VIÊN THUỘC CƠ QUAN ANĐT CATP HÀ NỘI TIẾN HÀNH TRONG QUÁ TRÌNH HỎI CUNG

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ TÂM LÝ KÌM HÃM HÀNH ĐỘNG KHAI BÁO SỰ THẬT CỦA BỊ CAN TRONG MỘT SỐ VỤ ÁN: "TÀNG TRỮ, LƯU HÀNH TIỀN GIẢ. (Trang 29 - 41)

QUÁ TRÌNH HỎI CUNG

Tác động tâm lý trong hỏi cung bị can là việc điều tra viên sử dụng những kích thích nhất định tác động trực tiếp tới tâm lý bị can, làm xuất hiện và củng cố những nhân tố tâm lý có ý nghĩa thúc đẩy bị can khai báo sự thật về hành vi phạm tội.

Cơ sở hình thành vấn đề này xuất phát từ mặt lý luận và thực tiễn sau: Về lý luận thì hành vi khai báo của bị can trong hỏi cung bị can được xem là hành vi có ý chí điển hình. Trong thực tiễn thì bất cứ trường hợp nào bị can khai hay không khai hoặc khai như thế nào đều do tâm lý của bị can trực tiếp chi phối.

Xét về bản chất những nhân tố tâm lý chi phối hành động khai báo sự thật của bị can được hình thành trong tâm lý bị can chính là kết quả của sự tác động qua lại giữa các đặc điểm nhân cách của bị can như: nhận thức, quan điểm, lập trường, tình cảm, nhu cầu... với môi trường hoàn cảnh sống cùng các quan hệ xã hội của bị can. Trong đó hoàn cảnh sống và mối quan hệ của bị can được tạo bởi quan hệ tố tụng hình sự giữ vai trò trọng yếu.

Để thu được lời khai đúng, đầy đủ về sự thật của vụ án và những tin tức cần thiết khác thì điều tra viên phải thực hiện nhiều công việc. Trong đó có quá trình nghiên cứu phát hiện ra những yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can và dùng phương pháp tác động tâm lý sao cho có hiệu quả nhất. Qua khảo sát thực tế tại cơ quan ANĐT - CATP Hà Nội, chúng tôi thấy cán bộ điều tra đã sử dụng các phương pháp tác động tâm lý sau đây đối với những bị can phạm tội "Tàng trữ, lim hành nền gia và đã thu được những kết quả tốt đẹp.

Phương pháp thuyết phục trong hỏi cung bị can là phương pháp dược tiến hành bằng cách điều tra viên sử dụng lý lẽ, lập luận phân tích, vạch ra chân lý giúp bị can nhận thức rõ đúng sai, phải trái, thiệt hơn trên các vấn đề có liên quan đến bị can, làm cho bị can thay đổi thái độ khai báo và khai báo đúng về hành vi phạm tội của mình.

Về bản chất: phương pháp thuyết phục là một trong những phương pháp tác động tâm lý, được dùng để giải thích, phân tích, khuyên nhủ bằng lý lẽ và lập luận lôgíc. Như giúp bị can thấy được con đường đúng đắn.

Phân tích cho bị can thấy được sự sai trái trong nhận thức, sự mù quáng trong hành động vi phạm pháp luật. Vì lẽ đó phương pháp phân tích thuyết phục được sử dụng phổ biến và linh hoạt trong quá trình hỏi cung bị can.

Kết quả khảo sát chúng tôi thấy điều tra viên thuộc cơ quan ANĐT - CATP Hà Nội đã sử dụng phương pháp này chủ yếu đối với những bị can có những yếu tố tâm lý kiên hãm hành động khai báo sự thật sau:

Bị can có tâm trạng lo sợ bị xử lý nặng (Tổng số 25/25 bị can chiếm tỷ lệ loại Bị can có tâm lý tin rằng điều tra viên chưa biết hết về hành vi phạm tội của chúng (Tổng số 15/25 bị can chiếm tỷ lệ 60%).

Bị can có yếu tố tâm lý muốn đổ tội cho đồng bọn cùng tham gia trong các vụ án đồng phạm (tổng số 14/25 bị can chiếm tỷ 56%).

Bị can phạm tội: "Tàng trữ, lữ hành tiền giả thường ngoan cố không chịu khai báo là do nhận thức về pháp luật không đúng. HỌ tin vào điều họ nghĩ không nhận tội là không có tội. Để giải quyết vấn đề này điều tra viên sử dụng lý lẽ, lập luận phân tích giải thích và thuyết phục để bị can thay đổi nhận thức thấy được lỗi lầm trong suy nghĩ cũng như trong hành động của mình, thấy được chính sách khoan hồng và nghiêm trị của pháp luật Từ đó bị can chuyển đổi thái độ khai báo từ không khai đến khai, từ khai nhỏ giọt đến khai hết. Như trường hợp bị can Lê Thị Kim Lanh trong vụ án Nguyễn Thị Chuyền cùng đồng bọn tàng trữ, lưu hành tiền giả(hồ sơ vụ án AK 430/98). Tại các bản cung ngày 01, 13, 20 tháng 8/1998 sau khi được nghe cán bộ điều tra phân tích, giải thích sự việc, chỉ ra đâu là sự thật và cung cấp thông tin về việc Chuyền đã khai hành vi phạm tội của đồng bọn. Kết quả giải toả được yếu tố tâm lý sợ tội nặng của bị can Lanh và Lanh đã nhận thức được vấn đề. Tại bản cung ngày 20/8 Lê Thị Khu Lanh khai nhận: "Hôm nay tôi được cán bộ phân tích và hiểu được pháp luật, tôi phải thành khẩn khai báo những việc làm phạm tội để được khoan hồng. Lới khai trước đây của tội như vậy là vì tôi sợ tội nặng nên tôi đã khai bớt số lượng tiền giả đã qua tay mình".

Phương pháp thuyết phục là sự tinh tế trong vận dụng các hình thức giao tiếp tâm lý giữa cán bộ điều tra với bị can phạm tội: "Tàng trữ, lưu hành tiền giả”. Trong

đó điều tra viên sử dụng ngôn từ để thuyết phục và ngoài ra điều tra viên còn sử dụng cả cử chỉ, điệu bộ... khiến bị can khâm phục, kính nể và nghe lời điều tra viên. Có trường hợp điều tra viên dùng cách tranh luận tức là điều tra viên nêu ra vấn đề nào đó rồi dùng lý lẽ, lập luận lôgíc kết hợp với tài liệu chứng cứ thu thập được trên cơ sở pháp lý làm rõ thái độ ngoan cố của bị can. Như đưa ra dẫn chứng khoa học để phân biệt tiền thật, tiền giả: Về loại tiền, màu sắc, chất liệu, kích cỡ, số xeri...

Như trong vụ Đặng Hữu Hưng tàng trữ, lưu hành tiền giả (hồ sơ án AK 433/98). Tiến hành giám định, viện khoa học kỹ thuật hình sự kết luận 04 tờ tiền giả loại 50.000Đ thu giữ ngày 12/8/1998 cùng được làm bằng phương pháp bóc tách, dán ghép một mặt là của giấy bạc thật, một mặt kia được tạo bởi phương pháp Photocopy đen trắng và vẽ mực màu phù hợp với màu của tờ tiền. Hoặc trong vụ án Nguyễn Thị Thắng tàng trữ, lưu hành tiền giả, Thắng tàng trữ, lưu hành tiền giả loại 20.000Đ được in bằng phương pháp in offset. Khi khám nhà Thắng ngày 13/3/1999 phát hiện một tờ giấy bạc loại 20.000Đ có in số xài ngược, khi hỏi vấn đề này bị can không giải thích được. Cũng trong hai vụ án này cả hai đối tượng dùng phương thức, thủ đoạn tương đối giống nhau để lưu hành tiền giả chúng lưu hành tiền giả vào lúc trời tối, dùng loại tiền có mệnh giá lớn mua hàng hoá giá trị nhỏ nhằm đổi tiền giả lấy tiền thật, có nhiều tiền lẻ mà không dùng. Khi bị phát hiện thì chứng sợ hãi, bỏ chạy điều đó chứng minh lỗi cố ý của hai bị can.

