II/ Giải pháp tăng cường xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai đến năm
1. Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tập trung chuyển dịch mạnh cơ cấu ngành kinh tế theo định hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu nội bộ trừng ngành, từng lĩnh vực sản xuất, gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm làm ra, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh chính sách phát triển kinh tế vùng, tạo sự liên kết và hỗ trợ tích cực lẫn nhau trong quá trình phát triển.
- Đối với phát triển nông nghiệp nông thôn:
+ Chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng. Chú trọng đảm bảo an ninh lương thực bằng thâm canh, tăng vụ ở vùng cao, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ; tập trung vào hai mũi nhọn chính đó là phát triển địa gia súc và nuôi trồng thuỷ sản. Đẩy mạnh hình thức canh tác nhiều tầng kết hợp nông - lâm - ngư nghiệp trong các trang trại. Trong trồng trọt, tập trung vào việc sản xuất, cung ứng giống; xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ: Vùng chè chất lượng cao, cây ăn quả ôn đới; đậu tương cao sản, hoa, thảo quả và dược liệu. Trong chăn nuôi, phát triển mạnh gia súc hàng hoá, tập trung chủ yếu vào chăn nuôi trâu, bò; chuyển dịch diện tích lúa nước hiệu quả canh tác thấp sang nuôi trồng thuỷ sản, tập trung vào nuôi cá, nuôi tôm; phấn đấu đến năm 2010, giá trị chăn nuôi và dịch vụ chiếm 45% trong cơ cấu ngành nông nghiệp; giá trị trồng trọt và chăn nuôi trên 1 ha canh tác lên 20 triệu đồng.
+ Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, quy mô hợp lý; nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế rừng. Quy hoạch chi tiết các loại rừng và tập đoàn cây trồng trong đó ưu tiên phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng kết hợp với rừng kinh tế, môi trường, phát triển cây bản địa có khả năng sinh thuỷ, tăng cường bảo vệ, bảo tồn sự đa dạng hệ sinh thái rừng, nguồn gien quí hiếm. Nâng cao tỷ lệ tàn che phủ rừng ở một số huyện có tỷ lệ tàn phủ che thấp như: Si Ma Cai, Bắc Hà, Mường Khương.
+ Củng cố và mở rộng cơ sở sản xuất giống, tăng cường hợp tác với Trung Quốc; sản xuất giống lúa lai Trung Quốc tại Lào Cai, cơ bản đáp ứng yêu cầu cung cấp giống có chất lượng cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh và cung cấp một phần cho các tỉnh khác. Mở rộng các cơ sở sản xuất, chế biến nông lâm sản và các cụm chế biến gắn với việc xây dựng vùng nguyên liệu như: Chế biến chè, hoa quả, măng, bột giấy và nông lâm sản khác; đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ ép và đồ gia dụng; dây chuyền ngâm tẩm gỗ, đầu tư cải tiến công nghệ cho nhà máy chế biến bột giấy, ván dăm ép, trang trí nội thất. Tăng cường tìm kiếm mạng lưới thị trường và tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân, đặc biệt là các loại sản phẩm tươi sống từ chăn nuôi, thuỷ sản. Phấn đấu đến năm 2010 các sản phẩm chính của vùng sản xuất tập trung cơ bản được áp dụng công nghệ bảo quản, chế biến và có thị trường tiêu thụ.
+Tiếp tục đẩy mạnh công tác sắp xếp bố trị lại dân cư cho trên 4.600 hộ ở các xã vùng cao, biên giới, các xã đặc biệt khó khăn để ổn định sản xuất và đời sống nhân dân. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, tập trung vào đường giao thông liên thôn, hệ thống thuỷ lợi, cấp điện và nước sinh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi để người dân khu vực nông thôn phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Phấn đấu đến năm 2010, 75% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, 70% hộ được sử dụng điện, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới còn khoảng 32%.
