Xét nghiệm tiểu cầu

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG SINH LÝ ĐỘNG VẬT ỨNG DỤNG (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 26 - 37)

- Bình thường lượng tiểu cầu: 100.000 - 600.000/1 mm3 của động vật có vú.

* Bệnh lý:

- Tăng: hội chứng chảy máu, (tiên phát hoặc thứ phát).

- Giảm: không có giá trị và ý nghĩa lâm sàng. Số lượng tiểu cầu trong máu giảm trong các trường hợp:

+ Giảm sản xuất: ức chế hoặc thay thế tuỷ xương, các thuốc khác, ví dụ: ethanol.

+ Tăng phá hủy hoặc loại bỏ: chứng phì đại lách, sự đông máu trong lòng mạch rải rác, các kháng thể tiểu cầu, truyền máu.

- Thay đổi về chất: có khi số lượng tiểu cầu vẫn bình thường, nhưng kích thước to.

- Trong một số trường hợp bệnh lý, ta thấy cả hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu ở máu ngoại biên đều giảm: hội chứng giảm toàn bộ huyết cầu.

C, TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1], Phạm Thị Minh Đức (1997). Chuyên đề sinh lý học, NXB y học.

[2], Nguyễn Xuân Hoạt, Phạm Đức Lộ (1980), Tổ chức phôi thai học. NXB Đại học và THCN. [3], Hoàng Kim Giao, Nguyễn Thanh Đương (1997), Công nghệ sinh sản trong chăn nuôi trâu, bò. NXB Nông nghiệp.

D, CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG

1. Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về bệnh máu nhiễm mỡ. 2. Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về bệnh tiểu đường. 3. Ý nghĩa chẩn đoán khi xét nghiệm chỉ số hồng cầu ở vật nuôi. 4. Ý nghĩa chẩn đoán khi xét nghiệm chỉ số bạch cầu ở vật nuôi. 5. Ý nghĩa chẩn đoán khi xét nghiệm chỉ số tiểu cầu ở vật nuôi.

CHƯƠNG 3

Ứng dụng sinh lý tim mạch trong chẩn đoán bệnh

Số tiết: 02 (Lý thuyết: 02)

A) MỤC TIÊU

- Kiến thức: Sinh viên biết được kiến thức khi rối loạn chức năng sinh lý của tim và hệ mạch:

+ Bệnh suy tim. + Bệnh cao huyết áp. + Bệnh xơ vữa động mạch.

+ Biện pháp để đề phòng các bệnh trên, hạn chế các nguy cơ do bệnh gây ra.

- Kỹ năng:

+ Sinh viên có thể nhận biết được các bệnh liên quan đến sự thay đổi sinh lý tim và hệ mạch. + Phòng được các bệnh có thể xảy ra liên quan đến tim và hệ mạch.

- Thái độ:

+ Nghiêm túc trong học tập, tích cực trong học tập. + Chuẩn bị trước các nội dung bài học.

B) NỘI DUNG 3.1. Bệnh suy tim

3.1.1. Khái niệm

Sự suy yếu của tim không đủ để bơm máu đi khắp cơ thể..

3.1.2. Nguyên nhân

- Thiếu máu cục bộ, tăng huyết áp; bệnh cơ tim (dãn nở, phì đại và hạn chế); bệnh van tim; bệnh màng ngoài tim.

- Suy tim: hở van động mạch chủ, hở van 2 lá, thông liên thất, dò động – tĩnh mạch, thiếu máu nặng, thiếu máu nặng, nhiễm trùng, nhiễm độc giáp, beri-beri.

- Huyết áp cao không điều trị, bệnh cơ tim thiếu máu, nhồi máu cơ tim, bệnh van tim (hẹp, hở van hai lá, hẹp hở van động mạch chủ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.3. Triệu chứng

-Suy tim phải:

+ Phù hai chi dưới, gan to, tĩnh mạch cổ nổi và bụng cổ trướng.

+ Nhịp tim nhanh, tiếng thứ nhất mờ, có thể có tiếng thứ 3, thứ 4 hoặc nhịp ngựa phi, nghe thấy tiếng thổi tâm thu của hở van hai lá hoặc hở van ba lá.

