếu tăng lãi suất sẽ không phát huy được vai trò của nguồn vốn ưu đãi, tạo điều kiện hơn cho các đối tượng khác vay vốn. Vì vậy, vì mục tiêu xoá đói giảm nghèo, lãi suất vẫn là công cụ đắc lực, cần phải duy trì ổn định lãi suất cho vay.

Năm là, gắn thời hạn cho vay với mục đích vay.

Hiện nay thời hạn cho vay tương đối phù hợp đối với hộ nghèo, tùy theo ngành nghề sản xuất kinh doanh, đối tượng đầu tư… tạo điều kiện cho hộ phát triển sản xuất. Tuy nhiên, để tránh hộ nghèo tái nghèo có thể Ngân hàng CSXH nên gia hạn hoặc cho vay lưu vụ đối với các hộ nghèo có nhu cầu, làm được như vay tránh được tình trạng hộ nghèo phải bán đối tượng đầu tư như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trâu bò, lợn gà,… để trả cho ngân hàng khi phương án sản xuất đang phát triển, mặt khác giúp Ngân hàng tránh phải thực hiện cho vay lại dẫn đến tốn về sức lực và tiền bạc trong công tác in ấn giấy tờ.

Sáu là đáp ứng nhu cầu vốn vay kịp thời, đúng thời vụ, chu kỳ kinh doanh của các hộ nghèo.

Hiện nay việc cho vay của Ngân hàng CSXH cấp huyện do phụ thuộc vào nguồn vốn từ NSNN cấp do đó thường chậm trễ hoặc không đúng thời vụ chu kỳ kinh doanh thường dẫn tới đối tượng vay vốn mất cơ hội kinh doanh, họ có thể sử dụng vốn sai mục đích như cho tiêu dùng, giữ vốn tại nhà không đưa vào sử dụng. Vì vậy trong quá trình cho vay phải bảo đảm cho vay kịp thời, đúng vụ và chu kỳ inh doanh. Muốn vậy đề nghị NSNN cấp sớm và phải kết hợp chặt chẽ với chính quyền, các tổ chức khuyến nông, các cơ quan chuyên môn, khoa học kỹ thuật…

Bảy là, kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của hộ vay và tăng cường sự hỗ trợ đối với hộ vay thông qua các cách sử dụng vốn và kỹ thuật, thông tin thị trường và nguy cơ rủi ro.

- Việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích vay cũng phổ biến, nên hiệu quả vốn vay không đạt được, hộ nghèo rơi vào tình trạng nghèo hơn, trở thành con nợ. Về phía NH không thu hồi được nợ, ảnh hưởng tới hoạt động của mình. Vậy cần phải có biện pháp kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của các hộ thông qua các tổ chức đoàn hội, trực tiếp định kỳ tiến hành kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời.

- Đẩy mạnh các chương trình khuyến nông, trợ giúp kiến thức khoa học kỹ thuật, xây dựng kế hoạch và phương án sản xuất kinh doanh, thông tin thị trường, giải quyết khâu tiêu thụ, chế biến nông sản phẩm cho các hộ nông dân nói chung và hộ nghèo nói riêng. Tốt nhất là nên thực hiện miễn phí các chương trình này, hoặc phí rất thấp; bên cạnh đó cần làm cho hộ nghèo biết rõ việc nâng cao tính độ, kiến thức là mang lại lợi ích cho họ. Vốn tín dụng chỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thực sự có hiệu quả đối với người nghèo khi họ được kết hợp với nâng cao trình độ dân trí và chuyển giao kiến thức làm ăn, tiến bộ kỹ thuật.

Tám là, có chương trình tín dụng riêng dành cho các hộ cận nghèo. Hiện nay, các hộ cận nghèo là rất lớn và đang phải vay các chương trình tín dụng với lãi suất cao (0,9% /tháng). Do đó, đề nghị Chính phủ nên có một chương trình ưu đãi cho hộ cận nghèo vay vốn với lãi suất cao hơn lãi suất hộ nghèo và thấp hơn lãi suất cao nhất mà ngân hàng CSXh đang áp dụng để các hộ này có thể vươn lên thoát nghèo bền vững.

