Chi phí khác 0.015*doanh thu 2010 382.901.054
Lợi nhuận khác 5.360.614.75
7Tổng lợi nhuận kế toán trước Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
322.657.954.902 902
Tổng Chi phí thuế TNDN hiện hành 80.664.488.72 5
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
241.993.466.176 176 3.2.2 Lập dự toán bảng cân đối kế toán
CHỈ TIÊU NĂM 2009
Tiền và các khoản tương đương tiền 4.3
Các khoản phải thu ngắn hạn 6.94
Hàng tồn kho 18.59
Tài sản ngắn hạn khác 0.3
Tài sản dài hạn khác 0.26
Nợ ngắn hạn 10.09
Nợ dài hạn 2.34
Ngoài những chỉ tiêu trên, thì những chỉ tiêu đựoc dự báo như sau: Tài sản cố định : được xác định dựa vào kế hoạch đầu tư đã được công ty phê duyệt và kế hoạch khấu hao các loại tài sản cố định của công ty. Dự kiến trong năm 2010 công ty đầu tư thêm 50 tỷ tài sản cố định và khấu hao theo kế hoạch năm 2010 là 32 tỷ đồng.
Vậy nguyên giá TSCĐ năm 2010 = nguyên giá TSCĐ 2009 + 50 tỷ = 684.744.948.656
Do đó, TSCĐ ròng = 684.744.948.656 - (32 tỷ + 423.735.655.782) = 229.009.292.874 đồng.
Nợ dài hạn: Trong năm 2010 công ty dự định không vay thêm. Vì vậy nợ dài hạn năm 2010 = nợ dài hạn 2009 = 43.347.413.295 đồng
Lợi nhuận giữ lại : Trong 2 năm 2008 và 2009 công ty giữ lại toàn bộ lợi nhuận sau thuế để nhằm mục đích đầu tư kinh doanh nên chính sách trả cổ tức của công ty = 0%. Do đó lợi nhuận giữ lại năm 2010 = LN giữ lại 2009 + LN sau thuế 2010 – cổ tức 2010 = 376.067.513.463 + 241.993.466.176 - 0 = 618.060.979.639 đồng.
BẢNG DỰ TOÁN CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2010
Chỉ tiêu Năm 2010
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 769.120.583.954
I. Tiền và các khoản tương đương
tiền 109.764.968.835
hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 177.155.554.352
IV. Hàng tồn kho 474.542.039.685
V. Tài sản ngắn hạn khác 7.658.021.082
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 235.646.244.478
I. Tài sản cố định 229.009.292.874
II. Tài sản dài hạn khác 6.636.951.604
TỔNG TÀI SẢN 1.004.766.828.432 A. NỢ PHẢI TRẢ 317.297.340.144 I. Nợ ngắn hạn 257.564.775.708 II. Nợ dài hạn 59.732.564.436 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 796.896.573.484 I. Vốn chủ sỡ hữu 153.846.240.000
II. Lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối 618.060.979.639
III. Nguồn kinh phí và các quỹ 24.989.353.845
TỔNG NGUỒN VỐN 1.114.193.913.628
3.2.3 . Điều chỉnh dự toán.
Qua bảng dự toán cân đối kế toán năm 2010 của công ty cao su Đà Nẵng, ta thấy rằng trong năm 2010 nhu cầu tài trợ thêm vốn để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty là không cần thiết. Nếu để nguồn vốn dư chứng tỏ công ty hoạt động chưa có hiệu quả. Để công ty đạt hiệu quả tốt trong kinh doanh, công ty có nhiều cách khác nhau như : tăng các khoản mục đầu tư , mở rộng chính sách mua bán chịu, hoặc giảm nợ phải trả…Mỗi hình thức này có tác động khác nhau đến bảng cân đối kế toán. Vì vậy nhà quản trị công ty cần xem xét, đánh giá tình hình của công ty để lựa chọn những hình thức thích hợp.
Theo bảng dự toán cân đối kế toán năm 2010, để thực hiện việc tài trợ vốn công ty có những hình thức sau:
• Giảm nợ ngắn hạn: Nhận thấy nợ ngắn hạn của công ty trong bảng dự toán chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ phải trả. Việc nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của công ty. Do đó công ty nên trả bớt nợ vay ngắn hạn , từ đó làm giảm nợ ngắn hạn chỉ còn 207.564.775.708 đồng, tức là giảm 50 tỷ so với dự toán.