+ Cung lượng thấp: mệt, yếu, trị giác thay đổi, tăng urê huyết trước thận. + Khó thở, khó thở nằm, ho.

+ Ho.

- Suy tim phải + Khó thở

+ Gan to đều, mặt nhẵn, bờ tù, đau một cách tự phát hoặc khi sờ vào gan thì đau. + Tĩnh mạch cổ nổi to và dấu hiệu phản hồi gan-tĩnh mạch cổ dương tính.

+ Tím da và niêm mạc

+ Phù: Phù mềm, lúc đầu chỉ khu trú ở hai chi sau, nặng thì phù toàn thân. + Nhịp tim thường nhanh, đôi khi có tiếng ngựa phi phải.

+ Cũng có khi nghe thấy tiếng thổi tâm thu nhẹ.

* Xquang: Đối với gia súc quý - Tim to ra.

- Cả hai phổi mờ nhất là vùng rốn phổi.

* Điện tâm đồ: Tăng gánh các buồng tim bên trái, phải: Trục trái, dày nhĩ trái, nhĩ phải, dày thất trái, thất phải.

* Siêu âm tim: kích thước các buồng tim giãn to.

3.1.5. Hậu quả

- Suy tim là một hội chứng dễ gặp nhất là ở gia súc già →gia súc bị chết do rối loạn nhịp tim, suy chức năng của các cơ quan không được đưa máu đến đầy đủ như gan và thận.

→ rối loạn nhịp nhất, mức độ suy tim nhiều, phân số tống máu thấp, catecholamine máu cao, BNP (B type Natriuretic Peptide) cao, natri máu, cholesterol máu thấp.

3.1.6. Các giải pháp phòng và điều trị bệnh suy tim

* Giải pháp phòng bệnh suy tim – Không có ý tiếp

- Không nên bắt gia súc phải làm việc quá sức.

- Trong khẩu phần ăn của gia súc nên giảm lượng muối.

- Tránh cho gia súc bị rơi vào trạng thái Stress, căng thẳng kéo dài. - Trong quá trình điều trị bệnh phải sử dụng chính xác phác đồ điều trị. - Cho vật nuôi ăn nhiều thức ăn thô xanh.

3.2. Bệnh huyết áp cao và các biện pháp nhằm hạn chế bệnh và đề phòng các biến chứng do

bệnh gây ra 3.2.1. Khái niệm

Bảng 3.1 : Huyết áp ở một số loài gia súc (mmHg)

Gia súc Vị trí xác định Huyết áp tối đa Huyết áp tối thiểu

Ngựa Bò Dê Chó Động mạch đuôi Động mạch đuôi Động mạch đùi Động mạch đùi 100- 120 110- 140 110-120 120-140 35-50 35-50 50-65 30-40

Khi trị số huyết áp tâm thu > 140mmHg và huyết áp tâm trương >70 mmHg được xem là cao huyết áp.

3.2.2. Nguyên nhân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bệnh thận mãn.

+ U hoặc những bệnh khác về tuyến thượng thận. + Hẹp động mạch chủ bẩm sinh.

+ Gia súc có thai. + Bệnh của tuyến giáp.

+ Di truyền: bệnh tăng huyết áp có khuynh hướng di truyền theo gia đình. + Tính biệt: con đực dễ mắc bệnh hơn con cái.

+ Do khẩu phần ăn có nhiều muối ăn. + Một số loại thuốc, như amphetamine.

3.2.3. Triệu chứng

+ Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, nôn mửa.

+ Khi có triệu chứng tăng huyết áp, thường lúc này đã là biến chứng hoặc tình trạng tăng huyết áp đã nặng.

3.2.4. Biến chứng của bệnh

- Tại tim, tăng huyết áp gây ra

+ Tim phì đại (lâu ngày gây suy tim).

+ Bệnh mạch vành gồm thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và có thể bị chết do suy tim.

- Tại não

+ Cơn thiếu máu não thoáng qua.