Chín là, một số biện pháp khác.

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm và trình độ đối với cán bộ Ngân hàng CSXH nhằm giáo dục đào tạo nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và sự tận tâm với dân, để rút ngắn thời gian thẩm định vay vốn và tư vấn tích cực cho hộ nông dân.

- Củng cố các tổ chức đoàn thể trong nông thôn, tổ chức tập huấn nghiệp vụ tín dụng cho họ, giúp họ trở thành đại lý thực sự tin cậy của Ngân hàng; nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghèo cho cán bộ tín dụng.

- Chính phủ nên trao quyền toàn bộ cho Ngân hàng CSXH Trung ương trong cơ chế xử lý rủi ro. Để việc này được thực hiện nhanh hơn, triệt để hơn cho người nghèo vay vốn khi gặp rủi ro bất khả kháng. Điều đó có ý nghĩa khi người nghèo vay vốn gặp phải thiên tai nặng nề, ốm đau kéo dài, tai nạn lao động, thiệt hại về người… thì Ngân hàng sẽ xoá nợ cho họ hoặc nên khoanh nợ, không phải trả lại khoản vay cũ và được vay tiếp khoản vay mới một cách nhanh nhất,… tạo điều kiện cho các đối tượng đó tiếp tục vươn lên.

- Tạo ra các cuộc thi ' nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng, cán bộ tổ tiết kiệm và vay vốn, cán bộ tổ chức hội cấp xã, huyện nhằm gặp họ tự ý thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Cần gắn kết tín dụng với tiết kiệm. Tín dụng và tiết kiệm có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tín dụng được sử dụng vào các khoản đầu tư hiện tại và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

được hoàn trả trong tương lai. Ngược lại, tiết kiệm nhằm tích luỹ tài sản hôm nay để đầu tư trong tương lai. Việc gắn kết tín dụng với tiết kiệm nhằm giúp hộ nghèo dẫn tạo ra thu nhập cho chính bản thân họ và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Công cuộc xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, được đặt lên hàng đầu trong mọi chủ trương, chính sách của Đàng và Nhà nước. Những năm qua, công tác xóa đói giảm nghèo Việt nam nói chung, tỉnh Phú Thọ nói riêng trong đó có huyện Thanh Thủy đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc xoá đói giảm nghèo.Tuy đã đạt được những kết quả như vậy, hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của Ngân hàng CSXH vẫn còn một số hạn chế có ảnh hưởng không nhỏ đến sự thay đổi thu nhập của hộ nghèo như: thu nhập của hộ còn khá thấp, khả năng tái nghèo lớn; cho vay không đúng đối tượng; việc bình xét hộ vay vốn chưa thật công bằng; thẩm định hộ vay chưa sát sao; mức vốn vay/hộ thấp, hộ còn phải vay bổ sung; kiểm tra giám sát không thường xuyên; số hộ sử dụng vốn sai mục đích khá cao; sự hỗ trợ đối với hộ sau khi vay vốn chưa được quan tâm; cơ chế điều hành chưa đồng bộ…

Qua phân tích đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng CSXH trên địa bàn huyện Thanh Thủy, một số giải pháp đã được tác giả nêu ra nhằm nâng cao hiệu quả cho vay vốn đối với hộ nghèo trên địa bàn. Khi thực hiện các giải pháp đó một số vấn đề hạn chế trong công tác tín dụng sẽ được loại bỏ đồng thơi tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người vay vốn, qua đó vấn đề anh sinh xã hội được bảo đảm. Để các giải pháp trên mang tính khả thi, và nâng cao hiệu quả việc một số kiến nghị như sau:

Đối với Nhà nước:

- Tiếp tục tăng cường nguồn vốn ưu đãi cho xoá đói giảm nghèo thông qua việc tăng nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước; cải thiện tốt hơn môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua các dự chương trình dự án.

- Tiếp tục chỉ đạo hệ thống các tổ chức tín dụng để đơn giản hoá hơn nữa thủ tục cho vay, tăng thời hạn cho vay, nới năng điều kiện vay và giảm lãi suất đến mức thấp nhất có thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay vốn ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ Nguyễn Văn Quy. (Trang 101 - 112)