- Đối với công nghiệp:
+ Tập trung vào công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; chế biến nông lâm sản; công nghiệp điện, thuỷ điện; sản xuất hoá chất, phân bón; sản xuất vật liệu xây dựng; tiểu thủ công nghiệp và hàng xuất khẩu. Coi trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp với nhiều quy mô, hình thức khác nhau nhằm đưa công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh. Phấn đấu GDP của công nghiệp tăng bình quân 22%/năm, gấp 2 lần so với bình quân giai đoạn 2001 - 2005.
+Nhanh chóng hoàn thiện xây dựng hạ tầng cơ sở, cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp, khu thương mại đã được hình thành. Rà soát phối
hợp, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã đăng ký và được chấp thuận đầu tư; phấn đấu đến hết năm 2008 cơ bản lấp đầy các dự án tại cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải, đông Phố Mới; đến 2010 lấp đầy các dự án tại khu công nghiệp Tằng Loỏng và khu Thương mại Kim Thành; cơ bản các dự án đều xây dựng xong và đưa vào khai thác nhà máy luyện đồng, nhà máy sản xuất axit sunphuric, sản xuất phân bón NPK, các nhà máy thuỷ điện, nhà máy chế biến bột giấy Bảo Yên, chè Bảo Thắng, Mường Khương, Bắc Hà.
+Thành lập trung tâm khuyến công của tỉnh, đẩy mạnh hoạt động tư vấn khuyến công, triển khai có hiệu quả chính sách khuyến công của tỉnh, tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp nông thôn.
- Đối với xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội:
+Về xây dựng: Hoàn thiện quy hoạch các khu kinh tế trọng điểm, các cụm công nghiệp tập trung để thu hút đầu tư, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn gồm: Khu công nghiệp Tằng Loỏng, Phong Hải huyện Bảo Thắng, cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải, Đông Phố Mới, Bắc Nhạc Sơn, Cam Đường thuộc thành phố Lào Cai. Khu công nghiệp đồng Sin Quyền huyện Bát Xát; khu thương mại Kim Thành, khu cửa khẩu quốc tế, quốc gia. Tiếp tục lập và thực hiện ác quy hoạch chi tiết ở khu đô thị mới; điều chỉnh, hoàn thiện và chỉnh trang các khu đã có làm cơ sở cho việc lập dự án, bố trí kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, các khu tái định cư chất lượng cao.
Rà soát hoàn thiện quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các trung tâm huyện lỵ, trong đó ưu tiên trước những quy hoạch đã được duyệt ổn định, có tác dụng làm đòn bảy phát triển kinh tế vùng như: Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Bảo Yên. Quy hoạch các trung tâm cụm xã, trung tâm xã, thị trấn, thị tứ nơi đầu mối giao thông có điều kiện phát triển kinh tế xã hội; ưu tiên tập trung các xã, phường biên giới quốc gia.
Rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới công nghiệp vật liệu xây dựng, đáp ứng nhu cầu xây dựng của tỉnh trong những năm tới và lâu dài; di chuyển đưa nhà máy gạch Tuy Nel, nhà máy xi măng ra ngoài phạm vi đô thị nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, lập lại kỷ cương trong hoạt động xây dựng nhằm chống thất thoát, lãng phí nâng cao hiệu quả đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước.
+ Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội: Tập trung hoàn chỉnh một bước hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là các dự án đầu tư cho vùng cao, vùng nông thôn còn nhiều khó khăn; đầu tư cho các dự án trọng điểm, vùng kinh tế động lực để thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Giao thông vận tải: Tích cực phối hợp với các bộ ngành Trung ương đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đường quốc lộ 70, đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai phía hữu ngạn sông Hồng; hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư sân bay Lào Cai; cơ bản hoàn thành việc nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, mở rộng ga quốc tế Lào Cai, dự án cảng ICD tại Lào Cai; hoàn thành việc xây dựng tuyến quốc lộ số 4 trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Đầu tư nâng cấp các tuyến đường giao thông trên địa bàn như: Quốc lộ, tỉnh lộ, giao thông nông thôn, đường biên giới theo các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với điều kiện và yêu cầu thực tế; gồm có 3 tuyến đường quốc lộ và một tuyến tránh nhằm đảm bảo giao thông với qui mô 238 km; 12 tuyến đường tỉnh lộ dài 103 km; 479 km đường đến trung tâm xã, đường liên xã; mở mới và kiên cố hoá 2.000 km đường liên thôn bản; 215 km đường ra biên giới, đường tuần tra biên giới.
+ Thuỷ lợi: Rà soát, tiếp tục thực hiện kiên cố hoá kênh mương theo hướng trọng điểm, ngân sách Nhà nước ưu tiên đầu tư các công trình phục vụ diện tích tưới tiêu tập trung, các cụm đầu mối lấy nước, công trình gắn với quy hoạch sắp xếp dân cư. Đầu tư, xây dựng các công trình thuỷ lợi mới ở vùng cao phục vụ tưới tiêu và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. Giai đoạn 2006 - 2010, đầu tư nâng cấp 242 công trình phục vụ tuới tiêu cho 4.514 ha; phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ diện tích được chủ động tưới tiêu vụ đông xuân đạt trên 95%, vụ mùa trên 80%. Cơ bản hoàn thành xây dựng kè các đoạn sông, suối biên giới trọng yếu thuộc các huyện Bát Xát, Bảo Thắng và thành phố Lào Cai; kè dọc hai bên bờ sông Hồng từ cầu Cốc Lếu đến cầu Phố Mới, kè chống sạt lở bờ sông Hồng tại huyện Bảo Thắng.
+ Nước sinh hoạt: Tập trung đầu tư gắn với công tác tuyên truyền, tổ chức quản lý, khai thác sử dụng. Giai đoạn 2006 - 2010 đầu tư xây dựng mới 263 công trình cấp nước sinh hoạt, tăng thêm 28.400 hộ với 142.000 khẩu được cấp nước sinh hoạt. Tỷ lệ số hộ được sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh trong sinh hoạt tăng từ 70% năm 2005 đến 85% năm 2010.
+ Cấp điện: Tập trung đầu tư, nâng cấp cho các xã hiện chưa có điện lưới, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống điện cho các trung tâm đo thị, các khu công nghiệp, khu thương mại. Đầu tư khai thác có hiệu quả nguồn thuỷ điện. Giai đoạn 2006 - 2010, đầu tư lưới điện mới cho 23 xã chưa có điện; nâng cấp cải tạo lưới điện cho 11 xã, lưới điện tuyến Yên Bái - Lào Cai và một số cụm đô thị, khu công nghiệp, khu đô thị mới với khoảng trên 100km đường dây 220Kv, 118 km đường 110Kv, 342 km đường dây 0,4Kv; cơ bản hoàn thành và khởi công các dự án thuỷ điện đã đăng ký trên địa bàn.
+ Khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường: Tập trung đầu tư, xây dựng các cơ quan hành chính, các công trình kiến trúc, khu văn hoá thể thao, hệ thống các trường
chuyên nghiệp, bệnh viện, hạ tầng kỹ thuật về giao thông, điện nước, cây xanh đảm bảo đáp ứng đủ tiêu chuẩn đô thị loại III; phấn đấu đến năm 2010, cơ bản hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu và di chuyển cơ quan hành chính sự nghiệp về khu đô thị mới.
+ Thương mại - Du lịch - Dịch vụ: Tập trung quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ từ tỉnh tới các trung tâm xã,; ưu tiên đầu tư xây dựng mạng lưới chợ trung tâm xã, cụm xã, chợ tại các trung tâm đô thị nhằm phục vụ tốt nhất về nhu cầu tiêu dùng, thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển, thực hiện xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân. Phấn đấu đến năm 2010 có 60% số xã, phường được đầu tư chợ nông thôn; cơ bản hình thành hệ thống trung tâm thương mại tại các đô thị đảm bảo có chất lượng, phù hợp với xu thế phát triển và yêu cầu khi hội nhập với nền kinh tế quốc tế.
