* Giới thiệu về hormon
- Vai trò điều hoà quá trình sống.
- Hormon ảnh hưởng to lớn tới sinh trưởng của động vật non, đến khả năng sử dụng, hấp thu thức ăn và chất lượng sản phẩm
- Các hormon có ảnh hưởng đến sinh trưởng, tăng khả năng tiết sữa.
* Sử dụng hormon sinh dục để vỗ béo động vật
5.1.1. Dietilstibestrol ( DES)
- Đối tượng sử dụng: Chỉ dùng cho gia súc đực - Cách thức sử dụng
+ Ăn cùng thức ăn: 10mg/ 1gia súc/ ngày đêm + Cấy dưới da: Mỗi viên 12mg đựơc cấy như sau + Bò dưới 200kg cấy 1 viên
+ Bò 200 - 300kg cấy 2 viên + Bò trên 300kg cấy 3 viên
- Hiệu quả: tăng trọng cao hơn và giảm tiêu tốn thức ăn, ↓ lượng mỡ, ↑lượng protein trong thịt.
5.1.2. Zeranol
- Đối tượng sử dụng: Là các gia súc non đang trong thời kỳ sinh trưởng. - Cách sử dụng:
+ Do có hoạt lực thấp hơn DES 2500 lần nên người ta chỉ cấy mà không cho gia súc ăn. Mỗi viên cấy chứa 12mg Zeranol
+ Bò dưới 200kg cấy 1 viên + Bò 200 - 300kg cấy 2 viên + Bò trên 300kg cấy 3 viên - Hiệu quả sử dụng
→ tăng trọng cao, tăng protein thân thịt, làm giảm lượng mỡ.
5.1.3.Trebonol axetat có hoạt tính androgen
- Đối tượng sử dụng: động vật cái, còn đối với động vật đực khi sử dụng phải phối hợp với các chế phẩm có hoạt tính ostrogen.
- Sử dụng ở một số nước
+ Pháp: Sử dụng phối hợp Trebonol với oestrogen để vỗ béo bò đực và đực thiến khoảng 1,5 - 2,5 tháng trước khi giết thịt.
+ Mỹ: Sử dụng 2 chế phẩn của trebonol là sinovecs - S cho bò đực và đực thiến. + Đức: Chỉ sản suất chế phẩm của trebonol để vỗ béo cho bò cái tơ.
5.1.4. Melengstrol axetat (MGA)
- Đối tượng sử dụng: Cho bò cái tơ. - Cách sử dụng
+ Liều lượng cho vào thức ăn: 0,24 mg/ 1 gia súc/ ngày đêm - Hiệu quả sử dụng:
+ Cho hiệu quả sử dụng giống Zeranol
5.2. Sử dụng hormone trong sinh sản ở vật nuôi
5.2.1. Huyết thanh ngựa chửa (Gonadotropin huyết thanh)
- Huyết thanh ngựa chửa (H.T.N.C) hay còn gọi là PMSG (Pregnant Mare Seum) được chế từ máu ngựa cái có chửa từ 50-100 ngày. Trong huyết thanh ngựa chửa có chứa hai loại kích tố đó là FSH(Folliculo stimulin hormon) và LH (Luteino stimulin hormon).
* Tác dụng
- Ở gia súc đực: Kích tố FSH →tăng cường sự phát dục của thượng bì ống sinh tinh nhỏ, tạo ra tinh trùng.
- Kích tố LH có tác dụng thúc đẩy sự phát dục của tổ chức kẽ ở tinh hoàn để tiết ra Adrogen gây nên sự kích dục của con đực.
- Ở gia súc cái: FSH có tác dụng kích thích trứng chín. LH có tác dụng tiếp theo là kích thích rụng trứng.
- Tỷ lệ FSH/LH phải thích hợp (LH phải lớn hơn) thì sự rụng trứng được dễ dàng. Khi kết hợp với Gonadotropin thì HTNC gây động dục ở gia súc cái tốt hơn.