Trường hợp khác: bị can Phan Văn Tuynh qua cách đặt câu hỏi, nêu vấn đề một cách lôgíc của điều tra viên sau đó là sự phân tích vạch mâu thuẫn trong lời khai gian dối của bị can Tuynh buộc bị can phải thay đổi thái độ khai báo của mình.

+ Anh cho biết vì sao anh không để toàn bộ số tiền 53 tờ loại 50. 000Đ một túi mà lại để ở hai nơi khác nhau? vì sao anh lại giấu tiền ở bớ tất?

+ Vì sao không biết mẹ anh cất giấu tiền giả mà khi công an đến hỏi anh, chưa hề hẻm tra gì, anh lại phải cất giấu tiền giả từ túi áo ngực xuống bớ tất?

+ Theo anh khai thì anh hoàn toàn không biết về việc mẹ anh đưa cho anh cất giữ tiền giả loại 50.000D. Vậy thì sao khi cơ quan công an thông báo cho mọi người trên Ô tô biết dã bắt dược một người phụ nữ tiều tiền giả loại 50.000D, anh phải thừa nhận ngay là người nhà và đi cùng với người phụ nữ dó Biết đâu công an bắt giữ người phụ nữ khác thì sao? Hay anh đã biết trước mẹ anh đã đưa tiền giả cho anh cất gí (Biên bản hỏi cung bị can ngày 3/1/97). Trước những vấn đề và lý lẽ

không thể chối cãi được bị can Phan Văn Tuynh phải khai nhận: "Tôi biết việc làm của tội sử dụng tiền giả là vi phạm pháp luật. (Bản cung 3/1/1997)

3.2. Phương pháp truyền đạt thông tin.

ĐÓ là việc điều tra viên sử dụng những thông tin có liên quan đến hành vi phạm tội của bị can, tác động đến bị can làm xuất hiện ở bị can những nhận thức mới, chúng cảm xúc nhất định, từ đó bị can có sự chuyển đổi động cơ dẫn đến khai báo sự thật về hành vi phạm tội.

Sử dụng những thông tin có liên quan tới sự việc phạm tội của bị can thực chất là việc điều tra viên chủ động cho bị can biết những thông tin về tài liệu, chứng cứ với mục đích tác động mạnh mẽ vào tư tưởng tâm lý bị can buộc bị can phải khai báo sự thật về đồng bọn và bản thân. Cán bộ điều tra thuộc cơ quan ANĐT - CATP Hà Nội đã sử dụng phương pháp này để tác động đến bị can khi phát hiện ở bị can có những yếu tố tâm lý kiên hãm việc khai báo sự thật chủ yếu sau:

Bị can có tâm lý tin rằng cơ quan điều tra chưa biết hết về hành vi phạm tội của chúng (tổng số 25/25 bị can chiếm tỷ lệ cao).

Bị can có tâm lý tin tưởng vào việc đổ tội cho đồng bọn (tổng số 25/25 bị can chiếm tỷ lệ 100%).