+Nâng cao chất lượng dịch vụ tại cửa khẩu; ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng tại khu vực kinh tế cửa khẩu gồm: Trung tâm thương mại, kho tàng, bến bãi, hệ thống tài chính, ngân hàng, dịch vụ thông quan, tư vấn pháp lý, hệ thống giao thông điện, nước nhằm phát huy lợi thế về vị trí “cầu nối” của Lào Cai; phấn đấu đến năm 2010, cơ bản hình thành một trung tâm quốc tế lớn về thương mại - dịch vụ của khu vực ASEAN - Trung Quốc tại khu cửa khẩu quốc tế Lào Cai.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, dịch vụ và đầu tư, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm; dịch vụ vận tải hành khách và hàng hoá; dịch vụ bưu chính viễn thông; trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh được thành lập, đáp ứng được yêu cầu là đầu mối cung cấp, trao đổi thông tin, thương mại hai chiều cho các đơn vị hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn; 100% số xã có điện thoại, 100% trung tâm huyện, thành phố được phủ sóng điện thoại di động, số điện thoại trên 100 dân tăng gấp 2 lần so với năm 2005.
- Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý du lịch, tập trung khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, du lịch sinh thái và bản sắc văn hoá riêng. Hỗ trợ cộng đồng dân cư tham gia quản lý công tác du lịch trên địa bàn; huy động sự tham gia rộng rãi của các cấp chính quyền, đơn vị kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư trong việc phát triển du lịch sinh thái và văn hoá, bảo vệ di sản và môi trường. Đầu tư, phát triển du lịch theo hướng bền vững, chất lượng cao theo quy hoạch phát triển du lịch Lào Cai giai đoạn 2005 - 2010 và định hướng đến năm 2020 do chương trình hợp tác giữa tỉnh Lào Cai và vùng Aquitaine - Cộng hoà Pháp thực hiện. Ưu tiên đầu tư vùng động lực chính, là không gian đầu mối cho các vùng du lịch trong tỉnh, vùng có nhiều danh lam, thắng cảnh, khí hậu trong lành mát mẻ, có nhiều nét văn hoá đặc sắc như: Thành phố Lào Cai, Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát.
- Phát triển kinh tế vùng:
+Mở rộng hợp tác, liên kết chặt chẽ, tạo cơ chế, chính sách chung giữa tỉnh Lào Cai với các tỉnh dọc hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ, các trung tâm lớn trong cả nước; đồng thời áp dụng cơ chế, chính sách riêng của Lào Cai đảm bảo đúng pháp luật, phù hợp với thực tế, khai thác tối đa lợi thế so sánh của tỉnh.
+Các vùng thuộc tỉnh: Đối với các vùng hạn chế về tiềm năng, điều kiện để phát triển kinh tết (gồm các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, vùng dân tộc thiểu số…), chú trọng tiềm năng về đất đai, lao động tập trung cho sản xuất nông lâm nghiệp; thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, sắp xếp dân cư nhằm xoá đói giảm nghèo, ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân. đối với vùng động lực phát triển kinh tế gồm: Trục kinh tế dọc sông Hồng (Bát Xát - Mỏ đồng - Lào Cai - Bảo Thắng - Bảo Yên) tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ vụ, sản xuất nông nghiệp chất lượng cao; tuyến kinh tế Lào Cai - Sa Pa, Lào Cai - Bắc Hà tập trung phát triển du lịch, sản phẩm nông nghiệp ôn đới như rau sạch, hoa cao cấp, cây ăn quả; tuyến kinh tế Lào Cai - Tằng Loỏng - Văn Bàn tập trung phát triển công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản. đối với các địa bàn trọng điểm có tác dụng làm đòn bảy phát triển kinh tế gồm thành phố Lào Cai, trung tâm các huyện Sa