* Chỉ định
HTNC được dùng trong các trường hợp sau:
+ Làm tăng tính hăng sinh dục, tăng số lượng tinh trùng, chống chứng vô tinh trùng của các gia súc đực.
+ Làm tăng sự động dục của gia súc cái, kích thích động dục sớm ở những gia súc cái chậm động dục hay trong mùa không động dục.
+ Gây động dục hàng loạt ở gia súc cái.
+ Kích thích gia súc cái chửa nhiều thai, đẻ nhiều con. * Liều lượng
+ Gia súc đực: Tiêm bắp thịt
+ Trâu, bò, ngựa trưởng thành: 100-3000 UI. 3 ngày tiêm 1 lần. Tiêm nhắc lại 4 lần. + Trâu, bò, ngựa tơ (10-18 tháng tuổi): 500 UI/ngày. Tiêm trong 1 tuần. Nghỉ 1 tuần. Sau tiêm nhắc lại thêm 1 tuần nữa.
+ Lợn, cừu: 1000 UI . 3 ngày tiêm 1 lần. Tiêm nhắc lại 4 lần. + Chó: 500-1000 UI . 3 ngày tiêm 1 lần. Tiêm nhắc lại 4 lần. + Gia súc cái: Tiêm bắp thịt
Trâu bò trên 18 tháng tuổi: 1000-1500 UI/ngày. Cách một ngày tiêm 1 lần. Tiêm nhắc lại 6 lần liền
Liều trên trong trường hợp gia súc cái cơ quan sinh dục kém phát triển, buồng trứng nhỏ, nên không động dục. Trong trường hợp không động dục trở lại sau khi đã cai sữa.
Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.
Trâu, bò, ngựa: 1500-3000 UI
Có thể kết hợp tiêm thêm 2,5-5mg Ostrogen ở vị trí khác. Trong trường hợp động dục bình thường nhưng vẫn vô sinh
5.2.2. Oetradiol
- Oestradiol là một hormon cái được tiết ra từ buồng trứng. Xí nghiệp Dược và vật tư Thú y sản xuất loại Oestracliol dùng đề tiêm.
* Công thức
- Oestradiol 5mg
- Dung môi và chất bảo quản 5ml * Tác dụng
- Gây xung huyết các cơ quan sinh dục cái, phát triển tuyến sữa và kích thích mở cổ tử cung. - Kích thích phát triển nang trứng, thúc đẩy trứng chín và rụng trứng.
- Kích thích sự phát triển dạ con, âm đạo, tuyến sữa và các tuyến sinh dục phụ, tăng tiết sữa, tăng khả năng co bóp của dạ con và làm dạ con kích ứng mạnh với Oxytocin.
- Oestradiol tác dụng mạnh nhất ở giai đoạn phát triển nang trứng ở gia súc. * Chỉ định
- Dùng cho các loại gia súc cái: ngựa, trâu, bò, dê, cừu, lợn, chó...
- Điều trị chứng không động dục, không rụng trứng, hoạt động sinh dục yếu, tê cứng buồng trứng, teo buồng trứng.
- Dùng để điều khiển chu kỳ sinh dục theo ý muốn.
- Chữa xuất huyết tử cung, liệt dạ con, sát nhau, thai chết lưu. Viêm tử cung cấp tính và mãn tính.
- Gây bài tiết sữa, kích thích sữa, với liều thích hợp. - Điều trị bệnh viêm da do nội tiết.
- Dùng để gây sảy thai, ngừng tiết sữa với liều cao.