Việc vận dụng phương pháp truyền đạt thông tin của điều tra viên rất đa dạng tuỳ thuộc vào khả năng của điều tra viên, vào đốt tượng tác động và tình huống áp dụng. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao phương pháp này cần được vận dụng vào những tình huống sau:

Khi có thông tin chắc chắn về vụ án: Qua nghiên cứu 10 vụ án chúng tôi nhận thấy tay việc nắm bắt về các tình tiết, diễn biến vụ án có sự khác nhau song với tinh thần kiên quyết thận trọng thì các vụ án loại này đều được thu thập thông tin một cách đầy đủ nhất. Có vụ án tình tiết ban đầu chỉ là tin báo của một còng dân, sau này phòng PA24, kết hợp và chỉ đạo cùng PA17 Công an thành phố, tiến hành theo dõi bắt quả tang Vương Thanh Thuỷ khi Thuỷ đang lưu hành tờ tiền giả loại 50.000Đ lần thứ 3 tại chợ Hôm ngày 8/10/1998. Trước bằng chứng rõ ràng về hành vi phạm tội quả tang cùng số tiền giả mang theo, mặc dù Thuỷ sợ khai ra sẽ làm liên luỵ đến các chị em gái và người thân nhưng với cách tác động tâm lý, đặc biệt sử dụng phương pháp truyền đạt thông tin về hành vi phạm tội của Thuỷ cung như mối quan

hệ của chị em gái Thủy buộc Thuỷ khai nhận sự thật sau nhiều lần thay đổi nội dung lời khai.

Tình huống khác áp dụng phương pháp truyền đạt thòng tin là khi bị can tỏ ra ngoan cố và có tâm lý tin tưởng cơ quan điều tra chưa biết hết về hành vi phạm tội của chúng như vai trò, vị trí của bị can trong vụ án, số lượng tiền giả đã lưu hành, số lần lưu hành và nguồn gốc tiền giả...

Ví dụ: bị can Nguyễn Đức Thuận trong vụ Nguyễn Thị Chuyền cùng đồng bọn tàng trữ lưu hành tiền giả. Thuận có kinh nghiệm sống và am hiểu pháp luật, là nhân vật chính trong vụ án. Y tỏ ra khôn ngoan, thận trọng chỉ khai nhận là người trung gian môi giới giữa Đào Gia Ngư và Nguyễn Thị Chuyền, việc tiền giả y hoàn toàn phủ nhận. Thuận tin tưởng vào khả năng che dấu hành vi phạm tội của minh vì hoạt động phạm tội được tổ chức chặt chẽ, yếu tố tâm lý này được biểu hiện qua lời khai trong bản cung ngày 16/9/98 như: "Cơ quan điều tra nếu có đủ chứng cứ buộc tội đối với tôi, thì tôi sẽ nhận và khai rõ về đồng bọn". Nắm bắt được đặc điểm tâm lý của Thuận, điều tra viên phải chứng minh Thuận là một mắt xích trong đường dây buôn bán tiền giả chỉ khi chứng minh được Thuận có đến nhà Chuyền và bàn bạc với Chuyền. Các biện pháp diều tra được triển khai và xác định Thuận trong tháng 6, 7/1998 y có đến nhà Chuyền 03 lần. Điều tra viên tiến hành tác động tâm lý bằng phương pháp truyền đạt cho Thuận thông tin "chị Chuyền ở Phủ Diễn Từ Liêm Hà Nội đã khai nhận trong tháng 6, 7/1998, chị Chuyền đã gặp anh để bàn bạc trao đổi nhiều lần về mua bán tiền giả, anh đã đến 3 lần ". Bị can Thuận cuối cùng khai nhận: Tôi đã đến nhà chị Chuyền đúng là như vậy -.. Tôi xin khai về bản thân và đồng bọn..." (Biên bản hỏi cung 30/10/1998).

