Nhập dữ liệu vào từ bàn phím Pascal cung cấp các quy cách như sau:

Một phần của tài liệu bài giảng tin học đại cương chương 4 lập trình bằng pascal pgs ts lê văn năm (Trang 97 - 101)

- Toán tử logic: And (hội); Or

nhập dữ liệu vào từ bàn phím Pascal cung cấp các quy cách như sau:

Read(<biến 1> [,<biến 2>,…, <biến n>]); Readln(<biến 1> [,<biến 2>,…, <biến n>]);

Readln;

• Khi nhập dữ liệu cho các biến thì giá trị của biến này phải cách dữ liệu của biến kia ít nhất một ký tự khoảng trống hoặc một ký tự Tab. Kết thúc việc nhập dữ liệu bằng phím Enter.

• Tương tự như Write và Writeln, Readln sẽ tự động chuyển con trỏ xuống đầu dòng dưới sau khi đã nhận xong các giá trị cho các biến. Với quy cách Readln; thì chương trình sẽ dừng lại cho đến khi người sử dụng ấn phím Enter.

Kết hợp thủ tục xuất và thủ tục nhập dữ liệu

• Khi nhập dữ liệu để giúp cho người sử dụng không bị nhầm lẫn giá trị của biến này với biến khác thì trong quá trình lập trình thường sẽ đưa ra dòng thông báo về biến cần nhận giá trị trước khi thực hiện việc nhập dữ liệu cho biến đó. Và người ta quen gọi đó là thủ tục xuất – nhập dữ liệu (xuất ra một thông báo về biến và nhập dữ liệu vào cho biến đó).

• Write(<Thông báo về biến cần nhận giá trị>); Readln(<biến>);

• Ví dụ: Nhập dữ liệu về tên, tuổi cho một sinh viên trong lớp • Write(„Nhap ten sinh vien: „);

• Readln(TenSV);

• Write(„Nhap tuoi cua sinh vien: „); • Readln(TuoiSV);

• Vậy khi thực hiện thủ tục Write(„Nhap ten sinh viên: „) sẽ đưa dãy ký tự này ra màn hình rồi dừng lại để người sử dụng nhập dữ liệu cho biến TenSV. Sau khi ấn Enter, con trỏ chuyển xuống đầu dòng dưới (vì thủ tục nhập dữ liệu là Readln), thực hiện tiếp thủ tục

Write(„Nhap tuoi sinh vien: „) để đưa dãy ký tự này ra rồi dừng lại chờ người sử dụng nhập giá trị cho biến TuoiSV. Theo cách này, việc nhập dữ liệu trở nên dễ dàng rất nhiều cho người sử dụng, khác với việc viết là Readln(TenSV, TuoiSV);

Một phần của tài liệu bài giảng tin học đại cương chương 4 lập trình bằng pascal pgs ts lê văn năm (Trang 97 - 101)