Khảo sát thực trạng thu phí đƣờng bộ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu các lược đồ chữ ký số dựa trên hệ mật rsa, ứng dụng trong hệ thống tiền điện tử (Trang 58 - 60)

Theo thống kê đến tháng 6/2014, hiện nay nƣớc ta có khoảng 70 trạm thu phí giao thông đƣờng bộ với nhiều loại hình thuộc quyền quản lý của nhiều cơ quan khác nhau nhƣ: Tổng cục Đƣờng bộ, Sở giao thông vận tải các tỉnh, UBND, các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

doanh nghiệp BOT,… Phần lớn các trạm thu phí sử dụng phƣơng pháp thu phí thủ công hai dừng: một dừng mua vé và một dừng soát vé. Chỉ có 9/54 trạm sử dụng phƣơng pháp thu phí bán tự động. Với các hình thức thu phí trên, tình trạng ùn ứ các phƣơng tiện tại các trạm thu phí thƣờng xảy ra, gây mất trật tự, an toàn giao thông… Bên cạnh đó, các đơn vị quản lý cũng phải đầu tƣ nhân sự, chi phí quản lý khá lớn cho việc kiểm soát và thu phí.

Tại Việt Nam từ năm 2010 VietinBank triển khai dịch vụ thu phí cầu đƣờng không dừng liên trạm qua ngân tại các trạm thu phí. Việc thanh toán phí cầu đƣờng đƣợc thực hiện tự động qua hệ thống thanh toán ngân hàng thông qua thẻ OBU. Thiết bị này đƣợc gắn trên kính trƣớc của phƣơng tiện giao thông và giao tiếp với ăngten tại trạm thu phí khi đi qua trạm. Khi xe qua làn thu phí không dừng, phí đƣợc thu một cách tự động.

Dịch vụ này mang lại nhiều lợi ích cho nhà nƣớc cũng nhƣ ngƣời sử dụng nhƣ: tình trạng ùn tắc giao thông tại các trạm sẽ đƣợc giảm tải, đảm bảo an toàn giao thông, hạn chế khí thải gây ô nhiễm môi trƣờng từ các phƣơng tiện cũng nhƣ các giảm thiểu các chi phí về nhân công, quản lý... Khách hàng là những công ty kinh doanh về lĩnh vực vận tải thông qua dịch vụ này có thể kiểm soát đƣợc phí cầu đƣờng, hạn chế đƣợc những tiêu cực. Hiện nay tại các trạm thu phí, cuối ngày mới kiểm đếm và nộp về kho bạc, ngân hàng nên có những khó khăn, rủi ro nhất định trong quản lý.

Tính tới thời điểm hiện tại, sau hơn 4 năm VietinBank triển khai dịch vụ thu phí cầu đƣờng không dừng liên trạm qua ngân tại các trạm thu phí, chỉ có hơn 3 vạn khách hàng sử dụng dịch vụ OBU và có 9/70 trạm thu phí triển khai dịch vụ này. Câu hỏi đặt ra là tại sao một dịch vụ mang lại nhiều tiện ích cho cả nhà nƣớc và ngƣời sử dụng lại chậm phát triển nhƣ vậy? Câu trả lời nằm ở những khó khăn và hạn chế của dịch vụ.

Để có thể sử dụng dịch vụ, ngƣời dùng bắt buộc đăng ký tài khoản tại VietinBank, với số dƣ tài khoản ít nhất là 1.000.000 VNĐ, ngoài ra khách hàng còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phải mua thiết bị OBU gắn trên phƣơng tiện giao thông với giá là: 990.000 VNĐ. Những đơn vị đang muốn sử dụng dịch vụ hiện đại này còn e ngại, liệu hoá đơn của VietinBank khi sử dụng giao dịch thay thế hoá đơn truyền thống bấy lâu nay có đƣợc cơ quan quản lý chấp nhận? Bên cạnh đó, giá thành của một thiết bị OBU là khá cao so với mặt bằng chi tiêu chung, với một doanh nghiệp có hàng trăm xe nếu trang bị đồng loạt cùng lúc rất khó.

Dịch vụ OBU chỉ cho thấy tiện ích rõ rệt đối với các doanh nghiệp vận tải có tuyến đƣờng chạy cố định và dịch vụ OBU đƣợc triển khai trên toàn tuyến, đối với các cá nhân thì việc bỏ 1 số tiền không nhỏ để mua thiết bị mà chỉ có thể sử dụng tại 9/70 trạm thu phí, chƣa kể đến việc phải mở tài khoản ngân hàng luôn có số dƣ tài khoản, thì dịch vụ OBU không đƣợc hƣởng ứng. Mặt khác, doanh nghiệp khi sử dụng OBU có thể kiểm soát đƣợc phƣơng tiện của mình có đi đúng tuyến đúng lộ trình hay không, có đảm bảo về mặt thời gian và địa điểm không? Nhƣng đối với các cá nhân sử dụng dịch vụ thì điều đó lại vi phạm quyền tự do cá nhân của họ - có cảm giác nhƣ bị ―theo dõi‖ khi di chuyển.

Hiện đại hóa dịch vụ thu phí đƣờng bộ là xu thế tất yếu của phát triển nền giao thông hiện đại, tuy nhiên sử dụng dịch vụ nào và nhƣ thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất còn là vấn đề cần nghiên cứu và thử nghiệm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các lược đồ chữ ký số dựa trên hệ mật rsa, ứng dụng trong hệ thống tiền điện tử (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)