+ Đột quỵ (tai biến mạch máu não) gồm nhồi máu não (nhũn não) và xuất huyết não (chảy máu não, đứt mạch máu não).

+ Bệnh não do tăng huyết áp (nôn mửa, chóng mặt, co giật, hôn mê…). - Thận: gây bệnh thận giai đoạn cuối và cuối cùng là suy thận.

- Mắt: gây mờ mắt, mù mắt.

- Mạch máu: phồng động mạch chủ, vữa xơ động mạch, viêm tắc động mạch chủ.

3.2.5. Cơ chế tự điều hòa huyết áp trong cơ thể

- Hệ thống các hormon làm nhiệm vụ điều hòa cân bằng huyết áp.

- Khi thể tích máu trong cơ thể hạ thấp → huyết áp giảm→thận sẽ bài tiết một men có tên là renin. Renin sẽ kích thích sự sản sinh angiotensin. Đến lượt Angiotensin gây co mạch máu →tăng huyết áp.

- Angiotensin cũng kích thích sự chế tiết hormon aldosterone từ lớp cầu vỏ thượng thận. →tăng tái hấp thu nước, ion Na+ ở các tế bào biểu mô ống thận→tăng lượng nước trong cơ thể, phục hồi huyết áp.

- Nếu hệ renin-angiotensin-aldosterone luôn ở tình trạng hoạt động → huyết áp quá cao.

* Hoạt hóa

- Renin tác động protein trong huyết tương (angiotensinogen) →angiotensin I.

- Angiotensin I →angiotensin II (bởi enzyme chuyển đổi angiotensin (viết tắt tiếng Anh là ACE)[4] được tìm thấy chủ yếu ở mao mạchphổi.

- Angiotensin II sẽ gắn lên các thụ thể nằm trên màng tế bào nội mô mao mạch→các tế bào này co thắt →giải phóng aldosterone từ vùng cung ở thượng thận vỏ.

* Tác động

- Angiotensin II có tác động:

+ Yếu tố gây co tiểu động mạch của tiểu cầu →tăng lực cản của tiểu động mạch→huyết áp động mạch của vòng tuần hoàn cơ thể gia tăng và giảm lưu lượng máu chảy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Angiotensin II gây co tiểu động mạch ra→tăng dòng máu tới tiểu cầu thận →mức lọc cầu thận được duy trì không đổi →tỷ lệ lọc tiểu cầu ↑ lên và có ít dịch huyết tương trong dòng

máu đi xuống tiểu động mạch tiểu cầu→ ↓ áp suất thủy tĩnh và tăng áp suất thẩm thấu →↑ tái hấp thu dịch trong lòng ống.

+ Angiotensin II →↓dòng máu trong các động mạch thẳng ở vùng tủy thận→loại bỏ muối NaCl và urê của vùng tủy thận.

+ Angiotensin II cũng kích thích men trao đổi ion Na+/H+ tại màng niệu của tế bào biểu mô ống lượn →↑tăng tái hấp thu Na+.

3.2.6. Biện pháp phòng và điều trị các biến chứng

- Nên cho gia súc ăn nhiều thức ăn thô xanh, ăn nhiều chất xơ. - Hạn chế cho gia súc ăn nhiều muối.

- Hạn chế những stress đối với gia súc - Cho gia súc vận động thường xuyên.

3.2.7. Chẩn đoán

- Dựa vào triệu chứng. - Đo huyết áp.

3.3. Các biện pháp để nâng cao khả năng phòng bệnh xơ vữa động mạch và khắc phục các nguy cơ do bệnh gây ra

- Bệnh xơ vữa động mạch (atherosclrosis) là bệnh do động mạch bị xơ cứng và nhỏ hẹp hơn bình thường→đột quỵ (rối loạn tuần hoàn não), cơn đau tim.

3.3.1. Nguyên nhân

- Tính biệt: Con đực hay mắc hơn con cái.

- Di truyền: Nồng độ cholesterol máu→ tăng huyết áp. - Tuổi: Gia súc càng già thì nguy cơ mắc các bệnh này tăng. - Tăng huyết áp.

