Phân tích tình hình tổ chức huy động vốn của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp đh kinh doanh và công nghệ hà nội (Trang 98 - 100)

- Trước hết là trị giá mua của hàng suất bán:

x Trị giá mua của hàng uất bán

3.2. Phân tích tình hình tổ chức huy động vốn của doanh nghiệp.

Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp đều phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định, bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu động và gọi chung là vốn sản xuất kinh doanh và quy mô sản xuất kinh doanh quyết định quy mô về nhu cầu vốn của doanh nghiệp.

Để đáp ứng nhu cầu về vốn, các doanh nghiệp cần làm tốt việc tổ chức huy động vốn. Với các doanh nghiệp có sở hữu khác nhau, loại hình sản xuất kinh doanh và quy mô sản xuất kinh doanh khác nhau, sẽ có các chính sách và phương pháp huy động vốn khác nhau .

* Đối với vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu, còn được quan niệm là vốn tự có của doanh nghiệp, được hình thành chủ yếu từ vốn góp ban đàu và vốn tự bổ xung.

- Vốn góp ban đầu: Với doanh nghiệp nhà nước, vốn góp ban đầu là vốn đầu tư lần đầu của nhà nước. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu do mở rộng quy mô sản xuất, do thay đổi ngành nghề kinh doanh làm tăng vốn điều lệ, nhà nước có thể xem xét để cấp phát (đầu tư) bổ sung để đáp ứng một phần cho nhu cầu tăng vốn, với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đạt hiệu quả và doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc mọi nghĩa vụ với nhà nước.

+ Với các doanh nghiệp cổ phần, vốn góp ban đầu chính là vốn cổ phần do các cổ đông đóng góp và giá trị của mỗi cổ phần do Đại hội cổ đông quyết định.

+ Với các doanh nghiệp liên doanh: Vốn góp ban đầu là vốn góp của các bên liên doanh, tỷ lệ vốn góp do các bên liên doanh thỏa thuận.

- Đối với vốn tự bổ sung: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để đảm bảo nhu cầu về vốn, các doanh nghiệp có thể tự bổ sung vốn từ các nguồn khác nhau. Đối với các doanh nghiệp, nguồn vốn tự bổ sung quan trọng nhất là từ phần lợi nhuận để lại của doanh nghiệp để hình thành các quỹ, trong đó có quỹ đầu tư phát triển. Như vậy hiệu quả của sản xuất kinh doanh chính là cơ sở, là điều kiện cơ bản để tạo vốn cho doanh nghiệp.

+ Đối với các doanh nghiệp cổ phần ngoài nguồn nói trên, vốn tự bổ sung có thể được huy động do phát hành cổ phiếu, với doanh nghiệp liên doanh, các bên liên doanh có thể góp thêm vốn tùy theo sự thỏa thuận.

* Đối với vốn vay và nợ phải trả.

Vốn vay thường chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số vốn huy động của doanh nghiệp, bao gồm cả vay dài hạn và vay ngắn hạn của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng. Như người ta biết, các ngân hàng thương mại cũng là các doanh nghiệp và lấy họat động cho vay là họat động kinh tế chủ yếu của họ. Do vậy quan hệ giữa các ngân hàng thương mại với các doanh nghiệp là quan hệ giữa các doanh nghiệp trên cơ sở cùng họat động theo luật doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại phải thu hồi được vốn vay và lãi vay đúng kỳ hạn; muốn vậy, đơn vị đi vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả. Nói cách khác, để có thể huy động

Một phần của tài liệu Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp đh kinh doanh và công nghệ hà nội (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w