- Chữa bệnh tăng sinh và viêm tuyến tiền liệt ở động vật đực. - Ức chế hoạt tính của tinh hoàn - giảm tính động đực. * Chống chỉ định
- Không dùng cho gia súc đang có chửa và nguy cơ chảy máu dạ con. * Liều dùng
Tiêm bắp thịt hay dưới da:
Ngựa, trâu, bò cái: 5-10 ml/lần
Dê, cừu cái: 2-3 ml/lần - Lợn nái: 3-5 ml/lần Chó cái: 0,1-0,3 ml/lần
Chỉ dùng tiêm l-2 lần trong tuần, cách 2-3 ngày/một lần * Chú ý:
Dùng lâu ngày Oestradiol có thể gây dòn xương, gãy xương chậu, thiếu chức năng hoặc giảm sinh buồng trứng.
Dùng liều cao gây cường dục, sưng tấy âm hộ và dạ con. Đối với gia súc chửa - gây nguy cơ sảy thai.
5.2.3. Oxytocin
- Oxytocin còn gọi là kích thích tố thúc đẻ.
- Oxytocin là một kích tố thuần khiết, an toàn, không gây bất kỳ một phản ứng nào đối với cơ thể.
* Tác dụng
- Kích thích sự co rút các sợi cơ trơn của tử cung→tử cung co bóp, có tác dụng đẩy thai lúc đẻ.
- Kích thích tăng tiết sữa và đẩy sữa ra ngoài.
- Thuốc còn tác dụng với cả cơ trơn ở ruột, tiết niệu và làm co các mạch máu nhỏ, nhất là các mạch máu ở tử cung do đó làm tăng huyết áp.
* Chỉ định
- Thúc đẻ đối với những gia súc cái mà tử cung đã mở nhưng co bóp yếu. - Kích thích tăng tiết sữa ở lợn, trâu, bò, chó sau đẻ.
- Phòng và chữa những chứng liệt dạ con ở gia súc. - Đẩy những chất bẩn trong tử cung sau khi đẻ.
- Cầm máu trong trường hợp chảy máu, rỉ máu sau khi đẻ hay sau phẫu thuật sản khoa. - Trong bệnh đau ruột ngựa do liệt ruột.
* Chống chỉ định
- Không dùng trong một số trường hợp: gia súc xoang chậu hẹp, khi đẻ mà cổ tử cung chưa mở, ngựa đau bụng khi đang có chửa, do tắc ruột cơ giới, chảy máu khi đang có chửa. * Liều lượng
Tiêm bắp – dưới da
Gia súc lớn: 10-20-60 UI tương đương 1-2-6 ml/con Lợn nái dưới 200kg: 5-20 UI hay 0,5-2 ml/con Lợn nái trên 200kg: 20-50 UI hay 2-5 ml/con
Dê cái, cừu cái: 3-20 UI hay 0,3-2 ml/con Chó cái, mèo cái: 2-10 UI hay 0,2-1 ml/con
Khi cần thiết có thể tiêm tĩnh mạch với liều giảm đi một nửa Chú ý:
- Không dùng cho gia súc cái mang thai vì sẽ làm sảy thai.
- Phương pháp tiêm dưới da, bắp, tĩnh mạch là do yêu cầu can thiệp nhanh hay chậm hay kéo dài.
- Ở ngựa và bò: nên tiêm dưới da để hiệu lực thuốc tăng.
- Liều lượng có thể tăng, giảm hay liều lặp lại sau 30-60 phút, tiêm tối đa 2-3 lần /ngày - Tiêm kèm thuốc trợ lực cho gia súc.
5.2.4. Testosteron
Các chế phẩm này đều ở dạng dung dịch dầu đóng ống chứa từ 5-25mg hoạt chất trong 1ml. * Tác dụng
- Kích thích: sự phát triển của cơ quan sinh dục đực, các đặc tính sinh dục và các tập tính sinh dục.
- Testosteron rất cần thiết cho sự sinh tinh trùng.
- Testosteron còn tác dụng mạnh đối với sự đồng hoá của cơ thể, đặc biệt đồng hoá protit. * Chỉ định
- Kích thích phát triển tinh hoàn.