- Cholesterol máu cao

- Không vận động thường xuyên→ mỡ trong máu tích tụ dần ở lớp trong của thành động mạch →động mạch bị hẹp và lưu thông máu bị cản trở.

- Gia súc quá béo - Stress.

3.3.2. Triệu chứng

- Gây tắc dần dòng máu.

- Nếu động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim bị tắc →đau tức ngực.

- Nếu động mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn →cơn đau tim đột ngột → tử vong.

- Nếu bệnh xơ vữa động mạch kết hợp với bệnh rối loạn chất mỡ bẩm sinh di truyền thì chất mỡ có thể tích tụ ứ đọng lên các gân cơ tạo nên những cục dưới da nhìn thấy rất rõ.

* Biến chứng do bệnh gây ra

- Nhồi máu cơ tim

Hình 3.1. Tiến triển xơ vữa động mạch

3.3.3. Các biện pháp nhằm hạn chế khả năng mắc bệnh

- Thay đổi chế độ ăn

+ Trong khẩu phần ăn của gia súc hạn chế các loại giàu lipit, cholesterol. + Giảm cholesterol còn giúp ngăn ngừa những cơn nhồi máu trên cơ thể. + Ăn nhiều thức ăn thô xanh, rau xanh ↓giảm được nguy cơ nhồi máu cơ tim.

- Liệu pháp gen: Sử dụng gen tạo ra các protein kích thích phát triển các mạch máu mới nuôi tim, phục hồi tưới máu cơ tim.

- Thường xuyên cho gia súc vận động: vừa phải khoảng 30 phút mỗi ngày, cũng có tác dụng rất tốt và giúp giảm nguy cơ chết ở gia súc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dùng các thuốc điều trị

+ Nhóm thuốc hạ cholesterol máu.

+ Beta-blocker →giúp giảm nhịp tim, giảm áp lực máu, giảm nhu cầu ôxy cơ tim, giảm tỷ lệ tử vong.

+ Nitroglycerin: giảm nhu cầu ôxy cơ tim, giảm cơn đau thắt ngực. + Nhóm ức chế men chuyển angiotensin (ACE inhibitors).

C, TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1], Phạm Thị Minh Đức (1997). Chuyên đề sinh lý học, NXB y học.

D, CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG

1. Từ những hiểu biết về sinh lý tim, anh (chị) hãy phân tích nguyên nhân, biểu hiện, biến chứng và cách khắc phục những biến chứng của bệnh suy tim.

2. Qua những kiến thức về sinh lý hệ mạch, anh (chị) hãy phân tích nguyên nhân, biểu hiện, biến chứng và cách khắc phục những biến chứng của bệnh suy tim.

3. Hiện tượng xơ vữa động mạch có gây ra những nguy hiểm cho cơ thể vật nuôi không? Phân tích để thấy rõ hậu quả và biện pháp khắc phục.

CHƯƠNG 4

Các rối loạn chuyển hóa vật chất, năng lượng và điều hòa thân nhiệt Số tiết: 02 (Lý thuyết: 02)

A) MỤC TIÊU

- Kiến thức: Sinh viên biết được các kiến thức:

+ Các bệnh thường xảy ra ở gia súc khi bị rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể: bệnh tiểu đường, máu nhiễm mỡ.

+ Biện pháp khắc phục các biến chứng cũng như có thể điều trị được bệnh.

+ Rối loạn thân nhiệt và các biện pháp chống nóng và chống rét dưạ vào đặc điểm sinh lý của vật nuôi.

- Kỹ năng:

+ Sinh viên biết được các bệnh có thể xảy ra ở vật nuôi khi rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể.

+ Tiến hành chống nóng, chống rét dựa vào đặc điểm sinh lý của vật nuôi có hiệu quả.

- Thái độ:

+ Nghiêm túc trong học tập, tích cực tiếp thu các kiến thức. + Chuẩn bị trước các nội dung bài học trước khi đến lớp.