Trường hợp Trần Thị Hương(hồ sơ vụ án V198/98) Hương từng có tiền án, từng trải qua nhà tù, bị can tỏ ra ngoan cố che giấu tội lỗi, tin rằng cơ quan điều tra không thể biết về số lần Hương tiêu thụ tiền giả. Biết được tâm lý đó điều tra viên tiến hành truyền đạt thông tin, hỏi thẳng đưa vấn đề cho Hương thấy rõ và không thể che dấu được, bằng cách chứng minh 02 lần tiêu tiền giả ở Hà Nội là mua khoai và trả tiền trọ. Chứng minh 04 lần khác Hương lưu hành tiền giả ở Anh sơn - Nghệ an, quê của Hương. Theo công văn phúc đáp số 273/PA24 phúc đáp yêu cấu điều tra: "Hương dùng tiền giả mua bia của chị Phương ở khối 6 thị trấn Anh sơn. Hương dùng 02 tờ tiền giả loại 50.000Đ mua thịt lợn của chị Đặng Thị Hoa. Hương đưa 02 tờ tiền giả loại 50.000Đ cho bà Nguyễn nữ Khanh bà không lấy để mua ngô. Bà Hợi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

công nhận bán ngờ cho Hương và Hương đã đưa cho bà 02 tờ tiền giả loại 50.000Đ". Tất cả những thông tin đó khiến bị can Hương suy nghĩ, đoán chắc cơ quan an ninh điều tra biết cả rói và đi đến khai báo sự thật,

Như vậy sử dụng phương pháp truyền đạt thông tin điều tra viên đã đặt bị can vào quá trình suy nghĩ: "Tại sao cán bộ điều tra biết được sự việc đó nhỉ? Chắc hành vi vi phạm pháp luật của mình họ biết cả rồi. Nếu cứ ngoan cố phỏng có lợi gì?...". Để trả lời suy nghĩ đó là cả quá ình đấu tranh động cơ tâm lý cuối cùng buộc bị can phải khai báo sự thật.

3.3. Phương Pháp hướng dẫn tư duy..

Hướng dẫn tư duy là phương pháp mà điều tra viên đưa ra những yêu cầu, những câu hỏi có liên quan đến sự việc phạm tội mà bị can đã thực hiện hoặc liên quan đến các lời khai gian dối của bị can. Qua việc trả lời những câu hỏi đó bị can sẽ thấy được lôgíc của vấn đề mà điều tra viên đã đặt ra và tự mình rứt ra được kết luận: các lời khai của mình là vô lý, không thể che dấu được. Do đó bị can điều chỉnh thái độ khai báo đúng sự thật.

Bị can phạm tội: "Tàng trữ, lưu hành tiền giả" thường có tâm lý sợ tội nặng, sợ liên luỵ đến người thân... nên có tư tưởng che dấu tội lỗi và khai báo không thành khẩn. Bản chất của phương pháp hướng dẫn tư duy là bằng cách điều tra viên đặt câu hỏi buộc bị can phải trả lời, phải liên hệ với sự kiện thực tế đã xảy ra, tức là hướng cho bị can khai đúng sự thật, không thể đưa ra lời khai gian dối hoặc nếu đã khai gian dối thì không thể tiếp tục khai gian dài nữa, vì nếu cứ khai trù càng bộc lộ mâu thuẫn, sai phạm.

Kết quả khảo sát 15 bị can trong 10 vụ án, phương pháp hướng dẫn tư duy được điều tra viên thuốc cơ quan ANĐT - CATP Hà Nội áp dụng chủ yếu đối với những bị can có đặc điểm tâm lý sau:

- Bị can có tâm lý tin ráng cơ quan điều tra chưa biết hết về hành vi phạm tội của chúng (tổng số 25/25 bị can chiếm tỷ lệ cao).

- Bị can có tâm trạng lo sợ bị xử lý nặng (tổng số 25/25 bị can chiếm tỷ lệ loại

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ TÂM LÝ KÌM HÃM HÀNH ĐỘNG KHAI BÁO SỰ THẬT CỦA BỊ CAN TRONG MỘT SỐ VỤ ÁN: "TÀNG TRỮ, LƯU HÀNH TIỀN GIẢ. (Trang 29 - 41)