1. KẾT LUẬN
Tàng trữ, lưu hành tiền giả là tội xâm phạm ANQG được qui định tại điều 98 của bộ luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đấu tranh với tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả là một nhiệm vụ quan trọng của lực lượng An ninh nhân dân nhằm phòng chống tội phạm, bảo vệ nền an ninh, chính trị, kinh tế của đất nước.
Trên từng lĩnh vực nghiên cứu: Tổ chức chiến thuật điều tra vụ án hình sự; tội phạm học; tâm lý nghiệp vụ... Có phương pháp và có mục đích nghiên cứu khác nhau. Trong lĩnh vực "Tâm lý nghiệp vụ” chọn nghiên cứu đề tài "Những yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can trong một số vụ án tàng trữ, lưu hành tiền giả tại địa bàn Thành phố Hà Nội và những phương pháp tác động tâm lý trong hỏi cung loại bị can này". Tôi nhận thức rõ đây là một đề tài cần thiết về cả phương diện lý luận và thực tiễn. Quá trình nghiên cứu của tội đã tuân thủ đúng qui trình nghiên cứu khoa học bám sát mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu đối chiếu lý luận và thực tiễn.
Kết quả đưa ra được những những yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can, những phương pháp phát hiện ra những đặc điểm tâm lý trên của bị can và những phương pháp tác động tâm lý trong hỏi cung đối với bị can phạm tội: "Tàng trữ, lưu hành tiền giả” đó là: Kết quả nghiên cứu, khảo sát 25 bị can tại địa bàn thành phố Hà Nội, chúng tôi thấy bị can không thành khẩn khai báo do những yếu tố tâm lý sau chi phối:
- Sợ bị xử lý nặng vì bị khởi tố về một tội xâm phạm ANQG.
- Tâm lý tin rằng điều tra viên chưa biết hết hành vi phạm tội của bị can.
- Nỗi lo sợ hành vi phạm tội của mình liên luỵ đến người thân trong gia đình và người thân khác.
- Bị can tin tưởng vào việc đổ tội cho đồng bọn trong các vụ án đồng phạm để. trốn tránh trách nhiệm hình sự.
- Tâm trạng lo sợ đồng bọn sẽ trả thù.
Năm yếu tố tâm lý trên là những đặc điểm tâm lý nổi bật đã kìm hãm hành động khai báo sự thật khi khai cong mà chúng tôi thấy được qua nghiên cứu 25 bị
can. Song không phải bị can nào cũng hội tụ đầy đủ cả 5 yếu tố đó, mỗi bị can trong từng vụ án, từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà một hay nhiều yếu tố tâm lý nào đó nổi lên giữ vị trí chủ đạo chi phối việc khai báo sự thật của chúng trước cơ quan điều tra.
Để giải toả những yếu tố tâm lý đó điều tra viên thuộc cơ quan ANĐT - CATP Hà Nội sử dụng những phương pháp tác động tâm lý sau:
Phương pháp phân tích thuyết phục. Phương pháp truyền đạt thông tin. Phương pháp tác động tình cảm. Phương pháp hướng dẫn tư duy. Phương pháp ám thị gián tiếp.
Những phương pháp tác động tâm lý này cùng các chiến thuật điều tra được điều tra viên vận dụng linh hoạt trong quá trình hỏi hỏi cung và đã thu được những thành công tốt đẹp.
Luận văn của tội hoàn thành đúng kế hoạch là nhờ có sự quan tâm, giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo phòng PA24 - Công an Thành phố Hà Nội và các đồng chí điều tra viên cùng các thầy giáo khoa Tâm lý trường Đại học An ninh nhân dân đã tận tình chỉ bảo.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song do thời gian nghiên cứu hạn chế, là sinh viên bước đầu làm quen với thực tế nên luận văn không tránh hết khỏi những thiếu sót. Qua đây, tôi mong muốn nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo, góp ý của các thầy giáo, các đồng chí cùng các bạn đồng nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo khoa tâm lý trường Đại học An ninh, các đồng chí cán bộ phòng An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội đã góp công sức, trí tuệ cho sự thành còng của luận văn.
2- ĐỀ XUẤT
2.l. Điều tra viên là chủ thể trong quá trình tác động tâm lý.
Điều tra viên là người đại diện cho cơ quan Nhà nước, thực hiện hoạt động điều tra theo luật định. Với tư cách là chủ thể thực hiện tác động tâm lý đối với bị can phạm tội "Tàng trữ, lưu hành tiền giả”, điều tra viên phải hiểu được tâm lý học nói
chung và tâm lý tội phạm nói riêng. Muốn vậy công tác thực tiễn phải kết hợp với học tập nâng cao trình độ lý luận.
