- Trước hết là trị giá mua của hàng suất bán:
x Trị giá mua của hàng uất bán
2.3.2. Phân tích tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu.
Để đánh giá một cách toàn diện kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời để có cơ sở so sánh với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác, ngoài việc phân tích tổng số lợi nhuận bán hàng, cần thiết phải phân tích tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu.
Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu - TS được xác định như sau: Ts =
Lb D
x 100
Công thức này giải thích rằng cứ 100 đồng doanh thu bán hàng thuần thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Do đó tỉ suất này càng cao và có xu hướng ngày càng tăng chứng tỏ hiệu quả của việc quản lý kinh doanh càng cao và ngược lại.
Về phương pháp phân tích: Người ta xác định chỉ tiêu nói trên ở thời điểm thực tế và kế hoạch (dự kiến) sau đó thông qua phương pháp so sánh người ta có thể đánh giá được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp một cách toàn diện và chính xác hơn.
Chương 3
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
* Mục đích của phân tích:
Tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm mục đích chủ yếu là đánh giá được thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm phân tích, như tình hình phân bổ vốn và nguồn vốn, tình hình đầu tư, tình hình công nợ và khả năng thanh toán, tình hình rủi ro tài chính của doanh nghiệp, cũng như kết quả của việc tổ chức huy động vốn và sử dụng vốn trong kỳ của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích nói trên mà cung cấp những thông tin cần thiết cho những đối tượng đang quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp để họ đưa ra được các quyết định thích hợp, đáp ứng được lợi ích riêng của từng đối tượng đó.
* Nội dung chủ yếu của phân tích
Để đạt được mục đích, nội dung của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu chủ yếu của bảng cân đối kế toán;
- Phân tích tình hình tổ chức huy động vốn của doanh nghiệp;
- Phân tích, đánh giá kết quả của việc quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp.
* Tài liệu dùng để phân tích: Tài liệu chủ yếu dùng để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp bao gồm:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - B02DN; - Bảng cân đối kế toán - B.01.DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ -B.03DN - Báo cáo giải trình - B.09 - DN
- Các báo cáo chi tiết về tăng, giảm TSCĐ, tăng, giảm vốn, nguồn vốn, báo cáo chi tiết về công nợ và các báo cáo khác có liên quan.
- Các biên bản về thanh tra kiểm tra, về kiểm toán nếu có ...
* Về phương pháp phân tích : Chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh.