TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN BETA
2.1 Khái quát về Công ty cổ phần chứng khoán BETA
CTCP CK BETA thành lập ngày 06/12/2007 theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 67/UBCK-GP của Ủy ban CK Nhà nước với số vốn điều lệ ban đầu là 135 tỷ đồng. Qua các lần điều chỉnh, số vốn điều lệ hiện nay của công ty là 400 tỷ đồng.
Tên giao dịch bằng tiếng Việt : Công ty cổ phần chứng khoán BETA Tên giao dịch bằng tiếng Anh : Beta Security Incorporation
Tên viết tắt: BSI
Hội sở : 16 Nguyễn Trường Tộ, Phường 12, Quận 4, TP.HCM.
Chi nhánh Sài Gòn: 38-40-42 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Nguyễn Thái Bình, Q.1, Tp.HCM
Chi nhánh Hà Nội: Tầng 5, 27 Hàng Bài, Phường Hàng Bài, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Website công ty: www.bsi.com.vn Các nghiệp vụ thực hiện:
*Môi giới CK *Lưu ký CK
*Tư Vấn Đầu Tư CK *Tự doanh CK
*Tư vấn Tài chính CTCK *Bảo lãnh phát hành CK *Dịch vụ tín dụng CK Giá trị cốt lõi:
*Minh bạch: BSI hoạt động theo tiêu chí minh bạch và trung thực.
*Sáng tạo: BSI xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, không ngừng sáng tạo những giá trị mới cho KH, đối tác và cổ đông.
*Tin cậy: nền tảng kinh doanh của BSI chính là tạo dựng uy tín với KH, đối tác và cổ đông.
Thời gian Các sự kiện tiêu biểu
6/12/2007 Thành lập CTCP CK BETA
27/1/2008 Được công nhận là thành viên sở giao dịch CK HCM 25/7/2008 Tăng vốn điều lệ từ 135 tỷ đồng lên 270 tỷ đồng 28/8/2008 Tăng vốn điều lệ từ 270 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng 12/1/2009
Chính thức triển khai giao dịch trực tuyến không sàn trên HOSE
1/7/2009 Triển khai hệ thống giao dich trực tuyến Trading Online 8/10/2009 Khai trương chi nhánh Hà Nội
1/11/2009 Triển khai phần mềm Mobile Web hỗ trợ NĐT 12/4/2010 Chính thức triển khai kết nối không sàn với HNX 18/10/201
0 Chi nhánh Sài Gòn chính thức đi vào hoạt động
24/1/ 2011 Đạt giải thưởng Cúp vàng "CTCK hội nhập và phát triển 2010" Trong năm
2011
Là đối tác tư vấn toàn diện cho CTCP Thuận Thảo
Tư vấn cho NH TMCP Nam Á tăng VĐL lên 3000 tỷ đồng BSI điều chỉnh vốn điều lệ lên 400 tỷ đồng
2.1.Các sự kiện tiêu biểu của BSI những năm qua
(Nguồn:www.bsi.com.vn) Sơ đồ tổ chức:
2.2.Sơ đồ tổ chức BSI
(Nguồn:www.bsi.com.vn) Các dịch vụ về môi giới:
*Môi giới mua bán CK *Cầm cố CK
*Nhắn tin kết quả khớp lệnh ngay trong phiên giao dịch *Cho vay ứng trước tiền mua cổ phiếu
*Hợp đồng Repo CK chưa niêm yết
*Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán *Hợp đồng hợp tác đầu tư (Margin)
Biểu phí giao dịch môi giới :
HĐQT Ban kiểm soát
Kiểm toán nội bộ Ban giám đốc
Hội đồng đầu tư
ủy ban nhân sự
Khối dịch vụ KH Khối đầu tư Khối qlý tổng hợp
hơpGSTT
Khối Quản trị
P.đầu tư &NV P.Phân tích P.TVTCDN&BLPH P. môi giới P.lưu ký &QLSCD P.Marketing,Pr,Ir P.kế hoạch tổng hợp Phòng pháp chế Phòng KSNB P.tài chính –kế toán Phòng CNTT Phòng HCNS
Chi nhánh,phòng giao dịch,văn phòng đại diện ĐHĐ cổ đông
Các loại CK mức phí a)cổ phiếu niêm yết
giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng 0,35%
giá trị giao dịch từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng 0,30% giá trị giao dịch từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng 0,25% giá trị giao dịch từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng 0,20%
giá trị giao dịch từ 1 tỷ dồng trở lên 0,15%
b)trái phiếu tối đa 0,1%
c)cổ phiếu chưa niêm yết 0,3%-0,5%
2.3.Biểu phí dịch vụ môi giới áp dụng từ ngày 9/4/2012
(Nguồn:www.bsi.com.vn) Các nghiệp vụ cung cấp của bộ phận tư vấn tài chính CTCK
*Tư vấn niêm yết, phát hành CK, BLPH CK *Tư vấn cổ phần hóa
*Dịch vụ “Private equity”
*Tư vấn thuế và hệ thống kế toán
*Tư vấn các chuẩn mực quản trị công ty *Tư vấn tái cấu trúc tài chính CTCK *Tư vấn quan hệ đầu tư (IR)
*Tư vấn mua bán, sáp nhập CTCK (M&A) Các dự án tiêu biểu từng thực hiện:
*Tư vấn phát hành cổ phiếu: Công ty CP Xây lắp Cơ Khí và Lương thực thực phẩm (MCF), Công ty CP Chế biến Hàng xuất khẩu Long An (LAF) ,Công ty CP Khoáng sản Hòa Bình (KHB) , Công ty CP Tập đoàn INTIMEX, Công ty Cổ phần Bất động sản Petrolimex (PLAND), Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế Xây dựng Nhà Việt N.E.T.C.O.M, Công ty CP May Thêu Đức Phúc,Ngân hàng TMCP Gia Định, Ngân hàng TMCP Nam Á, Công ty CP Xây lắp 6.
*Tư vấn chào bán trái phiếu: CTCP Đầu tư Khu đô thị mới Sài Gòn (Saigon NIC),CTCP Đầu tư Quốc tế CSQ,Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái, Công ty TNHH Hoàn Cầu.
*Tư vấn xác định giá trị CTCK: Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế Xây dựng Nhà Việt N.E.T.C.O.M,CTCP May Thêu Đức Phúc, CTCP thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu Hưng Lợi.
*Tư vấn thu xếp vốn: CTCP Tập đoàn Quốc tế Phân bón Năm Sao,Công ty TNHH Tôn Phương Nam.
*Tư vấn tái cấu trúc tài chính CTCK: CTCP Thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu Hưng Lợi,CTCP Gạch men Ý Mỹ,CTCP Ôtô Đô Thành,Công ty TNHH Một thành viên Khu công nghiệp Vĩnh Lộc.
2.2.Tổng quan về TTCK Việt Nam sau giai đoạn bùng nổ 2006-2007
Sau giai đoạn bùng nổ và đạt đỉnh cao vào giai đoạn 2006-2007,TTCK Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm .Có thể tạm chia thị trường thành các giai đoạn phát triển sau:
- Giai đoạn khủng hoảng cuối năm 2007 đến tháng 2 năm 2009
Cuối năm 2007,cung tiền và tín dụng tăng mạnh làm lạm phát bùng nổ.Chỉ số CPI 2007 tăng 12,63%,đặc biệt tăng mạnh vào cuối năm. Đây là sự báo trước lạm phát sẽ là một vấn đề rất hệ trọng trong năm 2008.Thật vậy ,ngay trong 6 tháng đầu năm 2008,CPI tăng 18,44% so với tháng 12/2007.Góp phần vào lạm phát là giá lương thực và nguyên nhiên vật liệu trên thế giới cũng tăng làm lạm phát trở nên càng tồi tệ,buộc NHNN phải đưa ra các chính sách thắt chặt tiền tệ: điều chỉnh lãi suất cơ bản,lãi suất chiết khấu lên mức đỉnh 14%,15%,phát hành thêm 20.300 tỷ đồng trái phiếu bắt buộc,tăng dự trữ
bắt buộc của các NHTM từ 10% lên 11%,khống chế tốc độ tăng trưởng tín dụng của NHTM tối đa 30%,hạn chế cho vay Bất động sản và Repo CK.Lãi suất huy động trên thị trường vọt lên 20%,lãi suất cho vay có lúc lên 30%. CTCK Việt Nam khốn khổ trong việc tìm nguồn vốn và tài trợ.Chính sách điều hành của Chính phủ nhằm kiểm soát lạm phát là chưa tốt. Chỉ số VN- Index đầu năm (ngày 2/1/2008) là 921.07 điểm,khối lượng giao dịch khớp lệnh trên sàn Hồ Chí Minh giảm mạnh từ mức trung bình trên 150 triệu cổ phiếu/tháng xuống còn hơn 50 triệu cổ phiếu (tháng 5). Giá trị giao dịch trên thị trường này cũng sụt giảm từ mức trung bình trên 10.000 tỷ đồng/tháng xuống còn 2.500 tỷ đồng (tháng 5). Thêm vào đó, nhu cầu mua cổ phiếu của NĐT sụt giảm mạnh từ gần 500 triệu cổ phiếu vào tháng 3/08 xuống còn hơn 70 triệu cổ phiếu vào tháng 5 trong khi lực bán vẫn duy trì ở mức cao (trên 500 triệu cổ phiếu/tháng).
Tuy nhiên,từ tháng 7/2008, Chính phủ đã chuyển đổi ưu tiên từ tăng trưởng kinh tế sang ưu tiên kiềm chế lạm phát,với biện pháp hàng đầu là thắt chặt tiền tệ. Lạm phát liên tục giảm từ tháng 7 đến tháng 11. Giảm nhập siêu từ tháng 6 đến tháng 11 chỉ còn ở mức dưới l tỷ USD.Chính điều này làm nền kinh tế vĩ mô sáng sủa hơn,TTCK tăng nhẹ trở lại trong tháng 7 và tháng 8 năm 2008. Khối lượng giao dịch khớp lệnh trên sàn tăng gấp ba lần từ 136 triệu cổ phiếu vào tháng 6 lên trên 400 triệu vào tháng 8. Tổng dư mua trong tháng này đạt mức 673 triệu cổ phiếu và VN- Index cũng đạt đỉnh 561.85 điểm vào 27/08.
Từ tháng 9 đến cuối năm 2008,ngay khi nền kinh tế VN có dấu hiệu ổn định, lạm phát và tỷ giá đã được kiềm chế thì khủng hoảng tín dụng và nhà đất Mỹ đã mở đầu cho suy thoái kinh tế toàn cầu.Đây là cú sốc thứ hai trong một
năm cho nền kinh tế cũng như TTCK Việt Nam. Suy thoái tràn lan tại nhiều quốc gia từ Mỹ, châu Âu đến các nước láng giềng tại châu Á, Việt Nam cũng không tránh khỏi những tác động này. Thị trường tài chính khủng hoảng, TTCK suy giảm do chịu nhiều tác động từ TTCK thế giới.Tổng số cổ phiếu được giao dịch khớp lệnh giảm dần xuống còn gần 200 triệu cổ phiếu vào cuối năm 2008. Giá trị giao dịch tương ứng giảm từ hơn 16.500 tỷ đồng vào tháng 8 xuống chỉ còn gần 5.500 tỷ đồng vào tháng 12. Vào giai đoạn cuối năm,một loạt các cổ phiếu niêm yết mới trên cả hai sàn nhằm cải thiện tính thanh khoản và tăng khả năng gọi vốn,lớn nhất là cổ phiếu của khối ngân hàng thương mại.Tuy nhiên khối lượng phát hành thành công chỉ đạt 30%. Các công ty tiến hành IPO năm 2006-2007 cứ IPO là sẽ bán hết,thì trong năm 2008 CTCK muốn IPO thành công phải tự chứng minh được tiềm lực tài chính,triển vọng phát triển của mình. NĐT không còn mặn mà với cổ phiếu IPO. NĐT ngoại liên tục bán ròng nhằm thoái vốn khỏi thị trường cũng gây thêm áp lực mạnh lên sức cầu cũng như tâm lý của NĐT trong nước.Ngày 10/12/2008 đánh dấu ngày chỉ số VN-Index xuống mức thấp nhất trong năm: 286,85 điểm. Phiên giao dịch cuối cùng ngày 31/12/2008 đóng cửa ở mức 315,62 điểm.Mức vốn hóa thị trường vào cuối năm chiếm khoảng 17.5% GDP 2008, trong khi đó năm 2007 con số này đạt 40%.
Tổng vốn huy động qua TTCK trong năm 2008 ước tính chỉ khoảng 25 nghìn tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với năm 2007 là 127 tỷ đồng. Khoảng 210 công ty (trên tổng số 338 công ty niêm yết trên HOSE & HASTC) tương đương 62% các mã CK có giá thị trường thấp hơn giá sổ sách của chúng.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tiếp tục đi xuống trong 2 tháng đầu năm 2009. NĐT mất niềm tin vào thị trường, các ngân hàng bán cổ phiếu
giải chấp,… tất cả những yếu tố này đã làm thị trường giảm sâu.Chỉ số Vn- Index 2 tháng đầu năm giảm 22%, mức giảm cao nhất so với các thị trường châu Á khác. Giá trị giao dịch cổ phiếu trung bình một ngày tháng 2/2009 tại Sàn giao dịch chứng khoán TPHCM và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội chỉ là 260 tỷ đồng. Tổng giá trị vốn hoá thị trường rơi xuống mức khoảng 200.000 tỷ đồng, chỉ có 4 cổ phiếu có giá trị vốn hoá hơn 10.000 tỷ đồng.Tuy nhiên NĐT nước ngoài đã giảm bán, sau khi bán ra số cổ phiếu với tổng giá trị 2.540 tỷ đồng trong khoảng thời gian từ tháng 9/2008 đến hết tháng 12/2008, NĐT nước ngoài chỉ bán ra lượng cổ phiếu có giá trị khoảng 40 tỷ đồng trong 2 tháng đầu năm 2009 do phần lớn tiền đầu tư đã rút hết khỏi thị trường Việt Nam . Thông tin về lợi nhuận các công ty không mấy tích cực. Thua lỗ ở các khoản đầu tư bất động sản và chứng khoán đẩy lợi nhuận ròng giảm 25%. Trong số 329 công ty niêm yết có 23 công ty thua lỗ, trong đó có cả một số công ty trước đây từng được NĐT nước ngoài hết sức ưa chuộng như Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE), Công ty cổ phần Gemadept (GMD) và Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông (SAM).
- Giai đoạn hồi phục trong tháng 3 năm 2009 đến tháng 10 năm 2009
Sau năm 2008 và 2 tháng đầu năm 2009 chịu ảnh hưởng khá nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới,mặc dù kết quả xếp hạng về môi trường kinh doanh bị tụt một bậc song nền kinh tế Việt Nam năm 2009 cơ bản đã hồi phục nhờ một loạt giải pháp hỗ trợ của Chính phủ: giảm lãi suất cơ bản,hỗ trợ vay vốn lưu động ,thông qua gói kích cầu 17.000 tỷ đồng,gói hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh. Mức tăng trưởng của nền kinh tế tăng dần qua 4 quý ,lần lượt là 3,1%,4,5%,5,8%,6,8%,cả năm đạt 5,32% vượt mức so với mục tiêu Quốc hội đề ra là 5%.Chính phủ đã nỗ lực
kiềm chế lạm phát ở mức 7% và ban hành các chính sách kích cầu nhằm giảm bớt ảnh hưởng của suy thoái và kích thích tăng trưởng kinh tế.Với những thành quả trên VN được đánh giá là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới.
Cùng diễn biến tích cực của nền kinh tế và kết quả HĐKD khả quan của các CTCK ,thị trường tài chính VN nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng cũng đạt được những bước phục hồi đáng mừng sau khi trải qua diễn biến cực kì ảm đạm ở 2 tháng đầu năm 2009.Từ mức đáy 235,5 điểm ngày 24/2/2009 VN Index đã tăng điểm từ tháng 3/2009 đến tháng 10/2009 thì đạt đỉnh cao nhất 624,1 điểm,đồng thời đạt kỉ lục về tổng giá trị giao dịch 8.000 tỷ đồng trên 2 sàn.Kết thúc năm 2009 mức vốn hóa của toàn TTCK VN là 620.000 tỷ đồng,tăng gần 3 lần so với thời điểm cuối năm 2008 là 225.000 tỷ đồng,số lượng công ty niêm yết tăng gần 30% ,đạt 447 công ty,giá trị danh mục của NĐT nước ngoài trên TTCK đến tháng 12/2009 đạt gần 6,6 tỷ USD,tăng gần 1,5 tỷ USD.Sức cầu đổ vào TTCK tăng đột biến,những dấu hiệu của sự phục hồi thu hút sự tham gia của NĐT,trong bối cảnh thị trường bất động sản đang đóng băng chưa có dấu hiệu hồi phục , kinh doanh vàng chứa đựng nhiều rủi ro và bị hạn chế do mức tăng khá cao, kênh tiết kiệm lãi suất thấp không còn hấp dẫn NĐT khi Chính phủ thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ để kích thích tăng trưởng kinh tế,khiến các kênh đầu tư này không còn hấp dẫn và dẫn đến sự chuyển dịch luồng vốn giữa các kênh đầu tư này vào TTCK. Ngoài ra một lý do không thể loại trừ đó là khả năng một phần vốn trong chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ cũng chảy vào CK.Nguồn vốn đổ vào TTCK gia tăng đột biến khiến thị trường tăng nóng trong giai đoạn này.
Cuối năm 2009 ,trước những thông tin về tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng, nhất là sự tụt giảm cho vay bằng VNĐ,sự gia tăng liên tục cho vay bằng USD,thông tin về sự thanh khoản chưa bền vững của các ngân hàng thương mại,thông tin về thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ,…làm tính thanh khoản trên TTCK sụt giảm và dòng tiền vào TTCK bị thu hẹp. Đây là sự phản ứng của thị trường cũng như thể hiện sự thận trọng của NĐT trong nước. Các khoản vay trung và dài hạn giảm sút,dẫn đến hạn chế vốn với kênh đầu tư nói chung và TTCK nói riêng. NĐT chuyển sang lướt sóng ngắn hạn với số vốn ít hơn là đầu tư dài hạn với số vốn lớn. Các đợt lướt sóng đầu tư theo các đợt tăng trưởng đột biến của vàng và ngoại tệ đã làm cho một phần vốn của TTCK bị chuyển dịch vào các kênh này để kiếm lợi nhuận ngắn hạn, thanh khoản của TTCK bị giảm sút so với mức đỉnh còn 1.500- 2.000 tỷ đồng một phiên,thị trường kết thúc phiên giao dịch cuối năm 2009 với chỉ số VN Index đạt 494,7điểm.
Năm 2010, tiếp nối những khó khăn cuối năm 2009,nền kinh tế Việt Nam dù được nhận xét chung là có sự hồi phục ,song vẫn tiếp tục gặp không ít những thách thức của kinh tế thế giới sau dư chấn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cẩu 2008,khủng khoảng nợ châu Âu ,những nguyên nhân khách quan như thiên tai lũ lụt, giá vàng leo thang, giá USD trong nước tăng vọt. Nền kinh tế phải đối mặt với tình trạng lạm phát,lãi suất tăng mạnh, chỉ số tăng giá tiêu dùng CPI tăng trên 2 con số (11,75%),vấn để nhập siêu lớn gây những áp lực lên cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối. Bên cạnh đó là vấn đề làm ăn