Điều tra viên cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về tâm lý nghiệp vụ nói chung, trong đó có tâm lý hoạt động điều tra, đây là chìa khoá để điều tra viên mở cửa tâm hồn bị can, thực hiện những tác động tâm lý, chiến thuật hỏi cung phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác điều tra vụ án. Ngoài ra, điều tra viên phải chú ý đến việc đúc rút kinh nghiệm xã hội, hiểu biết về các tầng lớp người trong xã hội.
Loại bị can phạm tội tàng trữ, lữ hành tiền giả không có ý thức hệ chống lại chính quyền nhân dân. hận thù giai cấp, họ phạm tội do hám lợi tham tiền, trình độ văn hoá thấp... Song trong quá rình hỏi cung điều tra viên cũng không được chủ quan coi thường loại bị can này, và cũng không quá đề cao loại đối tượng này. Ngay từ đầu điều tra viên phải có ý thức kiên quyết tấn công tội phạm, thể hiện trong kế hoạch điều tra, kế hoạch hỏi cung bị can.
Ngoài việc nắm bắt yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can cần tìm hiểu nắm bắt yếu tố tâm lý tích cực thúc đẩy bị can khai báo sự thật để chúng ta tác động, nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong hỏi
2.2. Đối với các phương pháp phát hiện
Bị can phạm tội "Tàng trữ lưu hành tiền giả" luôn có ý thức che dấu ý thức chủ quan của mình, biết là tiền giả nhưng vẫn tàng trữ, lưu hành.
Trong giai đoạn điều tra ban đầu cần vận dụng các kiến thức tâm lý tội phạm kết hợp các phương pháp nghiên cứu tâm lý để phát hiện ra đặc điểm tâm lý của bị can. Khi thực hiện các hoạt động tố tụng như bắt. khám xét...cán bộ điều tra quan sát biểu hiện tâm lý và nên cơm chép vấn đề này vào biên bản.
Công việc điều tra là vất vả song điều tra viên không nên coi nhẹ nghiên cứu hồ sơ tài liệu để phát hiện ra yếu tố tâm lý kiên hãm hành động khai báo sự thất của bị can.
Đặc tình trại giam có vai trò quan trọng, là "công cự đặc biệt phục vụ điều tra vụ án, chúng tôi thiết nghĩ diều tra viên nên sử dụng lực lượng này để phát hiện ra những yếu tố tâm lý kiên hãm việc khai báo của bị can, và như thế công việc sẽ mang lại kết quả cao hơn nữa.
Khi tiến hành tác động tâm lý bị can, điều tra viên cần có kế hoạch, dự tính các tình huống có thể xảy ra nhằm nâng cao tính chủ động trong tấn công tội phạm và loại trừ tâm lý tiêu cực ở bị can. Tác động tâm lý là cả một quá trình đòi hỏi tính kiên nhẫn ở điều tra viên. Hướng tác động tâm lý đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, tránh doạ dẫm, đe nẹt bị can vì khi bị khởi tố về một tội xâm phạm ANQG bị can rất sợ tội nặng, nếu cứ doạ dẫm thì bị can sẽ sợ hãi và có thể khai báo gian dối.
* Một số yêu cầu khi vận dụng các phương pháp tác động tâm lý Phương pháp phân tích thuyết phục.
+ Nội dung phân tích thuyết phục phải phù hợp với thực tế + Nội dung phân tích, thuyết phục phù hợp với trình độ khả năng hiểu biết của bị can
+ Nắm bắt đánh giá diễn biến tư tưởng bị can sau quá trình phân tích thuyết phục.
Phương pháp truyền đạt thông tin
+ Đảm bảo tính bất ngờ của thông tin truyền đạt.
+ Các thông tin phải liên quan đến tội phạm và phải được kiểm tra, xác minh là đúng.
2.4. Đối với lĩnh vực nghiên cứu "Tâm lý tội phạm".
Xuất phát từ quan điểm "Lý luận là màu xám, thực tế mãi mãi là cây đời xanh tươi". Lâu nay xuất hiện tình trạng cần sớm được khắc phục, đó là thực tế xa rời lý luận và ngược lại lý luận không được đổi mới nên xa rời thực tiễn. Chính vì vậy giữa bộ môn tâm lý của trường Đại học An Ninh nhân dân và các đơn vị nghiệp vụ của ngành cần thúc đẩy sự phối hợp trong công tác nghiên cứu khoa học, vừa tổng kết thực tiễn đúc rút kinh nghiệm, vừa ứng dụng lý luận vào thực tiễn để kiểm nghiệm và ngày càng hoàn thiện hơn lý luận tâm lý nghiệp vụ.