B) NỘI DUNG

4.1. Rối loạn chuyển hóa Glucid

- Khi bị rối loạn chuyển hóa Glucid đặc biệt là thiếu hormone insulin do rối loạn chức năng sinh lý của tuyến tụy làm cho gia súc mắc bệnh tăng đường huyết hay còn gọi là bệnh tiểu đường.

4.1.1. Khái niệm

- Bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hormone insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao.

- Bình thường mức đường huyết dao động từ 80-l00mg% (gia súc nhai lại đường huyết từ 45- 60%), nếu mức đường huyết tăng trên 70mg% (gia súc nhai lại); 120mg% (gia súc khác) gọi là tăng đường huyết.

4.1.2. Phân loại

- Loại 1 (Typ 1) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các triệu chứng khởi phát đột ngột: gia súc ăn uống và đi tiểu nhiều, cơ thể gia súc gầy sút nhanh, mờ mắt, chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng và tiến triển nhanh nếu không điều trị.

- Loại 2 (Typ 2)

+ Bệnh súc thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng như nhồi máu cơ tim, bị nhiễm trùng da kéo dài.

4.1.3. Triệu chứng

- Đi tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhanh là các triệu chứng thấy ở cả hai loại. - Lượng nước tiểu nhiều hơn, nước trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mảng trắng.

* Biến chứng của bệnh tiểu đường

- Suy giảm sức khỏe, gây ra các biến chứng về tim mạch, giảm thị lực dẫn đến mù lòa, và hoại tử các chân, hôn mê sâu...

4.1.4. Chẩn đoán

- Dựa vào triệu chứng

4.1.5. Phòng và điều trị

* Phòng bệnh

- Cho gia súc ăn uống cân đối; đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Trong khẩu phần ăn của gia súc không nên cho ăn nhiều lượng tinh bột và đường.

- Nên cho gia súc vận động thường xuyên.

- Có biện pháp để không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận...

- Khi thay đổi khẩu phần ăn cho gia súc phải thay đổi một cách từ từ, cân đối theo giai đoạn, không nên cho gia súc ăn quá nhiều.

* Điều trị

- Dùng hormone Insulin (dùng cho dạng typ1)

- Phản ứng phụ của Insulin: Dị ứng (sau khi tiêm lần đầu hoặc nhiều lần tiêm), hạ Glucose máu (thường gặp khi tiêm quá liều), phản ứng tại chỗ tiêm (ngứa, đau, cứng vùng tiêm). Do gây rối loạn chuyển hóa mỡ tại vùng tiêm, tăng sinh mỡ dễ gây u mỡ, giảm sẽ gây xơ cứng (khó tiêm, đau).

- Thuốc dùng cho dạng typ2

+ Các dẫn xuất của Sulfonyl ure, chia làm 02 nhóm:

+ Nhóm 1: có tác dụng yếu, gồm: Tolbutamid, Acetohexamid, Tolazamid, Clopropamid + Nhóm 2: có tác dụng mạnh hơn gồm - Glibenclamid, Glipizid, Gliclazid. Ngoài ra có thể sử dụng sản phẩm Tainsulin với chiết suất từ cây Dây Thìa Canh.

4.2. Nhóm thuốc trợ sức, tăng cường trao đổi chất

Là một nhóm thuốc được sử dụng nhiều, nhằm tăng cường quá trình trao đổi chất nâng cao sức khỏe con vật.

* Nhóm Vitamin

- Chất phòng và trị bệnh cho các đối tượng vật nuôi.

- Nhóm vi tamin hòa tan trong nước: bao gồm vitamin nhóm B (B1; B2, B6, B12, vitamin H, Vitamin Pp, và vitamin C,K) → tăng cường quá trình oxy hóa khử, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giải độc.

+ Vitamin C được sử dụng trong điều trị là một loại thuốc ↑ cường giải độc, ↑ sức đề kháng của con vật. Trong thú y cũng như trong y học để tiện cho người sử dụng người ta phối

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG SINH LÝ ĐỘNG VẬT ỨNG DỤNG (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y) (Trang 26 - 37)