• Tăng đầu tư tài sản cố định: Theo bảng dự toán cân đối kế toán năm 2010 thì tài sản cố định thấp hơn so với năm trước.Vì vậy,công ty nên mua thêm máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại, nâng cấp hệ thống dây chuyền đã cũ , thay bằng những máy móc hiện đại, thực hiện chuyển giao công nghệ để góp phần nâng công suất cao, tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt hơn. Như vậy, công ty nên đầu tư vào tài sản cố định với kinh phí khoảng 59.427.085.197 đồng
3.2.4 . Lập dự toán báo cáo mới
Chỉ tiêu Năm 2010
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 769.120.583.954
I. Tiền và các khoản tương đương
tiền 109.764.968.835
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn -
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 177.155.554.352
IV. Hàng tồn kho 474.542.039.685
V. Tài sản ngắn hạn khác 7.658.021.082
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 295.073.329.674
I. Tài sản cố định 288.436.378.071
II. Tài sản dài hạn khác 6.636.951.604
TỔNG TÀI SẢN 1.064.193.913.628 A. NỢ PHẢI TRẢ 267.297.340.144 I. Nợ ngắn hạn 207.564.775.708 II. Nợ dài hạn 59.732.564.436 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 796.896.573.484 I. Vốn chủ sỡ hữu 153.846.240.000
II Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 618.060.979.639
II. Nguồn kinh phí và các quỹ 24.989.353.845
3.3 Các giải pháp nâng cao ROE
Qua khai triển chỉ tiêu ROE chúng ta có thể thấy chỉ tiêu này được cấu thành bởi ba yếu tố chính là lợi nhuận ròng biên, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính có nghĩa là để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh ( tức là gia tăng ROE) công ty có 3 sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong ba yếu tố trên.
Thứ nhất, công ty có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm
nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên.
- Công ty DRC hiện đang chiếm lĩnh thị trường miền Trung và Tây Nguyên, hiện tại ở thị trường này các sản phẩm của đối thủ quy mô nhỏ, chất lượng sản phẩm không cao. Đây là những doanh nghiệp tư nhân. Như vậy công ty hoàn toàn có lợi thế để tăng doanh số bằng cách thâm nhập thị trường hiện có, mà ít tốn chi phi phí quảng cáo.
- Công ty nên điều chỉnh chính sách bán chịu mở rộng hơn để nâng cao doanh số.
- Trong những năm tới công ty có kế hoạch tăng năng suất, và đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất lốp radial toàn thép, như vậy nhu cầu nguyên vật liệu sẽ tăng cao. Để giảm bớt chi phí sản xuất công ty có thể tìm kiếm và ký hợp đồng dài hạn với những nhà cung cấp ổn định, tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài để có những chính sách thương mại tín dụng phù hợp. Từ đó giảm thiểu được chi phí, tăng lợi nhuận.
Thứ hai, công ty có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách
sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình nhằm nâng cao vòng quay tài sản, có nghĩa là công ty cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có., tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản.
DRC có thể tận dụng nguồn lực sẵn có của công ty như: diện tích nhà xưởng rộng lớn cho phép tổ chức sản xuất theo dây chuyền một
ROE= lợi nhuận ròng biên x Vòng quay tài sản x Đòn bẩy tài chính
cách hợp lý, dây chuyền suất của công ty khá hiện đại với công nghệ của Ý, Nhật điều này giúp công ty có thể tăng năng suất, từ đó sử dụng có hiệu quả hơn tài sản của mình.
Thứ ba, công ty có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách
nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư. Nếu mức lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả thêm. Hiện tại công ty đang sử dụng tài trợ từ nguồn vốn vay với tỷ lệ thấp, trong thời gian tới công ty nên điều chỉnh cơ cấu vốn chủ và nợ cho phù hợp hơn. Vì chi phí vốn chủ là rất lớn, nếu dùng vốn này đầu tư vào tài sản ngắn hạn sinh lơi thấp như vậy sẽ không hiệu quả.