- Kích thích tăng trọng ở bò cái tơ (cấy ghép dưới tai). - Testosteron kích thích sự sinh trưởng của gia súc non. - Tăng quá trình đồng hoá.
- Testosteron bồi bổ cơ thể trong trường hợp thiếu dinh dưỡng còi cọc của gia súc. * Liều lượng Tiêm bắp thịt: - Trâu, bò, ngựa: 200-500 mg/lần - Dê, cừu, lợn: 100-150 mg/1ần - Chó đực: 25-100 mg/lần - Chó cái (bệnh tử cung): 100-400 mg/lần - Mèo: 10-25 mg/lần
Sau 2-4 tuần tiêm nhắc lại.
5.2.5. Folliculin
Folliculin là một kích tố sinh dục cái, được chiết xuất từ nước tiểu động vật có thai. * Tác dụng
- Kích thích dạ con tăng sinh, bộ phận sinh dục cái phát triển, niêm mạc dạ con dày lên, hình thành nhiều mạch máu, các tuyến niêm mạc to ra, các ống dẫn sữa phát triển đối với trâu, bò, lợn, chó.
- Kích thích làm tăng cường co bóp dạ con ở gia súc cái. * Chỉ định
- Kích thích khả năng sinh sản của gia súc cái.
- Kích thích cơ quan sinh dục cái phát triển: dạ con, bầu vú. - Tăng cường co bóp dạ con, không dùng khi con vật có thai. - Điều trị chứng thiếu khả năng sinh dục.
* Liều lượng
Tiêm dưới da hay bắp thịt:
- Trâu, bò, ngựa: 1500-200 đơn vị/lần - Dê, cừu, lợn: 400-500 đơn vị/lần - Chó: 150-300 đơn vị/lần
- Mỗi ngày tiêm 1 lần. Tiêm liên tục trong 2-4 ngày. Dung dịch Folliculin 1ml có 200 đơn vị.
- Dung dịch Folliculin dầu: 1ml có 100 đơn vị.
5.2.6. Prostaglandin
- Prostaglandin được phân lập từ tinh nang của bò đực, dê đực, tổng hợp hoá học. * Tác dụng
- Gây động dục rụng trứng hàng loạt.
- Kích thích cơ trơn →dịch chuyển các tinh trùng đi vào tử cung và kích thích co bóp tử cung lúc chuyển dạ ở súc vật cái.
- Kích thích hệ tim mạch (chứng mạch nhanh) ở súc vật .
- Tác dụng trên hệ tiêu hoá gây tác dụng phụ có hại: đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy. ở gia súc khi dùng thuốc.
* Chỉ định
- Chữa bệnh u nang buồng trứng, kích thích quá trình rụng trứng, tăng nhanh chu kỳ động dục; tống phôi và thai chết lưu; viêm nội mạc tử cung có mủ, bọc mủ tử cung, thải mủ và dịch ra ngoài.
- Kích thích rụng trứng nhân tạo hàng loạt, gây sảy thai theo ý muốn, gây đẻ chủ động ở gia súc cái.
* Liều lượng
- Gây đẻ chủ động được tiêm bắp thịt các chế phẩm tổng hợp với liều: + Ngựa cái: Lyprostil (Prosolvin): 7,5 mg/ngày
+ Cloprostenol (Estrumate, Uniandin): 500 mg/ngày + Dinopost (Dinolytin, Hormo PGF2α): 25 mg/ngày + Etiproston (Prostavet): 5 mg/ngày
+ Luprostiol (Prosolvin): 15 mg/ngày
5.2.7. Estrumate
* Chỉ định
- Chữa hội chứng rối loạn sinh sản trên ngựa và bò.
- Kích thích quá trình động đực ở gia súc ở những con chậm động đực. - Thúc đẻ do kích thích co bóp tử cung.
- Chữa những bệnh về buồng trứng, viêm nội mạc tử cung thể mãn tính ở bò, ngựa, lợn. * Liều lượng
Tiêm bắp:
- Bò: 2 ml/lần - Ngựa, lừa: 0,5-1-2 ml/lần * Chú ý:
- Không dùng cho gia súc mang thai gây sảy thai. - Chỉ được dùng sữa bò sau 24 giờ tiêm thuốc.
- Tránh dây thuốc trên da vì thuốc có khả năng hấp thụ qua da.
- Cẩn thận khi tiếp xúc với thuốc nhất là phụ nữ nuôi ẵm con và người bị hen suyễn.
C, TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1], Nguyễn Tấn Anh (1997), Sinh lý sinh sản gia súc. Tài liệu giảng dạy cho cao học. [2], Lê Đức Trình (2003), Hormon và nội tiết học. NXB Y học.
D, CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG
1. Anh (chị) hãy nêu và phân tích hiệu quả của các loại hormone dùng để kích thích khả năng sinh trưởng của vật nuôi.
2. Từ chức năng sinh lý của huyết thanh ngựa chửa, hãy nêu ứng dụng của huyết thanh ngựa chửa để nâng cao năng suất sinh sản cho vật nuôi.
3. Nêu ứng dụng của các loại hormon: folicullin, oestrogen, oxytocin, prostaglandin trong thực tiễn nhằm chữa các bệnh chậm sinh, đẻ khó và nâng cao năng suất sinh sản của vật nuôi.
CHƯƠNG 6
Biện pháp nâng cao năng suất sinh sản
Số tiết: 11 tiết (Lý thuyết: 9 tiết, Thảo luận: 2 tiết)
A) MỤC TIÊU
- Kiến thức: Giúp sinh viên hiểu được:
+ Các ứng dụng khi sử dụng hormone trong việc vỗ béo cho gia súc.
+ Ứng dụng để sử dụng các loại hormone nhằm nâng cao năng suất sinh sản của vật nuôi.
- Kỹ năng:
Sinh viên biết cách sử dụng các loại hormone cho vật nuôi làm vật nuôi tăng trọng nhanh, có khả năng sinh sản tốt.
- Thái độ:
+ Nghiêm túc trong học tập, có ý thức tích cực tiếp thu bài. + Chuẩn bị trước các nội dung bài học trước khi lên lớp.
B) NỘI DUNG
6.1. Công nghệ cấy truyền phôi
6.1.1. Chu kỳ sinh dục của bò cái
- Khi cơ quan sinh dục gia súc cái phát triển đến độ hoàn thiện, buồng trứng đã có noãn bao
chín, có trứng rụng và trứng có khả năng thụ thai.
- Khi bò cái đã thành thục về tính, những biểu hiện tính dục của nó diễn ra liên tục một cách có chu kỳ kèm theo những biến đổi đặc trưng ở cơ quan sinh dục gọi là chu kỳ tính.
- Thời gian động dục chiếm một khoảng thời gian rất ngắn trong chu kỳ động dục nhưng nó lại rất quan trọng đối với khả năng sinh sản của con vật. Chu kỳ động dục trung bình của bò cái là 21 ngày, dao động 17 - 24 ngày, thời gian động dục 18 - 36 giờ, thời gian chịu đực 12 - 18 giờ và thời gian rụng trứng là 6 - 18 giờ sau khi kết thúc chịu đực.
Chu kỳ tính của bò cái chia làm 4 giai đoạn: trước động dục, giai đoạn động dục, giai đoạn sau động dục và giai đoạn yên tĩnh.
- Giai đoạn trước động dục - Giai đoạn động dục - Giai đoạn sau động dục - Giai đoạn yên tĩnh
6.1.2. Tương quan giữa chu kỳ động dục và sự phát triển của trứng
- Quá trình phát triển của trứng trải qua 3 giai đoạn: + Giai đoạn tăng số lượng noãn nguyên bào
+ Giai đoạn sinh trưởng